7 Giai đoạn của trí phán đoán

7 giai đoạn của trí phán đoán

 Trí tuệ là món quà khác biệt của tồn tại dành cho loài người. Tuy nhiên cấp độ phát triển trí tuệ lại tùy thuộc vào khả năng của từng người.  Trí phán đoán là năng lực trí tuệ để ghi nhớ, nhận biết, đánh giá, hành xử. Tùy vào cấp độ của trí phán đoán mà con người có mức độ hạnh phúc và thành công khác nhau. Trí phán đoán phát triển theo từng giai đoạn của đời người, có người chỉ dừng ở giai đoạn thấp, nhưng cũng có người đạt đến cấp độ cao nhất.

Tiên sinh Ohsawa, nhà sáng lập phương pháp Thực dưỡng Ohsawa, trong mọi tác phẩm đều nhấn mạnh  việc phát triển trí phán đoán, vì nó là nền tảng của mọi thực hành. Ông hệ thống lại gồm có bảy giai đoạn phát triển của trí phán đoán.

Việc tìm hiểu và nghiên cứu về các giai đoạn của trí phán đoán giúp bạn đánh giá được mức độ phát triển về thực dưỡng, hoặc tìm hiểu những nguyên lý ăn uống của từng giai đoạn trí tuệ để tìm cách cải thiện, nâng cao mức độ phát triển của trí tuệ thông qua con đường thực dưỡng

Các giai đoạn

Giai đoạn 7 (Supreme judgement): Tối thượng siêu việt, hiểu biết về trật tự thể vũ trụ, đạo học có tình yêu thương rộng lớn với muôn loài, và chuyển hóa mọi nghịch cảnh thành thuận duyên.

Giai đoạn 6 (Thouhgt & Thinking judement): Ý thức hệ, Mức phán đoán thuộc về tư tưởng, triết học, tôn giáo

Giai đoạn 5 (Social judgement):  Nhận thức về xã hội, luân lý và kinh tế

Giai đoạn 4 (Conceptual judegement): Lý trí, năng lực tư duy thiên về khoa học, công nghệ, nghệ thuật

Giai đoạn 3 (Sentimental judgement): Tình cảm, hiểu biết về văn chương, ca nhạc, ca kịch

Giai đoạn 2(Sensorial judgement): Kỹ thuật, múa vũ, thể thao, thiên về các khoái cảm

Giai đoạn 1(Physical judgement): Máy móc, cơ học, vật lý

Các giai đoạn tương ứng với Tri thức, Tình yêu, Lối sống & Cách ăn uống

GIAI ĐOẠN TRI THỨC TÌNH YÊU LỐI SỐNG CÁCH ĂN UỐNG
7 Tối thượng siêu việt Đạo, Giác ngộ Tình yêu bao la Ung dung tự tại Ăn uống theo Trật Tự Vũ Trụ một cách tự nhiên
6 Ý thức hệ Triết học, tôn giáo Tình yêu lý tưởng Thiên về tinh thần tư tưởng Ăn uống theo giới luật, tiết thực
5 Xã hội Luân lý, kinh tế Yên nhân loại xã hội Có tổ chứ, cơ cấu Ăn uống theo tập quán, cuộc sống xã hội
4 Lý trí Khoa học, nghệ thuật Tình yêu khoa học Dựa vào kiến thức và tài nghệ Ăn uống theo lý thuyết dinh dưỡng
3 Tình cảm Văn chương, ca kịch Tình yêu cảm tính Tùy theo cảm xúc Ăn uống điệu nghệ, sành ăn
2 Cảm giác Kỹ thuật, múa vũ, thể thao Tình yêu cảm giác Tìm khoái lạc xác thân Ưa ăn uống khoái khẩu (Tham ăn)
1 Máy móc Tình dục bản năng Làm việc kiếm sống Đói ăn khát uống

Tiến trình phát triển trí phán đoán

Trí phán đoán được phát triển theo các tuần tự sinh trường và từ mức thô sơ, đơn giản đến phức tạp và siêu việt.

Vào lúc sinh ra và một khoảng thời gian ngắn sau đó, chúng ta chưa thể hình thành bất cứ loại quyết định hay phán đoán nào. Mọi hoạt động ăn uống, ngủ, vệ sinh đều hầu như tự động, theo bản năng sinh tồn. Các hệ thống sinh học đều tự hoạt đồng.  Sau đó trí phán đoán máy móc xuất hiện.

Sau vài ngày, trí phán đoản cảm giác có mặt và hoạt động để nhận biết nóng - lạnh, no - đói, hai cực của thế giới tương đối xuất hiện. Nó phát triển hàng ngày và dần dần có thể phân biệt sự chênh lệch giữa các cực: màu sắc, hình dạng, nhiệt độ, mùi ưa thích hay không, đồng cảm hay xung cảm. Loại phán đoán này phát triển trong một vài tuần.

Sau vài tháng, chúng ta đạt đến trí phán đoán mang tình cảm, nhận biết về những điều thu hút và những gì gây ra sợ hãi, gây hại.

Trong giai đoạn thứ tư, trí phán đoán giúp hình thành nhận thức đúng về các cặp đối lập: thiện và ác, đẹp và xấu, hữu ích và vô dụng, thức ăn và chất độc, nên làm và không nên, những gì thuộc khoa học hay tự nhiên….

Khi đạt đến giai đoạn thứ năm, trí phán đoán nhận biết ở tầm mức rộng hơn: kinh tế và luân lý, đạo đức.

Trong giai đoạn thứ sau: những lý tưởng, chủ nghĩa, tôn giáo hay tư tưởng được hình thành.

Giai đoạn thứ bẩy, giai đoạn cuối cùng, trí phán đoán đạt đến mức trực nhận sự hòa hợp vũ trụ và cuộc sống, nơi mà mọi sự đối lập đều thống nhất để tạo ra một sự nhất thể toàn hảo vi diệu.

Bốn loại trí phán đoán đầu hướng về bản ngã, cái tôi và vị kỷ. Đây thuộc nhóm trí phán đoán âm, thể hiện năng lực tư duy tiêu cực, ích kỷ, bản ngã. Các nhóm trí phán đoán còn lại đều dương, thể hiện năng lực tích cực, vị tha, vô ngã, hướng tâm về người khác. 

Các giai đoạn của trí phán đoán đều cần cho sự phát triển, mọi giai đoạn đều cần được trải qua, giống như các nấc thang giúp bạn đi đến đỉnh cao tối hậu. Đừng dừng lại ở bấc nào nào cả, nhiệm vụ của bạn là tìm đến trí tuệ tối hậu, sáng suốt, thường trụ. Để không uổng phí một kiếp người quí giá, để có thể nhận ra viên ngọc ước diệu kỳ đã có bao nhiêu lâu nay mà ta cứ đi tìm kiếm bên ngoài.

CÔNG BẰNG TUYỆT ĐỐI, TỰ DO VÔ BIÊN, HẠNH PHÚC VĨNH CỬU.

Giai đoạn của trí tuệ phán đoán cuối cùng, là con người hòa nhập vào thực tại tối thượng, chân lý nhiệm màu và bản chất của nó là  CÔNG BẰNG TUYỆT ĐỐI, TỰ DO VÔ BIÊN, HẠNH PHÚC VĨNH CỬU.

Sự thành tựu của trí tuệ phán đoán siêu việt là con người đạt đến sự công bằng tuyệt đối, khi nhìn nhận mọi người, mọi loài đều bình đẳng, khác nhau về hình tướng nhưng giống nhau về bản chất, hay có chung một nguồn cội. Giống như các con sóng có khác nhau, nhưng bản chất của chúng là biển. Với cái nhìn phân biệt, nhị nguyên, chia chẻ, chúng ta nhận thấy bản thân và người xung quanh là khác biệt, từ đó có tâm hơn thua, ích kỷ, so sánh. Nhưng với cái nhìn thống nhất, chúng ta nhận thấy sự hòa hợp chung vào một thực tại tối hậu, không phân biệt, không đối đãi, không so sánh. Đó là sự công bằng tuyệt đối.

Công bằng này không mang nghĩa phân chia đồng đều, hay cào bằng của cải, sự công bằng ở đây là trí tuệ siêu việt đã sẵn có trong mỗi người, và mỗi người hoàn toàn có thể quay về sống với trí phán đoán tối thượng này, để làm chủ sức khỏe, sự hạnh phúc và đạt đến tự do không chướng ngại. Nhận thức rõ ràng về sự công bằng tuyệt đối này giúp con người sẽ có sự tự do và hạnh phúc. Sự tư do và hạnh phúc khỏi các điều kiện, ràng buộc. Tự do ở đây không có nghĩa là phóng túng, mà là sự tự do khỏi những trói buộc về tư tưởng, sự thiển cận, hay nhị nguyên. Hạnh phúc ở gây là sự mãn nguyện vốn sẵn có, hiện hữu, nguyên sơ, bất sinh bất diệt, không bởi tham cầu, hay cố gắng mà đạt được. Hạnh phúc là trạng thái mãn nguyện do tỉnh thức và thấu hiểu trật tự vũ trụ. Và biểu hiện rõ nhất của hạnh phúc là lòng biết ơn với tất cả : trời đất, mây gió,.... những khó khăn, chướng ngại, bệnh tật.

Đạt đến trí tuệ siêu việt thứ 7, bạn hoàn toàn có thể tự chữa khỏi mọi bệnh tật về thể chất, tinh thần, cảm xúc. Ngoài ra bạn còn có thể giúp đỡ được rất nhiều người xung quanh.

SỨC KHỎE VÀ TRÍ TUỆ

Đức Phật có nói: "Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ". Nếu không có trí tuệ, bạn sẽ khó có được sức khỏe, và không có sức khỏe bạn sẽ không giữ được trí tuệ. Thực dưỡng là con đường để nhìn nhận những chặng đường từ trí tuệ máy móc, ăn uống sai lầm đến trí tuệ siêu việt và ăn uống đúng trật tự của vũ trụ. Đối với thực dưỡng thì hai yếu tố này chỉ là một. Sức khỏe và Trí tuệ chỉ là hai cách nhìn về một con người. Khi bạn khỏe có nghĩa bạn có trí tuệ, và chỉ khi có trí tuệ thì bạn mới thực sự là khỏe. 

Trí phán đoán máy móc (Physical judgement)

Giai đoạn trí tuệ máy móc, là một sự hiểu biết nông cạn, thô thiển nhiều khi ở mức mù quáng không phân biệt đúng sai. Cái gì thấy có lợi, thích thì vơ vào, giành giật cho bằng được, cái gì ghét, có hại thì xô ra, phủi bỏ.  Trí phán đoán này giống như của đứa trẻ vài tháng tuổi, nó chỉ quan tâm đến nhu cầu của nó, đói thì khóc lóc, kêu gào để được thỏa mãn nhu cầu. Sau khi no rồi thì lăn ra chơi, hay ngủ chỗ khác. Nó không hề quan tâm đến bà mẹ, hay hoàn cảnh, nó hoàn toàn hành xử theo bản năng.

Tuy nhiên trí phán đoán này vẫn có thể kéo dài suốt cuộc đời, nếu không có giáo dục hay phát triển ở mức độ phán đoán cao hơn. Những người này vẫn giữ thói quen tham ăn, thích cái gì thì ăn bằng được, họ đi làm cũng chỉ nghĩ đến một nhu cầu duy nhất để mưu sinh. Họ bán thời gian, sinh mạng để kiếm tiền và dùng toàn bộ tiền để hưởng thụ cho nhu cầu ăn uống và nhục dục.

Đặc trưng những người đang ở trí phán đoán máy mọc là tham ăn, phàm ăn, ăn uống vô độ, không có chừng mực. Mục đích sống là kiếm tiền để thỏa mãn nhu cầu ăn uống và tình dục, ngoài ra không có mục đích gì khác. Họ đặt nhu cầu, sự đói khát lên cao hơn tất cả, sẵn sàng trà đạp lên những giá trị luân lý hay tiêu chuẩn đạo đức, hay nhu cầu của người khác để thỏa mãn ham muốn của bản thân. Một số trường hợp đặc biệt như những người không may bị nghiện, buôn bán ma túy, mại dâm, đồ tể,… họ sẵn sàng làm mọi việc vì tiền.

Ảnh hưởng bởi cặp âm dương: No – Đói, quan tâm đến sự đói, khát.

Trí phán đoán cảm giác (Sensorial judgement)

Đặc trưng của trí phán đoán loại này là não bộ có chút phát triển, yêu chuộng kỹ thuật, thể dục, nhảy múa, khiêu vũ. Các hoạt đồng chỉ thuần mang tính chất về thể dục, cơ bắp, chân tay không có ý nghĩa tinh thần.

Về tình cảm, họ quan tâm nhiều đến các cảm giác, đặc biết các loại dục lạc, khoái cảm lạ. Họ thích các món ăn khoái khẩu, ăn nhiều các món ăn thưa thích. Thuộc hạng người tham ăn, ăn uống rất tạp, khi đã thèm thì không gì cưỡng nổi, họ dành nhiều thời gian cho ăn uống hơn so với các việc khác. Trong đầu óc chủ yếu nghĩ đến chuyện ăn uống, thỏa mãn giác quan về vị giác, khứu giác, và cảm giác.

Đặc trưng chính trong thức ăn nặng về mùi vị và số lượng, thích hoạt động về thể thao và khoái cảm tình dục. Ít có suy nghĩ sâu xa về xã hội, người xung quanh, đạo đức, kinh tế vĩ mô hay những gì cao hơn ngoài nhu cầu của bản thân. Những nhóm người này thường là vận động viên, công nhân trong công xưởng, họ bán sức lao động cơ bắp để kiếm tiền.

Ảnh hưởng bởi cặp phạm trù: Nhiều – Ít, quan tâm đến số lượng, bề ngoài, hình thức

Trí phán đoán tình cảm (Sentimental judgement)

Họ sống bằng cách nghề buôn bán cảm xúc, âm nhạc, văn chương, sách vở làm phim. Tuy nhiên các tác phẩm này đều không mang tính đạo lý mà thuần nhằm thỏa mãn các tham vọng của con người, về tình dục, bạo lực, nỗi ám ảnh, kinh dị, ….

Phong cách ăn uống là rất sành ăn. Họ biết nơi đấu có món ngon, món dở. Họ dành thời gian để tìm hiểu, khám phá các món ăn. Danh nhiều thời gian nhiều để tìm hiểu về các món ăn ngon, đi tìm các cảm xúc khoái khấu, hay được phục vụ. Họ cũng biết cách chế biến món ăn, xong chủ yếu để thỏa mãn vị giác. Họ có thể giỏi âm nhạc, làm thơ văn, viết chuyện, tiểu thuyết xong không mang tính đạo lý hay giáo dục, chủ yếu là mang tính giải trí, bán tác phẩm kiếm tiền.

Tư duy và quyết định của họ ảnh hưởng nhiều bởi cảm xúc: giận - thương, yêu - ghét. Họ không rõ ràng, hay mạch lạc trong các quyết định, chủ yếu dựa vào cảm xúc nhất thời, nhiều khi mang về cảm tính (không phải linh giác), họ dễ bị mắc sai lầm, nhưng cũng dễ quên đi các sai lầm đó.

Ảnh hưởng bởi cặp phạm trù: Giận – Thương, Ghét - Yêu, Chán - Thích, thiên về cảm xúc hay cảm nhận khi tiếp xúc, giao tiếp.

Trí phán đoán lý trí (concept judgement)

Người ở giai đoạn trí tuệ này thường có trí thức về khoa học, nghệ thuật. Họ thường làm các nghề như giáo viên, cán bộ nghiên cứu, kỹ sư, nhà sáng chế, bác sĩ, … Công việc để kiếm sống dựa trên khoa học, hay sự nghiên cứu. Mục đích cuộc đời là tính lũy, tìm kiếm tri thức, sáng chế hay cải tiến kỹ thuật. Họ sẵn sàng hy sinh cuộc đời cho khoa học. Tuy nhiên ít quan tâm đến việc đạo đức, hay các khía cạnh khác của cuộc sống hay xã hội.

Ăn uống theo kiểu dinh dưỡng thời thường. Có kế hoạch ăn uống rõ ràng, họ thiên về phân tích, đánh giá về thành phần, nguyên tố. Cố gắng tìm hiểu xem thiếu cái gì, chất gì thì bổ dưỡng điều gì, cung cấp cái gì. Vấn đề dinh dưỡng được tìm hiểu, đọc, nghiên cứu kỹ lưỡng, đoàng hoàng. Không để cơ thể thiếu chất, họ tìm chất đó để cung cấp cho cơ thể. Họ ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe thể chất là chính, quan tâm nhiều đến thành phần, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, uy tín của nhà sản xuất, hay các tiêu chuẩn chất lượng.

Ảnh hưởng bởi cặp phạm trù: Đúng – Sai, Nhanh – Chậm, Rẻ - Đắt, Hay – Dở, họ thiên về tính toán hay cải tiến các hệ thống máy móc, thiết bị bên ngoài. Đặc biệt quan tâm nhiều đến cái gì là đúng, cái gì là sai.

Trí phán đoán xã hội

Họ là những người luôn hướng về xã hội. Họ có chuyên môn giỏi về kinh tế, mang tính tổng hợp, điều hành hay tổ chức công việc đa dạng. Họ dễ làm các công việc quản lý, tổ chức,  điều hành. Họ quan tâm đến các chủ đề về luân lý, đạo đức xã hội, cải tiến xã hội, giữ gìn văn hóa, truyền thống. Những con người này dễ nặng về luân lý, khuôn thước, chuẩn mức.

Họ không ăn uống theo thời thượng, mà chủ yếu ăn uống đơn giản, linh động tuy thuộc vào hoàn cảnh. Họ không đặt nặng vấn đề sức khỏe, sử dụng ăn uống như một cách để giao tiếp, kết nối với người khác. Không đặt nặng vấn đề ăn uống, nhưng họ có thể kiêng cữ, ăn theo chế độ, hay chương trình nếu thấy cần thiết.

Họ thường có sức ảnh hưởng đến xã hội, hay số đông người xung quanh, họ quan tâm đến những giá trị, tiêu chuẩn, nghi lễ, hành vi, cách hành xử của xã hội nói chung.

Cặp phạm trù ảnh hưởng: Tốt – Xấu, họ thiên về cải thiện các hệ thống mang tính xã hội, cộng đồng.

Trí phán đoán ý thức hệ (thought and thinking judgement)

Dạng thức chủ yếu của loại trí phán đoán này là về tôn giáo, triết thuyết, triết học, những tư tưởng. Tư tưởng  này hướng con người đến yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, hy sinh, cố gắng làm người tốt, phụng sự để hưởng một thành quả lớn lao nào đó trong tương lai hay một cõi nào đó.

Các nhà tư tưởng này có ảnh hưởng đến xã hội, họ có tính thuyết phục cao, mang lại những tầm nhìn mới cho con người. Tuy nhiên, nó chưa phải là những trí tuệ giúp giải thoát, giúp đi đến tự do đích thực. Thông thường các tư tưởng này trói buộc bằng các sợi dây bằng vàng nhiều hơn, họ thắt chặt sự tự do con người bằng các lời nói, ý nghĩ đẹp về thiện ác, đúng sai và các lời hứa về một cõi nào đó trong tương lai.

Nhà tư tưởng thì ăn uống có tính chất tiết thực, họ không quá coi trọng ăn uống, xem nó như phương tiện để duy trì thể chất. Họ không xem ăn uống là vấn đề quan trọng, và họ thực hành ăn uống theo những nguyên lý, nguyên tắc được dạy dỗ, theo giáo điều, kinh điển mà người đi trước để lại.

Ảnh hưởng bởi cặp phạm trù: Thiện – Ác, Nên Làm – Nên Tránh, Kỷ Luật – Vô Kỷ luật, họ đặt nặng vào các hệ thống tư tưởng, tư duy, chuẩn mực.

Trí phán đoán tối cao (Supreme Judgement)

Loại trí tuệ siêu việt này không phải do học hỏi, hay huân tập mà có. Trí tuệ siêu việt, tối cao là dạng trí tuệ nguyên sơ, tự tánh vốn có.  Trí tuệ hòa nhập với trí tuệ thường trụ của toàn vũ trụ.  Người ngộ nhập dạng trí tuệ này thông hiểu mọi vấn đề của xã hội, có trí tuệ về đạo lý con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát.

Sự giải thoát, giác ngộ ngay trong hiện tiền. Giải thoát ở đây bao gồm giải thoát khỏi mọi tư tưởng, ý thức hệ, nguyên mẫu, chuẩn mực. Họ hội nhập với trí tuệ cao thượng, tự do, rộng khắp, vô ngại. Khi đó mọi hành động đều phù hợp với quy luật tự nhiên và bản thân họ sống một cách tự nhiên không khuôn sáo.

Bản thân quá trình ăn uống đã tự nhiên, sử dụng thực phẩm một cách quân bình một cách tự động. Họ ăn uống các thực phẩm theo trật tự vũ trụ, vì có trí tuệ thấu suốt về thực tại,  bản chất của thực phẩm, con người và vũ trụ. Mọi hành động: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống đều toát hương vị đạo lý, giải thoát, không xa rời đạo trong một phút giây.

Ăn uống đúng với trật tự thể vũ trụ, không ăn theo nghiêm khắc, vì thấu hiểu về âm dương. Từng miếng ăn là sự hòa nhập vào vũ trụ, thực tại tuyệt đối. Nhìn thực phẩm như cả vũ trụ bao la, không còn bị vướng mắc, chấp kiến, hay nhị nguyên. Thấu suốt mọi con đường dẫn đến trạng thái giác ngộ viên mãn, do thông hiểu bản thể vũ trụ, trật tự của vũ trụ, nguyên lý âm dương.

 Không bị ảnh hưởng bởi mâu thuẫn, nhìn thấy thống nhất của các mâu thuẫn. Biểu trưng là hình ảnh các vị Phật, Bồ Tát thường có 3 con mắt: 2 con mắt thông thường là con mắt nhị nguyên: đúng – sai, tốt – xấu, thiện – ác. Con mắt ở giữa là con mắt của đạo, hay gọi là đạo nhãn, huệ nhãn, nhìn thông suốt toàn bộ pháp giới, không còn chướng ngại. Cảnh giới này tiên sinh Ohsawa gọi là TỰ DO VÔ BIÊN, CÔNG BẰNG TUYỆT ĐỐI, HẠNH PHÚC VĨNH CỮU. 

Tài liệu tham khảo

Book of Judgement , The Philosophy of oriental medicine volume ii, Georges Ohsawa, 

Bài viết khác