Âm dương bốn mùa

Âm dương trong bốn mùa là nguồn gốc của muôn vật, là cội gốc của sự sống chết. Trái ngược với nó thì sinh ra tai hại, thuận theo nó thì bệnh tật không phát ra.

Âm dương bốn mùa

Âm dương trong bốn mùa là nguồn gốc của muôn vật.
Bốn mùa thay nhau xoay chuyển Xuân Hạ Thu Đông. Âm Dương biến hoá, trời đất hợp khí lại với nhau sinh ra vạn vật và nuôi nấng chúng. Âm dương trong bốn mùa là nguồn gốc của muôn vật, cái căn bản của vạn vật đều quy tụ vào đó.
Âm dương trong bốn mùa là nguồn gốc của muôn vật, là cội gốc của sự sống chết. Trái ngược với nó thì sinh ra tai hại, thuận theo nó thì bệnh tật không phát ra.

Người có dương khí cũng như trời có mặt trời. Giới tự nhiên không có mặt trời thì không có ngày-đêm thế giới chỉ lạnh lẽo băng giá. Người để mất dương khí thì mệt mỏi, chán nản, bệnh tật và tuổi thọ giảm. Dương khí thuộc về ban ngày, về phần ngoài.

Cái lý của Tự nhiên
Sáng sớm dương khí được sinh ra; đến trưa dương khí thịnh; về chiều dương khí kém yếu. (Thịnh có nghĩa là mạnh dần lên. Mức độ mạnh yếu  của khí là từ non yếu đến mạnh dần lên, góp sức làm ấm rồi nóng lên; nóng hết mức thì mát trở lại; đó là cái lý của tự nhiên. Cho nên sáng sớm ra dương khí được sinh ra, đến trưa thì thịnh, về chiều thì giảm kém.

Hoà hợp với Tự nhiên

Khi dương khí mạnh lên thì người ta nên hoạt động mạnh dần, khi dương khí thu lại thì người ta nên bớt cường độ hoạt động lại. Về chiều dương khí đã giảm đi vào phần âm thì cũng nên giảm bớt sự hoạt động để chống đỡ với hư tà khí âm và để có sức chống đỡ, không làm cho gân xương bị quấy động, không nên tiếp cận với hơi sương lạnh. Nếu bắt cơ thể hoạt động nhiều tức là ngược với mức độ mạnh yếu của dương khí, tinh hoa sẽ bị hao tổn.
Nên dậy sớm tập thể dục đi bộ vào buổi sáng khi mặt trời bắt đầu lên chứ không nên nhảy nhót hát ca chơi bời vào buổi đêm đó là ngược với tự nhiên. Vào mùa hè thức dậy từ 5 giờ sáng để tập thể dục nhưng vào mùa đông thì nên thức dậy muộn hơn để dương khí lên dần làm tan bớt sương giá lạnh. Đó là ở Việt Nam, ở đất nước nhiệt đới. Còn ở châu Âu thì 5 giờ sáng vẫn tối đen như mực phải đợi đến 8-9 giờ sáng mới nên thức dậy mới là hợp tự nhiên.  Ở Việt Nam, mùa xuân ngày ngắn, đêm ngắn nên ngủ muộn, thức dậy sớm; mùa hạ ngày dài, đêm ngắn nên ngủ muộn hơn, thức dậy sớm hơn; mùa thu ngày ngắn đêm dài nên ngủ sớm, thức dậy muộn; mùa đông ngày dài đêm dài nên ngủ sớm hơn, dậy muộn hơn.

Mùa xuân nên ăn thức ăn nhẹ nhàng thanh đạm. Mùa hạ ăn thức ăn mát ngọt nhẹ như các loại canh. Mùa thu ăn đồ rang hầm ấm áp. Mùa đông ăn đồ nướng nóng ấm mặn.

Âm dương trong Đông Y

Âm không thắng nổi dương thì mạch nhanh gấp, tính cuồng. Tứ chi là nguồn gốc của dương. Dương thịnh thì tứ chi thực, quá độ thì leo cao, ca hát. Nhiệt ở trong mình thịnh quá cho nên cởi áo chạy càn. Như vậy đều là do âm không thắng nổi dương mà sinh ra.
Dương không thắng nổi âm thì khí của ngũ tạng giao tranh, chín khiếu không thông.
Cho nên người thấu rõ lý lẽ âm dương giữ cho gân mạch cùng hoà hợp, xương tuỷ được vững bền, khí (dương) huyết (âm) đều thuận chiều, nên trong ngoài điều hoà, tà không thể lấn hại, tai mắt tinh sáng.
Dương khí quá mạnh không thể đóng kín được thì âm dào chảy ra làm tinh khí bị tuyệt.
Âm bình hoà, dương kín đáo tinh thần sẽ yên ổn.

Âm dương tách lìa nhau tinh khí sẽ hết. Gạo lứt khác gạo xát trắng ở chỗ gạo lứt chỉ bóc bỏ vỏ trấu vẫn còn giữ nguyên lớp vỏ cám bên ngoài, vẫn còn mầm hạt bên trong nên gạo lứt vẫn còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng thậm chí vẫn có thể ủ mọc thành cây lúa. Khi ăn cơm gạo lứt thì năng lượng tích luỹ của cây lúa trong mấy tháng trời vẫn còn nguyên vẹn. Nhờ đó người ăn một bát cơm gạo lứt no lâu mà vẫn khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt minh mẫn.

Bài viết khác