Gạo lứt và gạo xát trắng: hiểm họa từ một sự vứt bỏ nhỏ

Trong nền văn minh hiện đại, chúng ta thay đổi nhiều thứ, đặc biệt là các món ăn. Nhưng có một món ăn mà hàng chục nghìn năm nay không thay đổi đó là bữa cơm. Vậy hạt gạo có gì đặc biệt ? Có phải là thức ăn cần thiết không? Tại sao chỉ sau vài chục năm sau giải phóng, mở cửa với kinh tế thị trường , Việt Nam đang phải đối mặt với xu hướng ngày càng tăng các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì, ung thư?

Trồng lúa để có gạo ăn là một công việc truyền thống lâu đời nhất vẫn còn tồn tại qua hàng nghìn năm nay ở Việt Nam và một số nước Châu Á. Hạt gạo trở nên quá phổ biến, thông dụng và đôi khi người ta cho là tầm thường, chẳng có gì đặc biệt. Tuy nhiên, đó là một thiếu sót lớn và chúng ta cần nhận thức ra một số thay đổi nhỏ đã dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe cực lớn của đại bộ phận người dân ngày nay.

Thành phần và tác dụng của hạt gạo

Ở Việt Nam, thóc gạo là lương thực chính của hầu hết của mọi dân tộc. Không phải như nhiều người cứ nghĩ ăn nhiều thịt, nhiều đường mới tốt và coi đó là thức ăn chính. Đã mấy ai ngẫm nghĩ sâu xa đến danh từ cửa miệng của dân tộc ta “bữa cơm”, “ăn cơm” thể hiện cơm gạo là thức ăn chính. Đó là thức ăn mà dân tộc ta cũng như nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng để sinh tồn hàng ngàn năm nay. Không phải ngẫu nhiên mà người phương Đông ví hạt gạo như hạt vàng, cả trong chữ viết cũng thể hiện sự gắn bó con người với hạt gạo (chữ mễ là gạo, gồm chữ mộc là cây, với 2 chữ nhân là người (gạo – cây của loài người))

Từ lâu, chúng ta dùng cơm gạo trắng  không những quen miệng quen ăn loại gạo mềm mà màu trắng của gạo cũng quen mắt, nên có cảm giác ngon miệng, thích ăn hơn gạo lứt là gạo chỉ xay cho tróc trấu mà không phạm đến mầm và cám của gạo bên trong, ít người để ý đến loại gạo nào bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể, phù hợp với sinh lý, với bản thể của con người hơn.

Những năm gần đây, qua phân chất gạo, đặc biệt là gạo lứt, người ta thấy không những có đủ những chất chủ yếu (đạm, béo, bột) mà còn có nhiều loại sinh tố, các chất khoáng, các loại axit, chất xơ và nhiều chất khác, càng thấy rõ tính chất ưu việt và khả năng bổ dưỡng, phòng và chữa bệnh của gạo lứt trong cây lúa. Thế nhưng, gạo đem giã xát thật trắng chỉ còn lại chất bột, mất đi 1/3 hoặc có khi mất hết các chất dinh dưỡng thiên nhiên. Do đó, ăn thuần gạo trắng dễ phát sinh những bệnh vì thiếu các chất kể trên. Ta cần tham khảo bảng so sánh giữa gạo lứt với gạo xát trắng và tác dụng của từng chất trong gạo lứt sau đây

So sánh thành phần gạo lứt và gạo xát trắng

Tên các chất

Gạo lứt (mg%)

Gạo xát trắng (mg%)

Tác dụng của từng chất

Chất đạm

7190

5470

Tạo các tổ chức mới, nhất là đối với  trẻ em thời kỳ phát triển cấu tạo tế bào để thay thế và bù lại tế bào hao mòn

Chất béo

30200

600

Chống áp huyết cao, giảm colesteron trong máu và hạ thấp huyết áp

Chất bột

70520

65400

Làm cơ thể sinh trưởng, nảy nở, giảm được sự biến hóa của chất béo, chất đạm

Vitamin B1

500120

500

Thiếu thì sinh bệnh tê phù

Vitamin B2

60

33

Làm đẹp người, thiếu thì ngưng trưởng thành, sinh các chứng bệnh viêm nhiễm ở môi miệng

Vitamin B6

620

37

Có nhiều trong mầm gạo, chữa bệnh viêm ngoài da, xơ cứng động mạch

Vitamin B12

0.0005

0.00016

Tham gia các quá trình sinh hóa trong cơ thể, tham gia chuyển hóa chất đường, chất béo, chất đạm. Tác dụng tạo máu và có hiệu lự đối với các biến loạn của các thương tổn chấn thương thần kinh

Vitamin B15

0.13

….

Chống xơ mỡ động mạch, hạ coresteron

Tiền sinh tố A

+

-

Cân bằng cho sự phát triển của xương và các tổ chức khác, làm mắt thêm tinh. Thiếu thì khô mắt quáng gà, xương ngừng phát triển

Tiền sinh tố C

35-36

11-37

Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, dai sức, chống các bệnh nhiễm trùng, làm vết thương chóng lành, chữa chảy máu

Vitamin E

(+)

(-)

Thiếu thì khó có thai, tinh lực kém. Làm cơ thể trẻ lại, cường tinh, chữa ung thư có kết quả

Vitamin K

10000

1000

Cần cho phụ nữ, làm huyết trong lành. Thiếu thì chậm đông máu

Colin

1124

590

Thiếu thì xơ cứng động mạch, huyết áp cao chữa đau thận

Kali

1240

340

Cần cho tế bào và sự tuần hoàn máu. Nếu Kali trong máu giảm thì gây trụy tim mạch

Natri

275

158

Lượng Natri và Kali có trong thức ăn là yếu tố then chốt tạo nên sinh khí cho cơ thể: giúp thần kinh nhạy cảm xung đột thần kinh tỏa ra các cơ, làm cơ co lại, kể cả cơ tim: duy trì sự cân bằng nước ở thể dịch trong cơ thể

Canxi

21

17

Cần cho răng và xương. Thiếu thì còi xương, chậm lớn, dễ bị mềm xương, rụng răng, khó cầm máu

Photpho

352

186

Bồi bổ thần kinh, liên kết với canxi cấu tạo răng, xương, cần cho tế bào thần kinh

Magie

75

60

Đẩy mạnh sự phát triển cơ thể

Xilen

(+)

(-)

Ngăn không cho các u ung thư phát triển

Chất xơ

1000

300

  1. Nicotnic

4000

1000

Thiếu thì sinh bệnh ngoài da, viêm đại tràng, miệng, phổi, ỉa chảy, nhức đầu

  1. Pholic

20

16

Chữa bạch huyết, u nhọt ác tính. Thiếu nhi thì gây thiếu máu

  1. Pangto tonic

1520

750

Làm cho vỏ não tốt lên. Thiếu thì sinh bệnh ngoài da, loét dạ dày, thiếu máu, thấp khớp, bạch huyết, u nhọt ác tính. Là nhân tố đẩy mạnh sự trưởng thành

  1. Phitin

240

14

Tăng nhu động ruột và dạ dày, loại chất độc qua đường bài tiết

  1. Paraamito benzoic

32

14

Trẻ, thanh thoát, tiêu đàm, chữa hen suyễn

Bictin

12

5

Thiếu thì sinh viêm dạ dày, rụng tóc, đi bộ khó khăn

Inoziton

111400

11000

Giúp cho nhu động của dạ dày, rụng tóc, đi bộ khó khăn

Nai-amin

Nhiều

(-)

Phòng loét dạ dày mãn tính

Glutation

(+)

(-)

Phòng bụi phóng xạ

Hoocmon

(+)

(-)

Thành phần chủ yếu là uresetta chữa thần kinh mất tự chủ, không nhịn ỉa đái được

Men

(+)

(-)

Đem lại hoạt tính cho tế bào

Gama etizanom (mới phát hiện)

(+)

(-)

Điều khiển chức năng thần kinh trung ương

Nhận định khoa học

Trong tập I cuốn Y học và tuổi già (NXB Y học – 1978) cũng so sánh giữa gạo lứt và gạo trắng: chất đạm có nhiều hơn 30%, sinh tố B1 gấp 3 lần. Chất dầu gấp 3-4 lần; axit pangtotenic còn gọi là sinh tố B5 gấp 4 lần, đặc biệt trong cám gạo lứt có axit linoleic chiếm 30% trong chất dầu của cám. Chất này chỉ có trong sữa mẹ mà không có trong sữa hộp

Giả định về vấn đề sức khỏe suy thoái hiện nay

Nguyên nhân dẫn đến việc bệnh tật ngày càng tăng ở Việt Nam hiện nay là do thay đổi từ gạo lứt sang gạo xát trắng. Gạo xát trắng không chỉ ít dinh dưỡng hơn gạo lứt mà còn được “bảo quản” khá kỹ. Bạn hãy thử để gạo xát trắng thì thời gian mốc của nó là bao nhiêu lâu có khi sau ba tháng vẫn thấy trắng. Bởi vì nó được tẩm nhiều chất bảo quản để có thể bán được lâu dài. Trong khi đó gạo lứt sau khi xát vỏ trấu, thông thường chỉ đều được từ 1 đến 2 tháng là mốc. Mốc là hiện tượng lên men của vi khuẩn. Nếu không có mốc nghĩa là gạo đó có thể có quá nhiều hóa chất.

Để chứng minh được tác dụng của gạo lứt qua các thành phần của nó  chưa thực sự thuyết phục bằng các bệnh nhân ăn theo phương pháp gạo lứt muối vừng, nhiều trường hợp cải tử hoàn sinh một cách kỳ diệu. Nhiều chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch, nếu dùng tây y chạy chữa thì cực kỳ tốn kèm mà không có gì đảm bảo là hết bệnh, ngược lại ăn gạo lứt muối vừng một thời gian thì sức khỏe nâng cao đáng kể, bệnh tự thuyên giảm, các chỉ số trở lại bình thường. Thực nghiệm này đã kiểm nghiệm trên thực tế với hàng nghìn trường hợp. Phương pháp thực dưỡng, được OHSAWA phổ biến vào Việt Nam đã chứng minh hiệu quả trong một thời gian dài.

Tóm lược lại 4 giá trị của gạo lứt muối vừng:

Giản dị trong việc bếp núc

Đầy đủ chất bổ

Bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh tật

Chi phí vào thức ăn của gia đình được giảm rất nhiều

Tài liệu tham khảo

Gạo lứt muối mè thực dụng tự ngừa và chữa bệnh không dùng thuốc theo phương pháp thực dưỡng OHSAWA. Phùng Ngọc Châu, Phạm Thị Ngọc Trâm, NXB Văn hóa dân tộc

Bài viết khác