Hỏi đáp Thực dưỡng: Âm dương trong thực phẩm, phân loại và ứng dụng trị bệnh

Rất nhiều câu hỏi liên quan đến thực dưỡng sẽ được giải đáp tỉ mỉ nhất. Âm dương là gì? cách phân loại và nhận định âm dương của thực phẩm và vạn vật. Ứng dụng căn bản âm dương trong điều trị bệnh.

Những thắc mắc dưới đây là những câu hỏi cơ bản về thực dưỡng và được sự hỗ trợ trả lời từ bác Lương Trùng Hưng (tại Úc Châu) và lương y Trần Ngọc Tài (tại Hồ Chí Minh) 

1. HỎI: THẾ NÀO LÀ ÂM DƯƠNG

ÂM và DƯƠNG chỉ là 2 từ dùng để chỉ 2 thuộc tính khác nhau trong cùng một phạm trù sự vật hay hiện tượng hoặc cảm tính, hai thuộc tính này hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại hổ tương cho nhau tạo thành nghĩa cho nhau, thí dụ ngày và đêm; sáng và tối; hưng phấn và ức chế; yêu và ghét; Học thuyết Âm dương xuất xứ từ nền cổ đại đông phương dùng để giải thích và phân loại mọi sự vật về sự phát triển và chuyển hóa qua lại của nó. Như vậy, khi phân lọai âm dương thì điều quan trọng nhất phải là xác định được phạm trù sự vật liên hệ trước đã  thì sự phân loại mới có giá trị của nó:

Thí dụ: trong phạm trù các loại cốc loại thì “kê” dương hơn “nếp”; trong phạm trù trái cây, thì “trái táo” dương hơn “trái cam”.

Ngoài ra, để phân loại và ứng dụng âm, dương được đúng đắn và thích hợp thì việc phân loại này còn phải chú ý đến những nguyên tắc cơ bản như sau:

Âm, dương chỉ có tính cách tương đối thôi, thí dụ So nước lạnh với nước ấm, thì nước ấm là dương, còn nước lạnh là âm, thế nhưng khi so nước ấm với nước nóng thi nước ấm sẽ là âm và nước nóng sẽ là dương vì thế một vật bản chất vốn không phải là dương hoặc âm gì cả, nó sẽ chỉ trở thành âm hoặc dương tuỳ theo so sánh nó với một vât khác mà thôi và dĩ nhiên việc so sánh này phải xảy ra cùng một đằng lượng.

Âm dương chỉ là 2 danh từ tổng quát không thể diễn tả chính xác khi không xác định được phạm trù so sánh, thí dụ: trong phạm trù trái cây thì trái táo “dương” hơn trái cam, và trong phạm trù cốc loại thì kê dương, nếp âm; tuy nhiên trái táo “dương” khi so với nếp âm, nghĩa “dương” của táo sẽ trở thành “âm” đối với nếp vậy. Vì thế, sự phân định âm dương còn phải tuỳ thuộc vào “nhóm” hoặc “lớp” hoặc nói chung “phạm trù của nhiều loại cùng chung đặc tính” khác nhau.

Sự phân định âm dương dựa trên nhiều nguyên tắc về vật lý, hoá học, sinh vật học, sinh thái họ, sinh lý học và sinh hoá học, và định hướng phát triển cho nên một vật thể  hoạc một loại thửc phẩm có thể cómàu đỏ (dương so với màu xanh âm) nhưng lại có tác dụng trương nở (trương nở âm so với co rút được qui định là dương); như vậy sự phân định âm dương trên cùng một vật thể sẽ gồm nhiều yếu tố âm dương mâu thuẩn nhau: về phương diện vật lý thuộc dương, nhưng về phương diện sinh vật học lại thuộc âm, hoặc về phương diện hoá học thuộc âm nhưng về phương diện sinh thái học lại thuôc dương. Như vậy, sự phân định âm dương chỉ có tính cách tương đối khi so sánh lẫn nhau trong một phạm trù nhất định nào đó thôi vàvìệc áp dụng thực tiển chỉ chú trọng vào tác dụng của thực phẩm hay vị thuốc ấy đối với cơ thể là chính yếu.

Trong thực tế áp dụng, thì Tây y chú trọng đến thành phần hóa học tác dụng chủ yếu trên cơ thể khi trị bịnh, đông y chú trọng đến tính năng, tính dược, quy kinh và chủ trị của vị thuốc, bài thuốc hoặc huyệt vị, Ohsawa tiên sinh người đề xướng ra phương pháp dưỡng sinh dựa vào 2 yếu tố K(Potassium) và Na (Natrium) trong thành phần hóa học của thực phẩm để tạm thời phân định âm dương một cách tổng quát thôi vi còn nhiều thành phần khác hiện hữu nữa. Thực dưỡng cũng sẽ chú trọng chủ yếu vào những lớp hay những loại thực phẩm, vị thuốc, bài thuốc nào hổ trợ cơ thể dễ duy trì hay tái lập lại thế quân bình bền nhất, kế đó là những tính năng, tính dược đặc biệt của loại thực phẩm hay vị thuốc đó đối với một phần cơ thể hay toàn bộ cơ thể,thí dụ khi xử dụng trái ớt đỏ thì sẽ không quan tâm đến màu đỏ “dương” (so với màu xanh của trái ớt khác chẳng han) mà chỉ chú trọng đến tác động của ớt lên cơ thể thì làm cho trương nở, nóng rát, chảy nước mũi…

Tóm lạiâm dương của một loại thực phẩm hay vị thuốc chỉ được phân loại sau khi đã được xếp trong một lớp nào đó, thí dụ lớp cốc loại hay lớp củ, rễ và tính dược cùng tác dụng chủ yếu của nó đối với cơ thể thí dụ như trị đau lưng, đau  xương, hay gây ra tình trạng máu bị acid hóa.. mà thôi. 

2. HỎI: NGUYÊN TẮC NÀO ĐỂ PHÂN ĐỊNH ÂM DƯƠNG?

Âm dương chỉ có tính cách tỗng quát và chỉ ứng dụng sau khi đã đi sâu vào chi tiết; sự phân biệt cũng theo 7 nguyên tắc như sau:

Về vật lý:

Màu sắctheo Phân Quang đồ : Đỏ, Cam, Vàng, Lục Lam, Chàm Tím . ( Sắp xếp

Thứ tự từ Dương đến Âm ) . Các làn sóng ngắn càng Dương toả nhiệt càng nhiều .

*Hình dáng: hình chữ nhật đứng âm hơn so với hình chữ nhật nằm ngang, hình dạng nhỏ hơn dương hơn ;

*Trọng lượng: vật có cùng thể tích nhưng tỉ trọng hay trọng lượng nặng hơn thì dương hơn

*Cấu trúc: vật đặc hơn thì dương hơn so với với rỗng hơn;

Về hóa học:

*Thành phần K/Na: càng lớn thì càng âm hơn so với vật thể cùng một đằng lượng.

*Thành phần nước chứa bên trong: càng chưá nhiều nước càng âm hơn.

*Nhiệt độ:Nóng hơn thì dương hơn so với lạnh

Về định hướng phát triển:

*Trên mặt đất: càng phát triển xa mặt đất càng âm thí dụ cây dừa âm hơn so với cây đu đủ

*Dưới mặt đất: Đâm sâu thẳng xuống lòng đất là Dương, lan rộng ra dưới mặt đất là Âm, thí dụ như củ sắn dây dương hơn sovới củ khoai mì

Về sinh vật học:

* Thời gian tăng trưởng: cùng trong một thời gian, vật thể tăng trưởng chậm dương hơn so với vật tăng trưởng nhanh hơn.

* Thờigian nấu chín: càng nấu lâu hơn thì càng dương hơn

Về sinh thái học:

* Khí hậu: vật mọc ở xứ lạnh có khuynh hướng dương hơn so vói vật mọc ở xứ nóng hơn, thí dụ trái cây mọc ở vùng hàn đới dương hơn trái cây mọc ở vùng nhiệt đới;

* Khuynh hướng: phát triển trong mùa thu, mùa đông, khí hậu lạnh, độ tăng trường chậm hơn, dương hơn vất thể phát triển vào mùa xuân, mùa hạ, khí hậu ấm hơn, độ tăng trường nhanh hơn.

Về sinh hóa học:

* Khuynh hướng phát triển: vật thể càng ly tâm lực chi phối nhiều chừng nào thì càng âm hơn so với vật bị cầu tâm lực chi phối nhiều hơn, thí dụ chúôi phân mãnh thành nãi thành trái âm hơn so với trái mận;

* Phản ứng hóa học: làm cho co rút, teo tóp là dương so với làm cho dãn nở, choáng váng, say thì âm hơn

* Thời gian tác dụng: sốt cao từ sáng đến trưa dương hơn sốt cao từ chiều đến tối.

Về sinh lý học:

* Vị trí: Phần  sau đầu là dương, trán và hai thái dương là âm

Sinh hoạt: hoạt động thì dương hơn so với thụ động

Dưỡng khí ( oxygen ) : nhiều là Dương, ít dưỡng khí là Âm

*Hơi thở và nhịp đập tim : Nhanh là Dương, Chậm là Âm

*Tác động :   làm cho co rút, teo tóp  là Dương , Làm cho dãn nở , choáng váng, say, là Âm

* Xúc Cảm : Vui là Dương , Sợ là Âm

* Nhiệt Độ : Nóng là Dương, lạnh là Âm

Màu da :  Hồng  là Dương , Nhợt xanh là Âm

Giọng nói : giọng cao to là Dương , giọng lí nhí thấp là Âm

3. HỎI:  PHÂN LOẠI CÁC THỰC PHẨM ÂM VÀ DƯƠNG

Trong thực tế , việc áp dụng phân biệt âm dương chủ yếu giúp cơ thể duy trì hoặc tái lập quân bình của cơ thể thuận lợi hơn cả, trước tiên là cần phân loại theo từng lớp có những đặc tính tương đối giống nhau theo thứ tự từ lớp giúp cơ thể dễ duy trì quân bình nhât cho đên những lớp khó duy trì hơn. Ngũ cốc là lớp có khả năng tạo quân bình tốt nhất. Xem thêm bài này

Kế đó, cần chú ý đến tính dược của từng loại thực phẩm trong từng lớp đã phân loại và tác dụng của nó đối với từng bịnh trạng của cơ thể,

Thí dụ như bệnh ngứa lở ngoài da thì dù  bắp lứt rất ưa dùng trong thực dưỡng, nhưng do cái tính chất riêng của bắp là làm lở da. Vậy bệnh lở ngứa ngoài da không nên ăn bắp, nếp, mè

Bệnh ho tránh ăn mè , ăn nếp ( nếp tạo nhiệt là làm khó thở ). Sau đó, mới phân biệt bịnh lỡ ngưá, hay ho thuộc âm tính hay bịnh lỡ ngứa, ho thuộc dương tính để có thể điều trị được tỉ mỉ hơn. Tuy nhiên, việc phân tỉ mỉ như vậy trong một số lớn trường hợp là không còn thực sự cần thiết nữa.

4. HỎI: ÂM DƯƠNG TRONG CHỮA BỆNH

Bệnh do tiên thiên :do di truyền, bẩm sinh, do cấu trúc bất thường của cơ thể. Nếu thuộc loại này thì việc điều chỉnh cho cơ thể quân bình đòi hỏi thời gian lâu dài kết hợp với nhiều phương cách khác nhau.

Xem thể trạng người bệnh :

* Cao to vạm vỡ tiếng nói lớn ồn là Dương, tiếng lí nhí nhỏ thấp là Âm

* Da mặt hồng là Dương , xanh lợt là Âm

* Người khô gầy là Dương, mập nhiều nước là Âm

*  Rêu lưỡi vàng chạch là Dương, Rêu lưỡi trắng dày  là Âm. Nếu trắng mà nhớt là ăn nhiều đường, trái cây , quá nhiều sữa, quá nhiều chất béo .

* Thời gian trước khi bệnh ăn quá nhiều thịt là Dương, Ăn quá nhiều trái cây, đường chè, kem, sữa là Âm .

* Phân đi cầu khô như phân dê là Dương , phân đi cầu nhão vô nước rả ( không còn hình dạng ) là Âm .

* Phân đi cầu không nổi trên mặt nước mà chìm là nhai không nhỏ, ăn quá nhiều làm cho ruột,  nhất là mao trạng ruột suy yếu , kém hoạt động .

Về việc chữa trị:

1.Dùng những lớp thực phẩm dễ giúp cơ thể tái lập quân bình thì sức khoẻ sẽ dần dần hồi phục và nếu biết đích xác bệnh thuộc Âm hay Dương thì thời gian phục hồi có thể nhanh hơn.

2. Thay đổi và gia giảm những loại thực phẩm khác nhau trong những lớp dễ giúp cho cơ thẻ tái lập lại quân bình nhất như lớp cốc loại lứt, lớp rau tươi và các loại đậu, đặc biệt phải chú trọng đến tính năng, tính dược của những loại thực phẩm được dùng đối với cơ thể người bịnh  để không ảnh hưởng đến việc phục hổi bịnh.

3. Khi hiện trạng cơ thể lệch Dương thì không nên đưa một lượng Âm lớn vào để trung hoà Dương lệch mà phải Giảm lượng Dương ( giảm muối, tương )và thêm chút Âm (thêm rau củ nấu sơ,  nước uống ). Ngược lại khi cơ thể lệch Âm thì không nên đưa một lượng Dương lớn vào để trung hoà lượng Âm đang có mà phải Giảm lượng Âm ( bớt rau củ, bớt nước ) và thêm chút Dương ( thêm tương muối , rau củ nấu với thời gian lâu )

* Không nên nóng vội Dương hoá cơ thể, mà phải chuyển hoá từ từ từng bước một không gây ra tình trạng đột biến có thể nguy hại đến bịnh nhân.

4. Không bao giờ thay đổi đột ngột thức ăn mà phải từ từ ( mưa dầm thấm lâu ), ngoài trừ trường hợp đặc biệt và dùng trong một thời gian giới hạn có điều kiện  ( dùng thuần cốc loại lứt) tuỳ theo tình trạng bệnh và thể trạng của cơ thể.

5. Kinh nghiệm ăn theo thực dưỡng trị bệnh:

Ăn 3 ngày ngủ cốc ròng, rồi 1 tuần cơm lứt với đầy đủ rau củ , kế tiếp lại 1 tuần ngủ cốc ròng và luân phiên thay đổi như thế cho đến khi sức khoẻ cải thiện. Sử dụng hết một đợt tác động Dương rồi đến tác động Âm như thế cơ thể sẽ  thay đổi từ Dương đến Âm, rồi từ Âm đến Dương tránh không lệch quá về một bên đồng thời giúp cơ thể bổ khuyết được cả âm lẫn dương để dễ tái lập quân bình hơn.

Hỏi đáp thực dưỡng #2

Một số câu hỏi liên quan tới chế độ thực dưỡng và một số tình trạng bệnh lý cũng như mang thai được giải đáp bởi bác Trần Ngọc Tài và bác Lương Trùng Hưng

Lưu ý quan trọng của bác Trần Ngọc Tài:

Mục đích chính của thực dưỡng là  tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể tự điểu chỉnh lập lại quân bình, và để cơ thể tự chữa bệnh tật  chứ không ‘thay thế cơ thể và chữa bệnh cho cơ thể “ dù lá bằng thuốc hay bằng những món ăn. Những món ăn này không phải là thuốc trị bệnh mà duy chỉ hổ trợ thuận lợi cho cơ thề mà thôi.

Hầu hết các câu hỏi thường gặp là  “Ăn cái gì để chữa bệnh này của tôi?” Câu hỏi này có phần lệch lạc đối với với thực dưỡng, bạn nên biết ngay từ đầu như vậy kẻo biến thực dưỡng thành dùng những thức ăn để đối chứng trị liệu, không nên. Việc lệch đường này tuy chỉ có 1 ly, nhưng sẽ sai 1 dặm về sau này, đó là khi hết bệnh thì không ăn nữa ! Vì dùng món ăn chữa bệnh mà, bệnh hết rồi sao lại tiếp tục ăn ??

Thực dưỡng không phải là một phương pháp chữa bệnh , mà là một nghệ thuật sống quân bình để có một đời sống an vui tự tại. Việc quân bình này không phải duy chỉ có cái ăn mà kiến tạo được sức khỏe lành mạnh .

Ngoài hai yếu tố bẩm sinh và môi trường ( khó thay đổi )

Còn 3 yếu tố phải lập lại quân bình thì mới mong có sức khỏe lành mạnh vô bệnh được :

1.- Quân bình thân ( tập luyện cơ thể )
2.- Quân bình ăn uống ( thực dưỡng )
3.- Quân bình tâm trí ( tinh thần bình an )

Nếu duy chỉ chú trọng vào cái ăn, thậm chí chỉ lo tìm tòi những món ăn nào để trị bệnh nào, thì có khác gì tìm thuốc nào để trị bệnh đâu .
Và rơi vào đối chứng trị liệu như y học hiện đại ( dù chúng ta rất mang ơn y học hiện đại chữa cho không biết bao bệnh hiểm nghèo )

Thực dưỡng là y đạo chứ không duy chỉ là y học

Phải trả lời cho được câu  “tại sao chúng ta lại bị bệnh ?” Chỉ bằng một câu súc tích mà bao hàm toàn bộ nền y học cổ truyền thì sẽ tìm ra một cách đơn giản để bất cứ các bệnh nào cũng dừng lại và giảm hết ( ngoài trừ các bệnh đã quá lâu, quá lớn tuổi, quá suy kiệt, vi trùng tấn công ồ ạt, tai nạn phải nhờ y học hiện đại cứu giúp mà thực dưỡng chỉ hổ trợ đắc lực thôi )

Thực dưỡng phòng chống bệnh tật từ xa, phòng hỏa trước khi cứu hỏa! Đừng để bệnh quá nặng cơ thể quá suy kiệt rồi mới áp dụng thực dưỡng. Thực dưỡng hầu như “không có chữa riêng biệt một bệnh nào” do nhận thấy cơ thể chúng tra là  một khối thống nhất không thể chia cắt, một tiểu thiên địa

Do vậy thực dưỡng chăm chú điểu chỉnh toàn thân, chỉ có quan tâm một chút cơn bệnh mà thôi. Không có cơ quan hay từng bộ phận cơ thể bị bệnh,  khi một cơ quan, tạng phủ riêng biệt nào đó bị bệnh thì có nghĩa là toàn thân bệnh hết trơn rồi!

Tại sao vậy ???

Câu trả lời lại là “cơ thể là một khối thống nhất không thể chia cắt” 

Do vậy nếu chỉ hỏi tôi ăn gì để trị bệnh thân, bệnh tiểu đường, bệnh hở van tim, bệnh viêm gan nếu có thì chỉ là câu hỏi phụ !

Câu hỏi chính nên là “làm sao cho cơ thể của tôi tái lập lại quân bình?”

#1 HỎI: Thưa hai bác, giai đoạn đầu ăn thực dưỡng từ một người bình thường có bị gầy đi ko hiện tại con đang ăn được 10 ngày, ai cũng bảo ốm, xuống sắc, bác có thể giải thích cho con được ko ah? Và có có nên chuyển sang hoàn toàn ăn thực dưỡng hay có thể ăn thêm cá loại xương nhỏ.Con phải ăn như thế này bao lâu trước khi quyết định mang thai, và ăn có đủ dinh dưỡng để chuẩn bị mang thai hay ko?
Con đọc sách và lên mạng nghiên cứu về thực dưỡng về thai giáo bằng thực dưỡng, đặc trị hiếm muộn bằng thực dưỡng…. Với chế độ ăn: sáng ăn bún hoặc mỳ hoặc cháo yến mạch, trưa cơm lứt+ muối mè + canh rau hoặc rong biển và rau củ ( tự nấu ), chiều cũng vậy hoặc bún, mỳ, ( cơm, bún, mỳ ). Giờ nhìn lại con thấy mình khỏe nhẹ nhàng duy chỉ có ốm đi, con nguyện ăn theo phương pháp này đến suốt đời để mong mình sớm có con cũng như nuôi con theo phương pháp này với hi vọng ăn như vậy sẽ cân bằng cơ thể , thải độc tố mà đã tích tụ mấy chục năm nay. Vì quá tuyệt vời. Cảm ơn Tiên Sinh Oshawa nhiều.Vì cách đây hơn 02 năm con có mang thai được 8 tuần nhưng ko giữ được em bé…

Người phi thực dưỡng dù béo hay gầy cơ thể đều chứa nhiều nước và mỡ nên khi áp dụng thực dưỡng thì nước và mỡ đào thải ra khỏi cơ thể nên trông gầy hơn.

Nếu áp dụng Thực dưỡng hiện đại (TDHĐ) trung bình sau 6 tháng cơ thể sẽ tăng trọng nhưng trông vẫn gầy dưới mắt người phi thực dưỡng nhưng sức khõe thì tăng và chúng ta cãm nhận được nên không cần nghe theo lời thị phi của người phi thực dưỡng.

Theo cách tính của anh Tài thì chiều cao 1m58, nặng 44kgs : 158 – 110 = 48.00kgs; con số này có thể tăng, giảm 10% nên đó không phải là gầy. Sau 6 tháng (áp dụng TDHĐ) thông thường trọng lượng trung bình 48 – 53 kgs

Không nên dùng mè vì mè làm cho dị ứng thêm trầm trọng, và nếu áp dụng TDHĐ cô sẽ dể có cháu bé hơn hết và sẽ không bị xẩy thai !

Tất cả thức ăn ngũ cốc thực dưỡng đều phải dưới dạng lứt : bún lứt, mì lứt, phở lứt, yến mạch lứt, bánh mì lứt, bánh tráng lứt……

Thực dưỡng có trợ phương Phục Hồi Sinh Lực (Age Reviver) sẽ giúp cơ thể phục hồi sức khõe và sinh lực rất nhanh : Dùng mỗi ngày 1 viên sau khi ăn sáng trong 10 ngày, kể từ ngày thứ 11 về sau mỗi ngày 2 lần x 1 viên; khi biết mình vừa có thai thì ngưng dùng trong 3 tháng, kể từ tháng thứ tư về sau mỗi ngày 2 lần x 1 viên cho đến khi cháu bé 12 tháng tuổi.

Trợ phương Biminne II dùng cho dị ứng da : chàm, vẩy nến, mề đay, ngứa da….

Trợ phương PainGo dùng cho đau nhức và viêm sưng.

#2 HỎI: Con bị suy tĩnh mạch nhẹ (chân chưa bị nổi các đường gân) nhưng cuối ngày là mỏi chân và hơi sưng chút. Vậy cho con hỏi con nên ăn đồ thực dưỡng như thế nào để giảm tĩnh mạch ạ?

 Chị em bị lang thận dày 4cm, nếu để nặng quá có khả năng phải mổ. Theo Bếp thì chị em nên ăn loại thức ăn nào bây giờ ạ? 

Theo tôi đây không phải suy tĩnh mạch mà là suy thận nhẹ; để lâu ngày sẽ suy thận nặng và có thể phải chạy máy thận nhân tạo lọc máu.

Dùng thực dưỡng thì áp dụng mẫu thực đơn theo “thực dưỡng hiện đại” nhưng cả muối lẩn mè đều hại thận nên không được ăn muối mè cùng lúc gạo lứt lại chứa nhiều Sodium là dạng muối cũng hại thận (không dùng muối và dùng tamari hoặc miso thật ít và thật nhạt) nên tuy áp dụng theo thực dưỡng hiện đại nhưng bước đầu dùng gạo trắng cùng lúc dùng thêm trợ phương Phục Hồi Sinh Lực : Ngày 1 viên sau khi ăn sáng trong 10 ngày, kế đó tăng lên ngày 2 lần x 1 viên thêm 10 ngày, kể từ ngày 21 dùng ngày 3 lần x 1 viên sau khi ăn; đa số bệnh nhân áp dụng bình phục 100% sau 7 tháng. Sau khi xét nghiệm máu nếu thận hồi phục 100% thì thay gạo trắng bằng gạo lứt.

#3 HỎI: Cháu bắt đầu làm quen với thực dưỡng được khoảng 5 tháng nhưng hiện tại vẫn chưa áp dụng được nhiều và đúng với các nguyên tắc ăn của thực dưỡng Hiện tại thì các loại bánh ngọt, nước ngọt, nước đá cháu đã bỏ hoàn toàn nhưng vẫn chưa bỏ được đường vì vẫn còn thèm hoa quả. Về thịt đỏ và thịt gia cầm thì cũng chưa bỏ được.

Thể trạng của cháu ko được tốt, hiện tại bị thoái hoá đốt sống cổ và khớp vai. Đi đo các chỉ số máu thì hơi bị thiếu máu, men gan hơi cao. Từ khi sinh con cháu tăng cân rất nhiều và dù đã áp dụng các biện pháp ăn kiêng vẫn không giảm cân đáng kể. Thêm nữa là do chế độ ăn thiếu cân bằng trước đây nên cơ thể đang có nguy cơ loãng xương. Cháu có mấy câu hỏi xin các bác chỉ giúp ạ.

Câu 1: Cháu bị trường hợp khi uống bột gạo lứt, ngay lập tức khi đó thấy nhức đầu, xin hỏi đó có phải là phản ứng tiêu cực không ạ ? 

Câu 2: Xin các bác chỉ cho cháu chế độ ăn để chữa bệnh thoái hoá khớp ( Thoái hoá đốt sống cổ và khớp vai). Cháu có đọc được tài liệu về cách ăn bột gạo lứt rang và uống nước gạo lứt song thật sự là ăn bột gạo lứt rang rất ngán, cháu ăn không nổi luôn ạ.

Câu 3: Vì còn có ý muốn sinh con mà sức khoẻ sinh sản của cháu không được tốt như hàng tháng không đều, buồng trứng phát triển cũng không tốt

Mong các bác chỉ cho cháu 1 chế độ ăn triệt để nhằm chữa được bệnh thoái hoá và tăng cường khả năng sinh sản… 

1) Hoa quả: nên dùng loại ít ngọt như dâu tây (strawberry) , dưa hấu, táo (apple), cam…. dùng với tý muối thiên nhiên và trước bửa ăn 15 phút, dùng thêm rau củ và rong biển sau đó vì hoa quả chứa nhiều sinh tố nhưng thiếu khoáng và ăn trước khi ăn nó tạo kiềm trong khi sau khi ăn bửa ăn chính, nó tạo axit.

Dùng bột gạo lứt loãng và ít sẽ tốt hơn.

2) Thịt, trứng, đường, các loại chất béo góp phần gây thoái hóa khớp.

3) Muốn sinh con thì cần sức khõe tốt nên nếu áp dụng thực dưỡng khó khăn thì dùng trợ trương :

- Phục Hồi Sinh Lực (Age Reviver) giúp cơ thể phục hồi toàn bộ sức khõe và sinh lực.

- Joint Essentials giúp ngăn ngừa và chửa trị thoái hóa sụn, khớp.

#4 HỎI: Ông xã con bị hội chứng trào ngược dịch dạ dày (GERD). Triệu chứng: hay khó chịu phần ngực, hay ợ, nhiều khi cảm giác khó thở như là bị suyễn. Sau 1 thời gian tìm hiểu mãi từ khoa hô hấp, tim mạch, phế quản mới biết chính là hội chứng này mà ra. Hiện giờ tình hình là đang uống thuốc tây để hạn chế tiết dịch dạ dày và thuốc tráng thành dạ dày.

Về ăn uống: đang ăn chay, hạn chế dầu mỡ, chua cay, đã bỏ sữa. Cuối tuần mới ăn theo thực dưỡng, ăn rộng (trong tuần k có tg tự nấu nướng). Ăn ngày 2 bữa sáng và trưa. Tối không ăn uống gì, chỉ uống nước lọc.
Thuốc chỉ giảm triệu chứng, nhưng hết thuốc thì vẫn bị khó chịu. Nhiều người nói bệnh này chủ yếu do lối sống, nhưng nhà con ăn chay mấy năm rồi, k rượu bia, chỉ có uống sữa và ăn phô mai nhiều vì sợ bị xuống cân. Giờ thì dẹp luôn dairy product rồi. Có thể hướng dẫn cho con “bí kíp” để giải quyết triệt để không ạ?

Đây là bệnh rối loạn thần kinh điều khiển hoạt động dạ dày : Trực giao cảm và đối giao cảm không hoạt động hỗ tương : Khi cần tiết dịch vị thì không tiết, khi cần ngưng thì không ngưng do ăn uống và lối sống sai lầm trước đây.
Áp dụng thực dưỡng hiện đại thêm mơ muối, sắn dây, tamari, miso, dưa muối cám,natto; đặc biệt mơ muối dùng đều với lượng nhỏ : 1/2 trái sau khi ăn (nên mua mơ muối lâu năm của Nhật hộp 250g).
Thêm trợ phương Phục Hồi Sinh Lực (Age Reviver) sẽ có kết quả nhanh vì nó sẽ giúp cơ thể hồi phục cùng lúc hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ miễn nhiễm.

#5 HỎI: Con kính chào 2 bác !

Con hiện đã ăn chay theo thực dưỡng đã được hơn 3 tháng !
nay con có 1 số thắc mắc về vấn đề như sau

- Bị viêm xoang, cao huyết áp và mụn nhọt trên mặt nhiều thì nên ăn chế độ ăn và uống như thế nào ạ ? 

và con còn 1 câu hỏi nữa :
- Nếu ăn gạo lứt và muối mè không thì quá 49 ngày thì phải thêm vào cơm 1 nắm xích tiểu đậu và 10g phổ tai để cơ thể không bị quỵ ! vậy nếu con duy trì cơ chế này nhiều năm có vấn đề gì không ạ !!

Anh Tài, tôi và cô Ngọc Trâm đều không khuyên dùng GLMM số 7 cho nên chúng tôi không có câu trả lời cho người áp dụng GLMM số 7 mà trái lại chúng tôi đề nghị họ áp dụng “Thực dưỡng hiện đại”; cùng lúc nếu có điều kiện thì dùng Biminne I cho viêm xoang (liều bắt đầu ngày 2 lần x 2 viên và liều tối đa ngày 10 viên), cao áp huyết có trợ phương CardioZest với liều điều trị ngày 2 lần x 2 viên, sau đó ngày 1 lần x 2 viên cho liều bảo dưỡng và sau cùng nếu là mụn nhẹ thì TDHĐ – sẽ chữa lành, mụn nặng do rối loạn nội tiết dùng Age Reviver ngày 1 viên sau khi ăn sáng trong 10 ngày, kể từ ngày thứ 11 về sau ngày 2 lần x 1 viên cho người từ 60 kgs, thêm 1 viên cho người trên 60 kgs; có thể dùng thêm viên nang 27 tỷ vi khuẩn ngày 1 viên trước khi ăn 10 phút trong 20 ngày.

#6 HỎI: Cho mình hỏi bà bầu có thể áp dụng chế độ ăn thực dưỡng được không và áp dụng như thế nào?

Hơn ai hết những người mang thai cần đến thực dưỡng hiện đại (không dùng GLMM số 7) vì TDHĐ cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển trong tình trạng tốt nhất; tuy nhiên nếu sức khỏe người mẹ không ở trong tình trạng tối ưu và có điều kiện thì có thể dùng PHSL (Age Reviver) kể từ tháng thứ 4 (không khuyên dùng cho 3 tháng đầu khi vừa mang thai) cho đến khi đứa bé 12 tháng tuổi.

#7 HỎI: Mình có 1 thắc mắc là chế độ ăn gạo lức muối mè có đủ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho hoạt động thể thao (chạy bộ) không? BTD có thể cung cấp giúp mình thông tin về một vài loại thực phẩm có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ bắp không? Vì mình tập chạy bộ nhưng cơ chân lại rất mau mỏi.

Chúng tôi không khuyên dùng gạo lứt muối mè mà là Thực dưỡng hiện đại; TDHĐ có đầy đủ chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể trong đó có cơ bắp và sau khi áp dụng TDHĐ một thời gian (khoảng vài tháng) và vẫn tiếp tục áp dụng thì có thể tập chạy bộ và cơ chân không mau mỏi.

Hỏi đáp thực dưỡng #3

Một số câu hỏi liên quan đến cân nặng trong quá trình ăn thực dưỡng và cách dùng những nguyên liệu trong thực dưỡng sẽ được giải đáp từ bác Lương Trùng Hưng và bác Trần Ngọc Tài

#5 HỎI: ÁP DỤNG THỰC DƯỠNG KHÔNG ĐÚNG, BỊ TỤT CÂN KHÔNG LÊN CÂN LẠI ĐƯỢC PHẢI LÀM SAO?

Người trước nay ăn thịt mà đổi qua ăn ngủ cốc và rau sẽ gặp khó khăn trong lúc đầu. Do hệ thống tiêu hoá đã mất đi cơ năng chuyển hoá cốc loại và rau củ thành chất thịt ( protein ). Vì vậy cần một thời gian mới phục hồi bản năng tự nhiên đó, do vậy sẽ sụt cân chút ít. Tuy nhiên nếu sụt cân nhanh quá và quá mức trung bình thì xảy ra nhiều rối loạn hoặc đi đến suy dinh dưỡng trầm trọng.

Nếu số cân tụt quá nhanh do áp dụng không đúng, nhất là đối với những người suy yếu thì cần ăn thêm nhiều loại thức ăn khác nhau:

Cho người ăn chay :

  • Tăng lượng rong phổ tai lên 10 gram mỗi ngày, thêm rong tóc tiên ( hiziki ) mỗi tuần 2 lần , mỗi lần 5 gr.
  • Dùng mỗi ngày nhựa cháo gạo lứt ( nấu lâu ), ngày 2 lần , mỗi lần ¾ chén .
  • Cháo yến mạchmỗi tuần 3 ngày, mỗi ngày 1 chén .
  • Xích tiểu đậu,đậu hoà lan ( đậu lentil), đậu gà, hột sen, kê lứt, mỗi tuần 3 hay 4 lần, mỗi lần từ 10 gr đến 20 gr .
  • Tương sổi (Natto) mỗi tuần 3 hay 4 lần, mỗi lần 5 gram .
  • Tăng lượng muối mè lên từ 1 đến 3 muỗng ( đối với những bệnh không cần tránh ăn mè )
  • Tuần 3 ngày mỗi ngày ăn từ 20 gr đến 30 gr đậu hủ ( làm bằng rỉ muối hột ) hoặc mì căn  luân phiên
  • Nếu cần thiết dùng giai đoạn viên  Phục Hồi Sinh Lực để chống bị tụt áp huyết thình lình. Đôi khi áp dụng ăn kiêng quá qui định, thì có thể xãy ra trường hợp ngoài ý muốn : sáng người còn bình thường , đột nhiên đến chiều tối là áp huyết bị tụt thình lình

Cho người ăn mặn :

  • Thêm súp cá chép ( carpe ),  cá cơm, cá bóng nhỏ, tép riu ( cho người ăn mặn ). Tỷ lệ số lượng khi ăn ra phải tăng lên từ từ cũng như giàm từ từ không được tăng giảm đột ngột .
  • Dùng váng cháo gạo lứt .
  • Cháo yến mạch , cháo ý dĩ ( bo bo tàu), cháo kê mỗi tuần 3 ngày, mỗi ngày 1 chén .
  • Xích tiểu đậu, đậu hoà lan, đậu chim, hột sen, kê lứt  luân phiên  thay đổi ( mỗi tuần 3 hay 4 lần mỗi lần từ 10gr đến 20 gr )
  • Dùng giai đoạn viên Phục hồi sinh lực (Age Reviver)
  • Các loại nhựa , váng cháo ngủ cốc ( dùng ngủ cốc nấu lâu với lửa thấp ) rất dễ tiêu hoá và bổ dưỡng. Tuy nhiên đối với người có bệnh kèm có vết thương, nhiễm trùng mưng mủ, nhiều ghèn (mắt ) phài cần tránh dùng cháo nấu từ yến mạch, từ nếp, từ ý dĩ cho hết giai đoạn bệnh đó. Trong trường hợp này chỉ rất nên dùng cháo, váng gạo lứt mà thôi.

Ghi chú :  Không nên áp dụng quá cực đoan thí dụ như dùng thuần cốc loại lứt trong một thời gian quá dài để cho cơ thể quá suy kiệt, và trong trường hợp này cần phải có sự giúp đỡ của y học hiện đại.

#6 HỎI: THỰC DƯỠNG THƯỜNG HAY SỬ DỤNG MUỐI MÈ VÀ MÈ, CHO BIẾT TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG MÈ, HAY MUỐI MÈ

Muối mè là thức ăn không thể thiếu trong thực dưỡng , nhất là ăn thuần chỉ ngủ cốc lứt và muối mè, mè nhiều bổ dưỡng và tạo quân bình cho cơ thể . Trong mè có khoảng 55 % dầu, 22 % chất đạm ( protein ), ngoài ra còn chứa chất đồng, canxi, pentozan, lexitin, phytin và cholin.

Mè ngoài trừ việc coi là một vị thuốc bổ cho ngủ tạng, nuôi huyết, lợi sữa (  sản phụ ), chống táo bón, bền gân, sáng mắt .

Kết hợp với muối biển với tỷ lệ từ 3 mè + 1 muôí cho đến 20 mè ( hay hơn ) + 1 muối tuỳ theo bệnh tình, tuổi tác, hoạt động của từng người .

Tuy nhiên do tính năng, tính dược của mè và muối ( dù khi nhai nhỏ chất dầu trong mè bọc lấy phân tử muối làm ngăn tác dụng không mong muốn của mè và muối ), khi sử dụng cần lưu ý mà sử dụng cho phù hợp như sau :

- Trẻ con và người lớn tuổi : nên dùng ít muối , tỷ lệ khoảng từ 10 đến 15 mè +1 muối biển .

- Người trẻ và lao động nặng , vận động nhiều : nên dùng phần hơn muối, tỷ lệ trung bình từ 6 mè cho đến 10 mè 1 muối .

- Đối với các bệnh lệch quân bình Âm thì tăng hơn phần muối, đối với các bệnh Dương thì cần giảm phần lượng muối .

Các bệnh nên hạn chế ( ăn rất ít hoặc không ăn ) muối mè ( mỗi chén cơm dùng  1/3 muỗng muối mè hoặc không ăn )  như :

* Bệnh dị ứng,ngứa lở ngoài da, bệnh có khối u, bệnh ho, viêm phổi , bệnh ung thư phổi ( kể cả Âm và Dương ), bệnh ung thư vú ( kể cả Âm/Dương ), viêm tuỷ xương,viêm xoang mũi, ung thư tiểu trường, ung thư dạ dày,  bướu dạ con (tử cung)

* Bệnh suy thận, teo thận, huyết áp cao, đột quỵ, bệnh viêm khớp Dương, viêm gan Dương, cứng động mạch, phần lớn các bệnh Dương, bệnh đục nhân mắt ( cataracts ), bệnh cườm mắt (trachoma ),bệnh mất ngủ.

Các bệnh chỉ nên ăn vừa muối mè ( mỗi chén cơm từ 1 đến 2 muỗng muối mè theo tỷ lệ trên ) : Ung thư đại trường, xuất huyết dạ con,

Đối với các bệnh khác  tuỳ theo bệnh và tuỳ theo thể trạng mà dùng cho phù hợp

Dựa trên nguyên tắc làm vừa ngon miếng ăn chứ không phải làm tăng vị mặn và tránh dùng thêm gia vị chấm ( tương ) trên bàn ăn. Dùng quá nhiều muối sẽ làm cứng động mạch, các khớp hoá cứng và hại thận, hại tim .

#7 HỎI:  TRÀ XÍCH TIỂU ĐẬU (ĐẬU ĐỎ) RANG + PHỔ TAI VÀ TRÀ GẠO LỨT RANG + TRÀ GIÀ BANCHA TRONG THỰC DƯỠNG RẤT HAY DÙNG . TẠI SAO PHẢI NGÂM NƯỚC LẠNH HOẶC RỪA KỸ TRƯỚC RỒI MỚI NẤU ĐỂ DÙNG? 

Khi dùng trà xích tiểu đậu rang hay trà gạo lứt rang nên ngâm trước đậu rang và gạo rang ngập trong nước, sau khoảng từ 5 đến 7 phút thì đổ bỏ nước đó đi, rồi mới đổ nước khác vào ( ngâm thêm một thời gian chừng 1 hay 2 tiếng ) nấu tiếp, nếu cạn thì thêm nước, sau cùng còn lại phân nửa nước (so với lúc đổ ban đầu ) là được .

Lý do đổ bỏ nước đầu tiên là đậu và gạo sau khi rang thường bị phục nhiệt và tạo hư hoả làm háo người có khi gây viêm cổ họng, co cứng động mạch và các khớp kể cả đi phân ra máu (nếu dùng lâu ngày).Các cụ ngày xưa sau khi sao vàng dược thảo đều “hạ thổ” trên nền đất sạch cho thật nguội rồi mới nấu dùng là lý do đó .

Tất nhiên tất cả đều có ngoại lệ, một số người nhất là những người ăn nhiều trái cây, kem, nước đá có tạng quá Âm thì có thể không bị các tác dụng không mong muốn trên dù không “hạ thổ” hay không “thuỷ phi” như nói trên .

Theo bepthucduong.com

Bài viết khác