Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ

Mục lục

Câu 1

Phật tử hỏi:
Kính bạch Hòa Thượng cách khoảng 1 năm, Hòa Thượng là người vô sự, nay lại lo cho Thiền Viện Trúc Lâm thì Hòa Thượng lại mất đi sự buông bỏ mà Hòa Thượng đã nói.Kính mong Hòa Thượng giải thích cho chúng con. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Sư Ông đáp:
Một năm về trước tôi nói giao trách nhiệm cho Tăng Ni để làm người vô sự, năm nay tôi lại đa mang xây cất Thiền Viện Trúc Lâm, giảng pháp, nói chuyện với Phật tử là mất vô sự trở thành đa sự phải không? Như vậy tôi có lỗi gì hay là có ý gì cần phải nói cho quý Phật tử hiểu, vì sẽ thấy đoạn trước là hay thì đoạn sau là dở.

Ở đây ý của chúng tôi, những năm về trước tôi giảng dạy ở đây. Nếu tính từ khi bắt đầu giảng dạy tới ngày chúng tôi nghỉ là gót 10 năm hơn, những cái gì tôi biết và thấy tôi đều giảng dạy cho Tăng ni Phật tử nghe hết, rồi chúng tôi cứ giảng đi giảng lại bao nhiêu đó hoài thì nó thừa. quý Phật tử cũng như Tăng Ni sẽ ỷ lại hoặc lại nói như vẻ khinh mạn “Thầy có nhiêu đó nói hoài chứ có gì mới đâu” phải ko? Đó là cái bệnh mà chúng sinh thường mắc phải. 

Trong kinh Pháp Hoa Phật có ví dụ ông thầy thuốc, có mặt ở đó có thuốc hay. Con ông bệnh đưa không thèm uống, ỷ lại có ba đó lo gì? Cho nên ba đi xa đợi ba báo tin về ba mất rồi, chừng đó mơi đem thuốc ra uống, nhờ uống vậy mới lành bệnh. Đó là phương tiện ông thầy thuốc tôi cũng bắt chước chút chút ở đó. Bởi vì tôi cứ ở đây giảng hoài quý Phật tử nói “Thầy còn ở đó lo gì, giờ lo làm ăn đã chừng nào rãnh thì chạy đến” cho nên tôi báo tin tôi nghỉ tôi không giảng nữa nhân đó tôi làm vô sự.
Như vậy đối với Phật tử thấy “ à mình ráng học ráng tu để thầy nghỉ không có ai để hỏi” đó là cái nhắc cho quý Phật tử cố gắng.

Rồi đến những chư Tăng chư Ni gần chúng tôi thì “thầy dạy đến đó thầy nghỉ rồi, những gì học được ráng tu, chớ thầy ko dạy nữa” như vậy họ khỏi có khinh lờn khỏi bị tội. Còn tôi thì rảnh rang tôi tu thêm, phương tiện lợi cả 3 cho cả Tôi, Tăng Ni, quý Phật tử. 

Khi tôi nghỉ bây giờ được khu đất người ta cho cất Thiền Viện Trúc Lâm, tôi ngày xưa tôi có mơ ước làm sao mình phải khơi dậy Thiền Tông Việt Nam. Bởi vì tôi đọc sử thấy rõ đối với Phật giáo Việt Nam trước đời Lý đời Trần đã có Thiền Tông truyền từ trước thế kỷ thứ 8 mãi đên thế kỷ thứ 12-13-14 rồi mãi đến sau này thế kỷ 18 ngoài Huế còn có Ngài Liễu Quán vẫn ngộ đạo. Thì như vậy Thiền Phật giáo Việt Nam sâu đậm biết ngần nào, từ thế kỷ thứ 3-4 mãi đến thế kỷ thứ 18 là mười mấy thế kỷ mà bây giờ hỏi không ai biết có buồn hay không?

Ở Nhật Bản ngang với đời Trần có phái Nhật Liên Tông ra đời. Ngài Nhật Liên là vị trì Kinh Pháp Hoa chỉ dạy đồ đệ câu “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”, số đồ đệ không quá 1000 bây giờ kiểm lại đồ đệ trên 1 triệu, từ đó đến giờ không mất. Rồi đến Thiền Lâm Tế, Thiền Tào Động ở Nhật Bản đến giờ cũng không mất.

Kế đó nữa người tu đạo Phật theo hệ Nguyên Thủy Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan… tu thiền các vị học giả các nước Tây phương họ tìm đến học và nghiên cứu . Còn ở Viêt Nam mình có ai tìm đến học ko? Tại sao đạo Phật Việt Nam có gần 20 thế kỷ mà ko ai thèm học? lỗi tại cái gì?

Lỗi duy nhất là hiện giờ các chùa lấy 2 thời khóa tụng làm cái chuyên môn tu, mà thời khóa tụng phát xuất từ đời nhà Thanh vua Thế Tổ nhà Thanh hiệu Thuận Trị. Ông là người miền bắc Trung Quốc gần Tây Tạng nghiêng về Mật Tông “Đạt Ma Giáo”ông muốn đồng hóa Phật giáo theo Mật. Ông kêu Hòa Thượng Ngọc Lâm là quốc sư soạn 2 thời khóa tụng.

2 thời khóa tụng quý vị vào chùa thấy , nếu đầu hôm Tịnh Độ Tụng Kinh Di Đà. Hôm nào có cầu an cầu siêu thì trước phải tụng Chú Đại Bi rồi tụng Kinh Di Đà, niệm Phật rồi tụng Chú Vãng Sanh. Mở đầu là thần chú, kết thúc cũng thần chú. Khuya thì trì chú Lăng Nghiêm hoặc Đại Bi Thập Chú toàn là thần chú như vậy mình tu theo Mật Tông hồi nào không hay. Mà Mật Tông cũng không được Mật Tông chánh gốc, Mật Tông lai mới khổ, chánh gốc Mật Tông Tây Tạng người ta còn phục. Bây giờ vào chùa hỏi đang tu theo tông phái đường lối nào không hiểu?vậy ai học với mình?mình không hiểu mình tu cái gì mà, đó là cái tôi thấy rất đau lòng.

Thiền Tông có từ khi bắt đầu có Phật Giáo ở Việt Nam cho đến bây giờ tức là trước thế kỷ thứ 3 tới thế kỷ thứ 18 mà quên hết trơn không biết gì. Một nền tảng sâu đậm vậy mà mình bỏ mất, nên tôi rất đau lòng khi biết cái hay của tổ tiên mình bỏ quên. Vì thế tôi nghĩ mình phải tạo 1 thiền viện. 

Ở đây chúng tôi tạo thiền viện chúng tôi chưa hài lòng bởi nhiều lý do, vì tạo ở đây nó không đủ pháp lý, lập thì lập vậy thôi xem như cất chùa, không có tinh thần thiền viện. Tôi muốn lập thiền viện có hướng đi hẳn hoi dứt khoát mà cả giáo hội cả chánh quyền đều thừa nhận để chúng tôi làm sống dậy tinh thần thiền học Việt Nam, mà lâu nay trong thiền viện mình lơ lửng giũa chừng, chưa dứt khoát bởi vì chưa đủ điều kiện. 

Nên bây giờ được có đất, được phép mở thiền viện thì đó là điều kiện chúng tôi cố gắng làm cho được. Đây là lý tưởng tối hậu, nghĩa là cái mình ấp ủ từ lâu biết cái hay của Tổ Tiên mình mà mình không cơ hội nói. Bây giờ có cơ hội làm cho sống dậy, không làm thì trách nhiệm giao cho ai? Nếu tôi không làm ai thế cho tôi để làm, nếu có người thế tôi chắc tôi làm người vô sự luôn. Không ai thế được buộc lòng tôi phải đa sự vì cái tâm muốn làm sao cho Phật Giáo Việt Nam ngoi đầu lên với các nước Phật Giáo bạn, thấy Việt Nam có cái gì , có gì quý vẫn còn chứ chưa mất, đó là chủ yếu chỗ nhắm của tôi. Bởi không ai thế được bất đắc dĩ tôi phải gánh tôi phải làm người đa sự. Nói vậy quý Phật tử hiểu rồi , thắc mắc này là phải bởi vì ngày xưa tôi nói và bây giờ tôi làm khác nhau.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 2

Phật tử hỏi: 

Bạch thầy mỗi khi con ngồi thiền có những đốm đen tròn đập vào mặt sau đó tan biến rồi lại tiếp tục. Tại sao như vậy xin thầy cách khắc phục. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Sư Ông đáp:

Khi ngồi thiền có những đốm đen đập vào mặt mình rồi tan. Điều này tôi cũng thường nhắc các quý Phật tử, tu thiền lúc ngồi tu có những tướng trạng lạ hoặc thấy đốm đen, đốm trắng thấy rồi tan nó không còn hoài, biết nó là ảo ảnh giả tướng, không phải thật. Do khi mình ngồi tu tâm mình hơi dằn ép 1 chút thì phát ra tướng lạ vậy thôi Không khắc phục cũng không sợ sệt gì tự nó mất, không có gì lạ.. Chỉ Biết đúng như thật nó là ảo ảnh là giả tướng không thật rồi sẽ hết.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 3

Phật tử hỏi:

Kính bạch Hòa Thượng qua kinh sách mình thầm nhận nơi thân 5 uẩn này có Phật tánh, như thế có phải mình đã kiến tánh chưa? Nếu chưa thì phải thế nào để kiến tánh? Cuối xin hòa thượng từ bi chỉ dạy cụ thể để chúng con ứng dụng tu hành. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Sư Ông đáp: 

Ngài Phong Nguyệt khóc vì ở trong chúng 500 người. Người thông thì nhiều người kiến tánh thì không có. Thông là thông gì? Kiến tánh là kiến cái gì?

Chỗ này nếu nói mình nương kinh sách mà hiểu ở mình ở trong thân 5 uẩn có Phật tánh không sanh không diệt hiểu như vậy chưa phải là kiến tánh chỉ là thông hiểu thôi.

Kiến tánh là đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng không quên không có mất cái thật đó thì lúc đó mới gọi là kiến tánh. Kiến tánh là phải huân tu. Như quý Phật tử có cái thấy cái biết mà không chấp đó là niết bàn, chấp thì không phải niết bàn. Chừng nào cả năm thấy biết không chấp mới là thứ thiệt, giờ phút này chấp , giờ phút khác không chấp thì chưa phải thứ thiệt, cái nhỏ không chấp cái lớn chấp chưa phải thiệt.

Thiệt hay không thiệt tùy thuộc chỗ mình huân tu sâu dày hay cạn mỏng. Nhiều người nói đạo hay lắm mà gặp chuyện tức nói la nghe om sòm. Kiến tánh là luôn luôn sống được với cái thực đó, thấy rõ như không bao giờ thiếu nó. Cho nên quý vị đọc trong Chứng Đạo Ca Ngài Huyền Giác có nói, giả sử như vòng lửa quay trên đầu thì định huệ Ngài cũng ko mất, quả là kiến tánh là vậy đó, vậy mới làm chủ được giải thoát sanh tử.

Còn mình biết, nói hiểu biết rồi đó, nhưng biết rồi để đó, còn chuyện thế tình vẫn sống như thế tình, không thể gọi là kiến tánh được.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 4

Phật tử hỏi:

Kính bạch thầy ngay thực tại rõ ràng thấy biết hằng tâm hằng tỉnh hằng giác đây rõ ràng chân tâm, mà sao trong kinh nói tâm màu nhiệm và diệu dụng vô cùng, tâm là trùm khắp. Vậy tâm là không nơi vì cách 1 khoảng xa là đã không hay biết rồi thì đâu có màu nhiệm gì mà con thấy chỉ bình thường. Kính mong thầy vì con mà chỉ dạy. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Sư Ông đáp:

Ở đây Phật tử này nhận mình có cái tâm rõ ràng hiểu biết ngay trong hiện tại, tâm đó tầm thường quá tại sao trong kinh lại nói là mầu nhiệm diệu dụng. Qúy Phật tử quên cái tâm hay là Phật , trong nhà Phật nói Phật nhân, Phật quả. Cái tâm bình thường hằng ngày thấy biết rõ ràng nếu mà nhận ra sống được với nó là mới sống được với ông Phật nhân khi thuần thuật 5 năm 10 năm…30 năm… không còn những cái phiền não vô minh che lấp thì lúc đó nó mới có đầy đủ diệu dụng tâm đó mới gọi là tâm Phật diệu dụng như trong kinh tôi thường kể nhất là kinh Pháp Hoa mở đầu Là Ngài Văn Thù kết thúc là Ngài Phổ Hiền. Ngài Văn Thù tượng trưng cho căn bản trí tức là ông Phật nhân, Ngài Phổ Hiền là tượng trưng cho sai biệt trí Phật quả. Phật quả mới độ sanh Phật nhân chưa có độ thành ra diệu dụng là ở Phật quả, không phải Phật nhân. Biết có cái nhân rồi đi đến cái quả. Chứ là nhân không biết thì cái quả cũng khó mà có. 

Như vậy chúng ta tu biết được cái tâm chân thật của mình hằng giác hằng tỉnh không có mê thì mình biết đó là Phật nhân khi thuần thuật nhiều năm nhiều tháng chừng đó mới có những cái diệu dụng đó là Phật quả. Còn ở đây nghi 1 điểm là cái tâm mình sao ở trong giới hạn cơ thể của mình sao nói là trùm khắp, có thấy biết nào ra ngoài hư không đâu mà nói tâm trùm khắp?

Đó là tại Phật tử này quên tôi hay nói "cái gì có tướng có hình thì cái đó có giới hạn có phạm vi nhất định, còn cái gì ko tướng không hình thì có giới hạn không?” nó không giới hạn thì nó trùm khắp được không? Bởi vì tâm cái biết không tướng mạo không hình dáng thì không tướng không hình nên nói nó trùm khắp. Chớ không phải biết trùm khắp là minh gá lên mây lên núi hay ở đâu nó cũng gá, như vậy không phải. Nhưng thật ra không có nó ai biết là mây, núi, mặt trăng, mặt trời.. ai biết tất cả. Thì như vậy chỗ nào thiếu nó đâu, không trùm là gì? Có cái gì mình thấy mình biết có cái đó thì trùm hết rồi còn gì.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 5

Phật Tử hỏi : Kính bạch thầy

a. Ở hội Linh Sơn khi Đức Phật đưa cành hoa sen Tổ Ca Diếp mĩm cười sau đó được Phật ấn chứng. Còn trong Kinh A Hàm thỉnh thoảng Phật có dạy Tỳ Kheo nào thấy lý nhân duyên sinh là thấy pháp…như vậy cái thấy cái ngộ của Tổ Ca Diếp và cái thấy của Tỳ Kheo thấy được duyên sinh 2 cái khác hay giống nhau?

b. Thỉnh thoảng trong Kinh A Hàm sau khi được nghe Phật thuyết pháp thì có những người chứng đạt được quả Tu Đà Hoàn, A Na Hàm.. như vậy các trường hợp đốn ngộ này có đồng với tinh thần đốn ngộ của Thiền Tông sau này không? Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Sư Ông đáp: 
a. Cái thấy cái ngộ của Tổ Ca Diếp và cái thấy của Tỳ Kheo thấy được duyên sinh 2 cái khác khác nhau

Tại sao khác nhau? Ngộ là ngộ được cái Pháp Nhãn Tạng Niết Bàn Diệu Tâm. Cái đó ở đâu? Là ở nơi mình . 

Còn thấy pháp duyên sinh cái đó ở đâu? Ở sự vật bên ngoài thành đó thấy được pháp tánh thấy được lẽ thật của các pháp. Còn ngộ là ngộ được cái thật của con người. 2 cái khác nhau

b. Trong Kinh A Hàm nói có những vị nghe Phật giảng liền chứng được Tu Đà Hoàn ngay tại chỗ ngồi. Đối với các thiền sư có khi trong hội vừa hỏi và được trả lời ngộ liền. 2 cái ngộ chứng đó khác nhau. 

Khác như thế nào? Vì ngộ chứng Tu Đà Hoàn, Tu Đà Hoàn dịch là Thất Lai tức là còn 7 lần trở lại trần gian nữa hoặc là dịch Nhập Lưu là vào dòng thánh. Nghĩa Tu Đà Hoàn là khi mình ngộ được lý đạo ngang đó tu không còn thối chuyển tiến mãi trên con đường đạo đức giác ngộ không có lui xụt gọi đó là Tu Đà Hoàn. Tiến lên đường Thánh đó là Thánh của Tứ Đế hay là thánh tứ quả Thanh Văn. Còn người đốn ngộ không phải ngộ để đủ lòng tin tu rồi chứng quả Thanh Văn, mà ngộ ngay nơi mình có ông Phật tức là Phật nhân nếu mình tu đến chỗ viên mãn sẽ thành Phật quả chớ không qua tứ quả Thanh Văn cho nên 2 cái khác nhau. Cái kia ngộ chứng được Quả Tu Đà Hoàn tiến mãi tu chứng A La Hán, còn đây ngộ mình có Phật nhân tu tiến đến cuối cùng là thành Phật .


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 6

Phật Tử hỏi : Kính bạch thầy

Kính xin thầy giảng giải cho con hiểu về ý nghĩa của 2 câu sau đây do Hải Lượng Thiền Sư tức Ngô Thời Nhiệm và Hòa Thượng Hải Ấn đã nói con trích từ quyển “ Trúc Lâm Tông Chỉ Môn Nguyên Thanh” trang 135

a. Khổng Tử là chủ của tính mạng, Phật Thích Ca là khách của tính mạng. Đó là lời ông Ngô Thời Nhiệm

b. Khổng Tử và Thích Ca là chủ và khách của tính mạng cho nên cái đạo dạy người nhất trí với nhau . ( Ngô Thời Nhiệm). Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


Sư Ông đáp: 

Ngô Thời Nhiệm có lần ông cũng xưng là con cháu Thiền Phái Trúc Lâm cho nên ông làm quyển sách “Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh” nhưng trước hết tôi xin nói rõ đọc tiểu sử hay nghiên cứu về tinh thần ông Ngô Thời Nhiệm ông nặng Nho hơn Phật, chủ yếu ông cũng muốn dung hợp Nho, Phật 1 nhà hay là tam giáo đồng nguyên Nho , Phật và Lão cùng 1 nhà. Ở đây ông dùng chữ “Khổng Tử là chủ của tính mạng Phật Thích Ca là khách của tính mạng” mà tính mạng ở đây theo quan niệm của ông là cái mọi người, mọi nơi ở trong nước phải sống, phải theo bởi vì thấy rằng nhà Nho là phương pháp dạy dân để có trật tự, nếp sống đàng hoàng thích ứng với thời đại. Còn nhà Phật dạy người tu được cái lý cao siêu gỉai thoát sinh tử cũng liên hệ đến kiếp con người. Đó là ý thứ nhất mà theo cái nhìn của ông bởi vậy ông nói “Khổng Tử là chủ của tính mạng Phật Thích Ca là khách của tính mạng” bên đây là gốc dạy dân, bên kia là ngọn dạy dân bởi vì bên kia giải thoát dạy dân xa quá ko có gần, còn bên đây thực tế gần hơn.

Ý thứ 2 Khổng Tử nhắm vào tinh thần giáo dục tâm ý của người dân sống phải đúng với cái nghĩa quân tư phụ, nghĩa là từ xã hội cho đến gia đình đều phải có trật tự trên dưới như vậy thì đó là tính mạng. Còn Phật dạy thì không như vậy nghĩa là dạy cho mình Tam Quy Ngũ Giới và cách xử sự chứ không tôn quân , hơi phụ thôi không giống hệt bên kia nó thiếu phần chủ yếu.

Còn ở dưới đoạn sau “Khổng tử và Thích Ca là chủ và khách của tính mạng cho nên cái đạo dạy người nhất trí với nhau” kết thúc đạo dạy người của ông. Ông lấy cái cớ để đưa đến chỗ sử dụng trong cuộc sống dạy dân thành ra chủ khách hòa nhau đều có lợi đó là tốt, không phải riêng tư, thật ra ông không nói sâu về tâm tánh của con người, mà ông muốn nói sinh mệnh của 1 nước của 1 tập thể nhiều hơn.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 7

Phật Tử hỏi :
Kính bạch Thầy trước kia con không thấy được nhân quả sau thời gian tu tập con đã thấy được nhân quả con loại trừ tâm hữu con xài tâm vô , gần đây con khám phá ra được con có thanh kiếm trí tuệ, con rất mừng vì đã thấy được nhân quả nhưng vẫn còn lặn hụp trong đó chưa thoát ra được vì kinh tế hoàn cảnh sức khỏe, nên muốn thoát mà thoát không nổi miệng vẫn còn ăn mặn hoài. Mong Hòa Thượng từ bi tiếp ánh sáng cho con để con nhận làm điểm tựa cố vương lên giữ cuôc đời lắm đau thương. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Sư Ông đáp:

Phật tử này rất là hiền lành thật thà thấy sao nói vậy, hồi chưa tu chưa hiểu nhân quả, tu rồi hiểu nhân quả dùng tâm vô trừ tâm hữu, biết mình có trí tuệ.

Tôi cũng giảng rõ quý Phật tử nắm rõ hơn. Tâm hữu là tâm thấy có mình thật, có tốt có xấu đều thật.. tất cả những cái hữu đó gọi là tâm hữu. Còn tâm vô là thấy theo Bát Nhã nghĩa là tất cả pháp duyên hợp không thật cho nên được kiếm trí tuệ thì đó mừng, tốt , đó là bước tiến thứ 1. 

Nhưng đến đoạn thứ 2 vì thấy được nhân quả nhưng vẫn còn lặn hụp trong đó chưa thoát ra được. Lý do kinh tế hoàn cảnh sức khỏe…thấy thì thấy mà cứ vẫn ăn mặn hoài. Thì cái điều này là đa số mắc phải chứ không phải 1 người nào. Đạo thấy hay muốn tiến lắm mà động tới là thiếu ăn thiếu mặc, hoàn cảnh gia đình, bịnh hoạn..tiến không nổi.

Điều này tôi xin góp ý với quý Phật tử, ai cũng ở trong hoàn cảnh kinh tế chật vật hết, chứ không phải cũng sung túc không phải riêng ai. Hoàn cảnh gia đình người nữ thì chồng con, người nam thì vợ con, xã hội, thế gian này nói ra không có người nào không bệnh đâu? Người nào cũng có bệnh ít, bệnh nhiều..Như vậy tại sao người ta tu được mình tu không được? Phải tìm ra lý do đó . Tại sao người ta cũng trong hoàn cảnh kinh tế chật vật, gia đình, cũng bệnh nhưng vẫn tu được? Mình tu không được là cái lỗi gì? Đó là cái chúng ta phải truy nguyên, tìm ra thì tu được chứ không có gì hết . Thì quý vị truy nguyên ra chưa? Chưa, là có gì lạ?

1 thiếu gan dạ. Nghe bệnh không dám ăn chay, nên ăn mặn hoài. Sợ nghèo kinh tế chật vật cho nên không rảnh tu, lo làm. Như vậy thì sợ kinh tế thiếu là cái yếu cho nên rồi tu ko được vì sợ đau ko dám ăn chay tu ko được. 

2 là còn chấp ngã to. Bởi thấy mình là thật là quý cho nên sợ mình nghèo, sợ bịnh rồi chết, sợ mất cái ngã, sợ cái ngã khổ cho nên không dám tu. Bây giờ gan lên 1 chút thấy cái ngã không ra gì, thì tu được chứ có gì đâu, phải không? Đó là cái lẽ quý Phật tử hiểu cố gắng vương lên chứ không phải ai hơn mình đâu, ai cũng có hoàn cảnh na ná vậy.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 8

Tăng hỏi:

Bạch sư ông xin sư ông chỉ dạy cho con để con học thêm:

1. Khi con ngồi thiền con cảm nhận 1 luồng hơi nóng phát ra từ sau 2 mang tai?

2. Lỗ tai con thỉnh thoảng hay nghe tiếng không không chừng đôi 3 phút, bạch sư ông có phải chăng con sắp phát khùng?

3. Luồng quả hầu đi như thế nào?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


Sư Ông đáp: 

1. Thật ra khi mình ngồi tu có những cảm giác trong những sách Thiền thường dạy. Có khi cảm giác lạnh, nóng hoặc phát xuất 2 bên mang tai hoặc phát xuất từ dưới xương cùng theo lằn xương sống chẳng hạn. Những cái đó là những tướng do công phu ngồi tu phát hiện , có cảm giác bất thường như vậy, mà những tướng đó là không thiệt. Nếu không quan tâm, không chú ý thì lâu lầu nó tan thôi. Còn nếu mình sợ, mừng đều là gốc của bệnh. 

2. Lỗ tai nghe tiếng không không đôi 3 phút có sắp khùng không? Thì điều này nếu nghe những tiếng nói ở bên lỗ tai trong khi mình tọa thiền, ai chú ý lắng nghe những tiếng đó chấp đó là Phật nói pháp, chấp đó là Bồ Tát nói pháp cho mình nghe. Chấp như vậy thì 1 ngáy khác sẽ điên.
 

Bởi vì những tiếng đó nói lên thần kinh mình hơi yếu cho nên mới nghe được những tiếng đó, chấp đó riết mình đi tới đi lui đứng nói lảm nhảm. Bởi nghe lỗ tai nói chuyễn rồi mình nói lảm nhảm thành điên hồi nào không hay. Chính hồi xưa tôi có 1 người bạn đồng tu đang đi với mình thì họ noi “ đó đó tôi nghe họ nói vậy đó..” tôi khuyên mấy lần nhưng không được rốt cuộc vị đó điên. Điên vì tại chấp tiếng nghe như người ta nói pháp cho mình nghe, bởi vì có nhiều người nghĩ rằng trong giấc mộng hay trong khi mình tu có Phật có Bồ Tát đến nói pháp cho mình nghe là quý là cao siêu, rồi lắng nghe riết rồi nói chuyện lảm nhảm với mấy người đó, thiên hạ trước mặt mình thấy mình lảm nhảm là biết mình thành điên mất rồi. 

Như vậy thành điên hồi nào không hay, tưởng đâu mình tỉnh rõ ràng mình đã điên. Vì vậy cho nên dè dặt đừng theo mấy tiếng bên ngoài.
 

3. Còn tu hành mà nói quả hầu gì đó. Cái đó là tu của ngoại đạo chứ không phải tu theo Thiền Tông . 

Thiền tông thì không có nghĩ đến đường quả hầu đi ở đâu hết. Chỉ là yên lặng vọng tưởng của mình tâm tỉnh sáng là đúng, còn nghĩ đến những chuyện kia là sai.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 9

Phật Tử hỏi:
Kính bạch thầy trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy Ngài A Nan cách mở gút nói rằng : 6 gút mở hết thì 1 cũng không còn. Tại sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi sang Trung Hoa với nhiệm vụ phá kiến chấp đối đãi 2 bên của chúng sanh. Tại sao còn quải 1 chiếc giày như vậy Ngài vẫn còn mang 1 cái, còn 1 là còn lại đối với 2. Xin thầy từ bi chỉ dạy để khai thông chỗ này cho con.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


Sư Ông đáp: 

Ở trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy mình mở 6 gút, nảy giờ tôi dạy Qúy Phật tử mở 6 gút chưa? Dạy chỗ nào? Thấy nghe mà chấp, thấy biết mà chấp .. thấy, nghe ,gửi ,nếm, xúc chạm.. mình chấp thì đó là gút, còn không là sao? Là mở 6 gút rồi.

Bởi vậy kinh Lăng Nghiêm nói 6 căn là gốc của luân hồi sanh tử, 6 căn cũng là nhân giải thoát luân hồi. Thì như vậy nó là chỗ làm cho mình đi trong luân hồi sanh tử chính nó cũng giải thoát sanh tử chứ không ở đâu xa hết. Vì vậy hổi nảy tôi nói đại khái không hết 6 gút, kinh Lăng Nghiêm nói rõ 6 gút. 

Kinh Lăng Nghiêm nói 6 gút mở thì 1 cũng không còn. Tại sao hình ảnh Tổ Bồ Đề Đạt Ma Ngài 1 đôi dép mà không quải hết, mà quải 1 chiếc như vậy là không còn chấp 2 bên, nhưng còn 1 chiếc là còn 1 cái tức là đối với 2. Thì câu nói đó rất rõ, hay.

Nhưng thế này Tổ muốn dùng hình tướng để nói lên cái ý chí lý tưởng của mình, chớ không phải Tổ dạy cho mình cái chỗ hoàn toàn cứu kính như lời Phật đã dạy ở trong kinh. Tổ muốn cho tất cả thấy rằng chúng ta đau khổ vì chấp 2 bên, nếu dứt chấp 2 bên thì không còn đau khổ nữa. Cho nên tượng trưng quải 1 chiếc dép chớ chưa phải nói chỗ cứu kính hết 2 cũng không còn 1. Là phương tiện chỉ chúng ta chấp 2 bên là còn khổ, không chấp 2 bên là hết khổ. 

Tôi nói ví dụ như hiện giờ nếu Qúy Phật tử thấy người ta khen là quý, là mừng là vui. Khi bị người ta chê thì sao? Buồn khổ. Mừng vui khi được khen thì sẽ buồn khổ khi bị chê. Trong thế gian này mọi người trong chúng ta được thiên hạ khen hết không? Nếu người nào hơi giống giống như mình, gần mình thì khen mình. Ngược lại thì chê mình phải không?

Mấy chú uống rượu thì khen mấy chú uống rượu giỏi, uống rượu nhiều phải không? Mấy chú ăn trộm thì khen mấy người ăn trộm hay lấy tiền người ta được nhiều. Còn mấy người tu , người nào tu dở khen người tu hay. Thì như vậy mấy chú uống rượu không bao giờ khen ông thầy tu, có khen không? Nếu mình được những bạn đồng tu khen mình vui, gặp những người không đồng tu họ chê thì sao? Buồn.

Bây giờ nếu bạn đồng tu mình khen thì mình cũng thấy đó là khích lệ mình, tu thôi chớ có gì đâu, thôi ráng tu không có mừng. Còn nếu người không đồng tu mình chê thì mình nói đó là thử thách coi mình tu thiệt hay tu giả. Nếu tu giả nóng giận, tu thiệt mình không giận, bây giờ mình tu thiệt đừng giận ai hết. 

Phật tử chịu tu thiệt không? Mình tu ai khen thì chịu, ai chê thì giận. Gỉa sử bữa nào ăn chay bị láng giềng người ta nói “ giả bộ ăn chay, miệng ăn chay trong bụng không ăn chay” nói vậy cái giận liền phải không? Muốn phá người ta, người ta tu muốn phá. Mà họ có phá đâu, họ thử mình tu thiệt hay tu giả, tu thiệt thì họ nói thì họ nói, mình thiệt mình biết. Nhưng Phật tử cứ chịu giả không chịu thiệt, muốn cho ai cũng khen hết. Nhiều khi người ta khen cho mình vừa lòng thì cũng vui nữa. Bởi vậy cho nên còn vui là còn khổ, mà còn vui, khổ thì trên thế gian này chắc không bao giờ hết khổ phải không? Bởi vì đâu ai khen mình hoàn toàn 100 người khen nhiều lắm 40-50 người, còn 50-60 người kia chê thì sao? Thì khổ nhiều. Bởi vậy đừng có màng cái khen chê mà sống với cái tâm an như thanh tịnh thì người đó là người hết khổ , cho nên mới nói buông được 2 bên là hết khổ.

Đó là sự thật, còn thí sụ thứ 2 nữa là nghĩ tới cái nghèo cái giàu. Thấy người ta giàu mình nghèo khổ không? Bởi mình nghĩ giàu nghĩ nghèo cho nên ai cũng muốn giàu mà không chịu nghèo, mà lỡ nghèo thì than thân trách phận đủ thứ hết. Bây giờ mình đừng thấy cái giàu nghèo, lo làm ngày 2 bữa cơm viu vẻ sống đạo đức gọi là “ An Bần Lạc Đạo” đó. 

Thì như vậy có khổ không? Đâu có khổ ,nghĩa là mình chấp nhận mình không phải lười biếng, không trốn trách nhiệm mà làm hết sức mình được bao nhiêu sống bấy nhiêu không than không trách. Có tiền nhìu ăn ngon tiền ít ăn dở cũng sống thôi, người ta có thịt có cá, mình không có ăn rau muống nước tương cũng sống vậy phải không? Mà tâm mình an thì không có buồn, không khổ… thì đau có bệnh hoạn. Như vậy mình không chấp giàu chấp nghèo cũng hết khổ. Tóm lại cái gì còn thấy 2 bên là còn khổ. 

Nếu thấy đẹp thấy xấu khổ không? Giả sử mình được cái phước là đẹp rồi thấy hãnh diện, mai mốt mình già suy yếu mình xấu lại, qua trận bệnh già gầy còm. Chấp cái đẹp trước mình vui thì cái xấu sau mình khổ. Còn nếu không đủ phước mình xấu , người khác đẹp hơn mình thì sao? Thì thôi khổ dài dài, khổ không có ngày ra, thì như vậy càng chấp đẹp chấp xấu càng khổ. Cho nên không chấp 2 bên là hết khổ.

Đó là ý nghĩa mà ở đây tôi nói chư Tổ muốn cho mình đừng dính 2 bên, không dính 2 bên là hết khổ. Đó là 1 lẽ thật, mà lẽ thật đó chưa nói đến chỗ tột cùng cứu kính của Phật muốn dạy. Muốn nói giai đoạn đầu mình thoát được 2 bên thì mình sẽ hết khổ, ra khỏi vòng trần lụy này.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 10

Phật Tử hỏi: Con có điều khuất mắt kính xin Hòa Thượng giảng giải cho con được rõ. Những người ngoại đạo họ giống với đạo của họ nhưng họ luôn hướng về chân lý và luôn sống với chân lý với những người đó họ mất thì có được giải thoát không? Kính xin Hòa Thượng hướng dẫn.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni 

Sư Ông đáp: Câu hỏi không rõ lắm, nhưng tôi tạm nói cái ý cho quý vị thấy “có những ngoại đạo họ tin và trung thành với đạo họ, nhưng lúc nào cũng hướng về chân lý khi chết họ có được giải thoát không?”

Thì điều này không sáng sủa lắm tôi sẽ nói đại khái cho quý Phật tử hiểu. Người theo 1 tôn giáo nào đó và trung thành với đạo đó. Nếu mà họ ứng dụng những điều dạy trong tôn giáo đó mà hợp với chân lý đúng với tinh thần giải thoát họ trung thành và làm theo họ được giải thoát. Còn nếu những lời dạy của tôn giáo đó không đúng với tinh thần giải thoát và họ làm theo thì nhất định không giải thoát.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 11

Phật Tử hỏiKính bạch thầy mong thầy vì chúng con mà chỉ bày để tâm chúng con không rơi vào sự hoang mang trong công phu. Bạch thầy trong khi thầy dạy biết vọng thì buông, vậy khi không có vọng thì tâm là sự tự nhiên. Tự nhiên đó là tâm tánh nhưng tại sao trong khi ngủ lại không rõ biết, đã gọi là tánh thì không tăng không giảm. Mong thầy vì chúng con giải bày.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:
Nói rằng biết vọng thì buông, khi buông thì tâm lại tự nhiên. Thí cái điều này Phật tử chưa nắm vững cái hướng tôi nói. Tôi nói biết vọng buông và mình không theo vọng, khi buông vọng rồi, vọng không khởi thì lúc đó sao? Lúc đó nói tự nhiên mà sự thật lúc đó buông vọng khởi nữa thì mình biết lúc này không có vọng. 

Khi dấy lên mình thấy mình buông, khi không dấy lên thì biết không có vọng. Mà vọng dấy biết có vọng buông, vọng lặng biết không vọng thì có tự nhiên hay là hằng biết. Cho nên tôi thường ví dụ tôi nói: Tôi đang ngồi ở trong thất, thì có 1 số Phật tử vô hỏi đạo lý, Phật tử tới tôi biết có Phật tử tới. Hỏi đạo lý xong Phật tử xá lui ra hết thì lúc đó tôi biết Phật tử ra hết. Thì biết có Phật tử hỏi đạo biết Phật tử ra hết là ai biết? là chủ nhà biết, thì bây giờ có vọng lên biết không theo, buông nó thì biết lúc này không có vọng, tự nhiên sao được. Chủ nhà sờ sờ đó mà quên thì như vậy đâu có gì mà tự nhiên. 

Ở đây lại hỏi tự nhiên đó là tâm tánh, cái đó không phải là tự nhiên mà là hằng biết, mà hằng biết mà sao khi ngủ lại không biết. Khi ngủ phải đóng cửa, bởi đóng cửa biết mà biết 1 cách mờ mờ ví dụ như ở trong nhà mình đốt ngọn đèn mà khi cửa đóng rồi ở ngoài thấy không? Không thấy, nhưng mở hé cửa là thấy, thấy trong nhà sáng. Như vậy quý Phật tử thấy khi mình ngủ 6 căn đóng cho nên mình không biết, nói không biết nhưng 1 cái động mình đang ngủ mà người nào hơi nhạy nhạ người khác mở đèn là giật mình. Như nếu không có cái đó thường xuyên ở mắt thì làm sao người ta mở đèn mà mình giật mình, người ta kêu mình giật mình, gõ vào tay chân mình giật mình. Thì nó có mà nó yếu vì 6 cửa đóng chớ không phải là không vì vậy cho nên nó không có tướng nên không tăng không giảm.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 12

Phật Tử hỏi: Kính bạch thầy xin thầy thương xót dạy rõ 2 ý nghĩa sau

1. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy “làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây” trong kinh Lăng Nghiêm con lại nghe thầy giảng thân cha mẹ sinh ra này như hạt bụi trong hư không như hòn bọt trong biển cả. Vậy là như thế nào? kính xin thầy giảng rõ cho chúng con.

2. Kính bạch thầy khi con ngồi tụng kinh hoặc ngồi tọa thiền thì con hơi lặng nghe sự yên lặng lặng lẻ của hư không. Vậy có sai không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp: 

1. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy thân này khó được như rùa mù tìm bọng cây, nghĩa là rùa mù không phải đi tìm được liền liền mà 100 năm mới trồi đầu lên 1 lần, khi đó trên mặt biển cái bọng cây đương theo sóng gió mà trôi dạt. Thì như vậy chừng nào rùa mù tìm được bọng cây? Khó vô kể, cũng vậy đứng về mặt thân này, người học đạo phải hiểu cho thật kỹ nó không quý mà cũng rất quý. Mọi lần tôi có dùng thí dụ: giả như chúng ta đi ra biển bất thần bị sống bão, chúng ta bị chìm thuyền bất chợt vớ được gốc cây mục. Trong khi mình đang chơi vơi ngoài biển cả gốc cây mục đối với mình quý hay không quý? Ai cũng biết gốc cây mục thì không quý nhưng lúc mình đang chơi vơi rất quý. Nhờ đeo gốc cây mục đó sẽ đươc người ta cứu vớt mình hoặc đeo theo gốc cây mục đó mà sóng gió sẽ tạt vào bờ. Thì gốc cây mục trong khi đang chơi vơi thì rất là quý, khi mình đến bờ thì sao? Có ai vác lên vai đem về cho bà con thấy không? Như vậy nó quý ở chặng nào? Và không quý ở chặng nào?

Nó quý ở chặng mà mình cần tu đó mình còn đương mê lầm mới tỉnh, mới biết đạo rồi thân này hoại đi thì đâu kịp cho nên lúc đó phải quý. Quý để mượn thân này làm phương tiện tu hành bởi vậy Phật cấm Phật tử không được tự tử là vậy đó. Vì được thân này là quý mình chưa tu tới đâu mà tự tử thì uổng, trở lịa được thân này đâu phải là dễ, cho nên rất là quý.

Nhưng khi mình đạt đạo rồi thì thân này còn quý nữa không? Thì ở đây trong kinh Linh Nghiêm mà quý thầy giảng nói thân này như hòn bọt như hạt bụi trong hư không đó là tại ngộ đạo rồi thành ra thấy nó không ra gì. Đó là 2 trường hợp thân rất quý trong khi còn mê vừa và tỉnh tu thì nó là quý. Nó hết quý khi ngộ rồi thấy nó là hư dối tạm bợ không còn qúy nữa.

2. Phật tử này hỏi rằng khi tọa thiền lắng nghe sự yên lặng lặng lẻ của hư không thì cái này sai tuốt rồi. Hư không có động đâu mà lắng nghe, phải không? Lắng nghe cái động của hư không là không trúng, bởi vì hư không là hư không nó không có động. Động là âm thanh động.

Mình ngồi thiền là dùng cái trí để nhìn lại niệm khởi thì không theo còn niệm không khởi thì yên lặng thì đúng. Đây là chinh phục ngay nơi nội tâm của mình, còn không thì mượn hơi thở để nương và quên nghĩ. Thì đó là những phương tiện, chớ còn để lắng nghe hư không thì không được, hư không là không âm thanh mà nghe cái gì?


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 13

Phật tử hỏi: 
1. Thưa thầy nếu niệm khởi là sanh diệt nhưng sao Ngài Huyền Giác lại nói có phân biệt nhưng không phải ý? Hoặc cũng biết vui buồn nhưng đừng để nọc độc vui buồn thấm vào chân tâm như vây có mâu thuẫn không? Xin thầy từ bi giảng cho chúng con được rõ.

2. Thưa thầy tại sao lại nói biết vọng đừng theo đã đầy đủ giới định tuệ tự tánh. Xin thầy từ bi giảng cho chúng con được rõ.

3. Trong kinh “6 Cửa Vào Động Thiếu Thất” có nói “Đừng bắt Phật đi tìm Phật “ chúng con chưa được rõ xin thầy từ bi giảng cho chúng con hiểu.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni 


Sư Ông đáp:
1. Niệm khởi là sanh diệt nhưng sao Ngài Huyền Giác lại nói có phân biệt nhưng không phải ý? Vị này đã hiểu lầm cái phân biệt của ý và cái phân biệt không phải ý. Cái phân biệt của ý là phân biệt tốt xấu, hơn thua, phải quấy…thì phân biệt đó là ý. Còn cái phân biệt không phải ý như tôi thường ví dụ có tấm gương soi mọi người, như quý Phật tử nhìn lên đây cái tay tôi là tấm gương, quý vị sẽ thấy hình bóng của quý vị. Mà hình bóng quý vị trong gương là 1 khối hỗn độn hay là cái nào ra cái nấy? Hình người nào ra người đó, bóng người nào ra người nấy.

Như vậy bóng người nào ra người nấy đó là phân biệt hay không phân biệt? Phân biệt không? Mà phải ý không? Gương nó có động đâu. Như vậy thì cũng thấy rõ trắng đen mà không phải phân biệt chớ không phải lúc đó không biết gì hay lúc đó là khối hỗn độn, cho nên Ngài Huyền Giác nói phân biệt mà không phải ý là chỗ đó đó.

2. Tại sao lại nói biết vọng đừng theo đã đầy đủ giới định tuệ tự tánh. Xin thầy từ bi giảng cho chúng con được rõ. Nếu đầy đủ giới định tuệ tự tánh như Đức Lục Tổ thì khỏi cần biết vọng đừng theo, còn bây giờ giới định tuệ chỉ là ở ngoài miệng thì thôi đừng theo vọng giùm tôi.

3. “6 Cửa Vào Động Thiếu Thất” có nói “Đừng bắt Phật đi tìm Phật” chúng con chưa được rõ xin thầy từ bi giảng cho chúng con hiểu. 

“Đừng bắt Phật đi tìm Phật” là thế này chúng ta lâu nay có cái niệm nghĩ rằng Phật ở thế giới cực lạc, thế giới này thế giới kia.. cho nên mình mong mỏi gặp Phật. Nhưng với tinh thần của “6 Cửa Vào Động Thiếu Thất” hay là nói của Tổ Đạt Ma thì nói “tức tâm tức Phật” nhân tâm mình đã là Phật thì phải xoay lại đó nhận ra nơi đó chứ đừng đem tâm đi tìm Phật, tâm mình đã là Phật rồi mà tìm Phật ở ngoài nữa tức là bắt Phật đi tìm Phật. Mà phải xoay lại phải nhận rõ tự tâm mình “tức tâm tức Phật” thì đủ rồi chớ đừng đi tìm ở ngoài.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 14

Phật Tử hỏi: 

Trong quyển “Pháp Bảo Đàn Kinh” của thầy Mãn Giác ở Hoa Kỳ có nêu 2 việc làm.

1. Đức Lục Tổ là người Việt Nam.

2. Chính Ngài Thần Hội đã sáng tác 28 vị Tổ Tây Trúc

Con kính xin thầy từ mẫn chỉ bày cho con 2 ý này.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

1. Tôi không có nói thầy Mãn Giác nói trúng nói trật gì hết. Mà tôi chỉ nói rằng Đức Lục Tổ là người Việt Nam hay là người Trung Hoa không quan trọng. Mà quan trọng chúng ta có tu được đúng như lời Lục Tổ dạy hay không. Nếu Lục Tổ dạy chúng ta tu được như Ngài thì cái đó là cái xứng đáng còn ngồi đó cãi Ngài là người Việt Nam hay người Trung Quốc mà không chịu tu thì không có lợi gì. Trọng tâm của tôi là phải tu được những lời Ngài dạy thì mới quý giá, cãi hoài lấy đâu bằng chứng cãi hoài mệt phải không?

2. Ngài Thần Hội đã sáng tác 28 vị Tổ Tây Trúc? Câu hỏi này mang tính cách lịch sử , tôi nghiên cứu đã thấy rõ cái lối nói này là lối nói lệ thuộc của 1 vài học giả sau này. Sự thật chúng tôi đọc ở trong quyển “Đại Chỉ Quán” của Ngài Thiên Thai Trí Gỉa đại sư, Ngài sanh đời Tùy trước Lục Tổ. Lúc đó Tổ Bồ Đề Đạt Ma chưa sang nữa, ngài đời Trần đến đời Tùy trong quyển “Đại Bát Nhã” là “Đại Chỉ Quán” gọi là “Ma Ha Chỉ Quán” về phẩm thứ nhất đã có kể 26 vị Tổ Ấn Độ, quý vị nào chịu khó đọc quyển đó sẽ thấy. Trước đó đã có 26 vị thì tới khi Tổ Đạt Ma nói 28 vị là hợp lý 100% tại sao nói Ngài Thần Hội sao này tạo ra? Đó là lối nói chưa có nghiên cứu kĩ.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 15

Phật Tử hỏi: 
Người tu theo Phật nên nghĩ thế nào về bói toán, tử vi, địa lý ?
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni 


Sư Ông đáp:
Câu hỏi này trúng bịnh với hiện tại rất nhìu. Nếu Phật tử tin sâu lý nhân quả thì đối về vấn đề bói toán địa lý có quan hệ không? Nếu mình tin tử vi bói toán địa lý thì tin sâu nhân quả chưa? Nhân quả là cội nguồn khổ đau hay an vui, nếu mình tạo cái nhân xấu đó là cái nhân để đưa đến khổ đau, mình tạo nhân tốt là nhân đưa đến an lạc. Nếu tin sâu điều đó mỗi ngày nhìn lại mình có tạo nhân xấu hay không để mình chừa, tránh còn biết cái nào tốt mình cố gắng mình tạo làm thì bao nhiêu đó quá đủ rồi. Còn cái bói toán tử vi địa lý chỉ là phần phụ bên ngoài giả sử trúng cũng chỉ là trò chơi thôi à, quý vị nhớ mấy ông thầy bói hay mấy người đoán tử vi cũng vậy. Tôi hồi xưa cũng có quen 1 ít người họ coi tay coi tướng, họ nói coi tay coi tướng cũng trúng lắm nhưng mà với điều kiện là cái người đó khi thấy có cái tướng hay hiện ra trong chỉ tay lành hay dữ thì họ nói nhưng nếu từ ngày cho đến ngày kia mà không xảy ra chuyện gì bất thường thì nó trúng, còn xảy ra bất thường thì trật. Ví dụ từ ngày cái tay hiện ra 3 năm sau hay 6 tháng sau có điều lành, thì đoán ông hay bà sẽ gặp những điều tốt, nhưng từ đây đến đó mình phải làm điều tốt thì đến đó tốt nếu mình làm điều xấu thì không có tốt nữa.

Ví dụ từ đây đến đó mà giết người thì cái tốt đó còn nữa không? Thì như vậy cái tốt hay cái xấu nó sẽ hiện đúng khi mình không làm cái gì nó quá mạnh quá nặng, còn mình làm cái gì mạnh nặng thì nó đổi. thì như vậy nó đổi theo cái gì? Theo cái nhân, nếu làm nhân ác thì cái tốt biến thành xấu, còn nếu làm thiện thì nhân xấu sẽ thành tốt. Thì như vậy tin nhân quả hay bói toán cái nào nên tin hơn, vậy mà rồi Phật tự cứ băn khoăn cứ coi năm tới khá ko? Hay lo hay nghĩ đến năm tới năm trên là tại mình có cái tham muốn năm sau giàu hơn năm này, muốn dọa dẫm năm tới phát tài hay không? Chứ mình cứ nghĩ cái nhân mình tốt thì quả sẽ tốt cứ sống làm điều tốt thôi, rồi cái quả sẽ tới khỏi cần coi bói gì hết.

Cho nên cái bói toán tử vi địa lý nó chỉ là phần phụ, không có đáng mà cái chủ yếu là nhân quả. Vì vậy người Phật tử chân chánh tin nhân quả rồi thì mấy cái kia là trò chơi khỏi tốn tiền vô ích. Còn người nào mà cứ đi tìm bói toán hoài thì biết đó không phải, không tin nhân quả, mà không tin nhân quả thì xứng đáng là Phật tử chưa? Sao vị quý nói yếu quá, không dám nói mạnh. Nếu Phật tử chân chính thì tin sâu nhân quả, mà tin sâu nhân quả thì mấy cái đó là trò chơi không đáng khỏi tốn tiền vố ích. Thay vì coi tử vi tốn 10.000 ngàn đồng, đem 10.000 ngàn đồng giúp cho người bệnh có phước hơn . Làm nhân lành thì có quả lành, còn hơn đi coi tử vi có biết gì đâu, còn nếu có biết mà nói phân 2 vậy đó ờ từ đây đến ngày kia nếu bà hay ông không làm gì tội ác thì chừng đó được quả tốt, còn nếu làm ác thì nó đổi. Thì thôi để mình lo tu sướng hơn, đi coi chi tốn tiền mắc công lo. Bởi vậy nhiều Phật tử chân chính không nên để phí thì giờ, tiền của trong những việc nó không có chân thật.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 16

Phật Tử hỏi:
Kính bạch Hòa Thượng con là 1 Phật tử mới vào đạo, kính xin Hòa Thượng giải đáp cho con những thắc mắc sau:
1. Con thường nghe nói “nhất nhân cử đạo cửu huyền thăng” câu này có đúng với Phật pháp không? Vì theo con hiểu “ai ăn người ấy no”.

2. Trước khi ngồi thiền có nên hay không nên trì chú? Nếu trì chú thì trì những chú nào và trì mỗi chú bao nhiêu lần? Ngoài ra nếu trì chú tay bắt ấn theo chú đó hay không? Hay chỉ chắp tay niệm Phật thường thôi.

3. Trong “Tử Thư Tây Tạng” và nhiều sách Phật khác con thấy có nói phải để ít nhất 8 giờ sau khi chết mới lên thay đồ tắm rửa. Nếu không người chết vẫn còn bị đau đớn và họ sẽ phát sanh về cảnh giới xấu, điều này có đúng không? Và nếu không đúng thì để người chết khoảng bao lâu mới được đụng tới? Sau đó nên hay không nên coi giờ tẩm liệm và chôn cất.

4. Việc phá địa ngục như trong 1 số kinh sách và ngoài đời thường xảy ra hằng năm ở vùng núi Thị Vải với sự tham dự hàng mấy trăm Tăng Ni việc này có đúng với chánh pháp không? Vì con hiểu Phật có tái sanh cũng không cứu đươc nghiệp của chúng sanh, làm sao có việc dám phá địa ngục với thiết tâm mong cầu chánh pháp con cuối xin Hòa Thượng chỉ dạy giùm con những thắc mắc trên.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp: 
1. Một người thành đạo cửu quyền thăng thì có trái với nhân quả “ ai ăn nấy no” không? Nó không có trái tí nào hết đó.

Tại sao vậy? Bấy giờ tôi nói cho quý Phật tử thấy tôi chưa thành đạo mà bà con tôi cũng thăng bộn rồi. Bởi vì mình một lần tu là có những người thân thuộc phát tâm theo, rồi mình tu đến khi thành Phật thì bà con mình thành Bồ Tát thành A La Hán thiếu gì. Thì thăng thôi chứ có gì đâu lo chỉ là mình chưa chịu thành đạo, không phải mình thành đạo mọi người đó cũng bỗng thành theo. Nhờ mình đi tu thân quyến mình phát tâm tu theo, nhờ vậy 1 đời mình tu có 5- 10 người bà con tu theo, đời tu thứ 2 có 20-30 người tu theo đến khi mình thành Phật rồi bà con mình cũng thành Phật thiếu gì. Cho nên 1 người thành đạo thì nhiều người thăng, đừng hiểu theo nghĩa 1 người tu rồi tất cả được đi theo về cực lạc hết, không có nghĩa ăn theo như vậy.

2. Trước khi ngồi thiền có nên hay không nên trì chú? Nếu trì chú thì trì những chú nào và trì mỗi chú bao nhiêu lần? Ngoài ra nếu trì chú tay bắt ấn theo chú đó hay không? Hay chỉ chắp tay niệm Phật thường thôi.

Điều này tôi xin thưa rõ ngồi thiền thì không trì chú, mà trì chú thì không phải ngồi thiền. Trì chú là tu theo Mật Tông mà ngồi thiền là tu theo Thiền Tông, mà lâu nay chúng ta có cái lỗi cứ sợ ngồi thiền không trì chú thì ma đến phá ngồi không thiền không được, điều này thật là hiểu lầm. 

Tôi hỏi quý Phật tử khi đọc lịch sử Đức Phật lúc Ngài đến cội Bồ Đề ngồi Ngài trì chú gì? Có trì không? Không có nghe Ngài trì gì hết, rồi khi ma tới thì Ngài lấy gì để dẹp ma? Ngài làm sao dẹp? Chăng qua Ngài giác ngộ rồi Ngài thấy bọn ma nó tới giả hình này hình kia phá Ngài nói “Bọn giả dối..đi đi..” Người tu thiền cốt là định tâm, trong kinh phật thường nói Phật dùng cung thiền định, kiếm trí tuệ mà phá quân ma chớ không có thần chú nào hết đó. Như mình bây giờ yếu cứ sợ nghe nhát ma sợ quá muốn trì chú trước để ngừa, thì do mình không hiểu rõ. 

Ngồi thiền là định tâm, định tâm thì ma đâu có phá được. ngồi thiền nghĩ bậy nghị bạ mới phá chớ. Như vậy thì khỏi cần trì chú và không nói chú nào.

3. Trong “Tử Thư Tây Tạng” và nhiều sách Phật khác con thấy có nói phải để ít nhất 8 giờ sau khi chết mới lên thay đồ tắm rửa….

Lau chùi thì làm cho cái thân đau thì điều này tôi chưa có kinh nghiệm kỹ nhưng mà theo tôi kết luận của câu hỏi này nói trước 8 tiếng mà mình đi chôn cất người đó sẽ đọa khổ thì điều đó không đúng. Thật ra quý Phật tử chắc cũng dư biết người chết sau khi cả cơ thể lạnh rồi thì lúc đó hết cảm giác, cảm giác khi lúc còn ấm và lạnh rồi thì cảm giác đâu còn. Không còn cảm giác thì sao biết đau? Cái gì biết đau? Và nếu nói tinh thần đã ra khỏi xác rồi thì sao tinh thần đau được? Lau cái xác làm sao tinh thần đau?

Bao nhiêu đó có thể thấy khi cơ thể lạnh hết cả rồi mình có thể liệm được, còn ấm thì khoang. Chỉ nói vậy thôi chứ đừng nói giờ, có nhiều người rất nhiều giờ mà họ không lạnh, có người vài 3 tiếng là họ lạnh hết rồi. Cái đó tùy theo cơ thể của mỗi người, khi đã lạnh hết rồi thì mình không còn gì phải sợ nữa đồng thời nếu nói rằng mình chôn cất trước rồi sẽ đi đường ác hay đọa đường dữ điều đó không đúng. Đi đường ác đọa đường dữ là khi nghiệp ác nghiệp dữ người ta có, chứ người đó làm ngập việc thiện mà chỉ vì lau chùi đau chút rồi sân đọa đường dữ không hợp lý không đúng tinh thần nhân quả của đạo Phật.

4. Việc phá địa ngục câu này thì hơi đụng chạm quá tôi cũng không muốn nói nhưng tôi chỉ nói hơi khơi khơi tí thôi. Tôi nói rằng trong nhà Phật tất cả những kinh điển từ kinh điển Nguyên Thủy như 4 bộ A Hàm tới kinh điển Đại Thừa tôi đọc không thấy có chỗ nào nói chuyện phá địa ngục. Nếu có thì chắc sau này bày ra làm cho Phật tử an lòng thôi chớ không phải trong kinh dạy , nhiêu đây đủ rồi nói nhiều mích lòng.

Nói thật với quý Phật tử nhiều khi tôi có cái buồn là Phật tử đi tới chùa cúng mà nhất là mùa Vu Lan nhờ quý thầy cầu nguyện cho thân nhân được siêu sanh về cõi Phật thì quý thầy rãnh tụng chứ quý thầy cũng không biết tụng được đi về bển chưa nữa. Bởi vì mình tụng thì cứ tụng cầu thì cứ cầu chớ mình không có dẫn đi, mình còn ngồi đây chớ có biết đi được hay không? Thành ra chuyện đó cũng là chuyện làm cầu may đó là tôi nói thiệt vậy, tỷ dụ bây giờ tôi đi Trung Quốc quý Phật tử đi Trung Quốc tôi dẫn đi thì tôi biết tôi dẫn đi tới đâu tới đâu tôi biết, còn tôi ở đây đưa người ta đi về bên kia thiệt là tôi chưa biết mà chưa biết làm thì là việc cầu may chớ không phải là bảo đảm nhớ như vậy. Còn cái bảo đảm nhất là quý Phật tử tu bỏ được nghiệp ác bảo đảm sẽ bớt khổ điều đó tôi bào đảm còn cầu nguyện về cực lạc tôi chưa dám bảo đảm, thật thà là như vậy. Huống nữa phá địa ngục đứng trên này mà phá ở đâu thì tôi cũng không dám tin điều đó.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 17

Phật Tử hỏi:
Cách đây khoảng 5 năm con tu thiền bị điên mấy lần ngày nay con đã thấy rõ cái sai quá lớn của chính mình. Nên con tin rằng từ nay về sau con sẽ không điên nữa, sau đây con xin trình bày sự tu của con để Hòa Thượng xét cái nào sai cái nào đúng và chỉ dạy thêm cho con.

1. Hằng ngày con theo dõi 8 tâm con sáng trưa chiều tối, đi đứng nằm ngồi mỗi niệm dấy lên con điều biết cũng có lúc khít khao cũng co khi thưa hở. Thưa Hòa Thượng trí con nghĩ khít khao là do có mặt của tâm trong từng ý niệm thưa hở là sự vắng mặt của tâm trong từng ý niệm.

2. Tâm còn chấp là đứng trong vòng nhân quả, tâm hết chấp là vượt ra ngoài vòng nhân quả, con ví tâm con chấp như con cá bị bắt đem nướng trên lò nên còn phiền não, tâm hết chấp ví như con cá được bơi lội tự do nên không phiền não.

3. Gần đây con không theo dõi tâm nữa mà trí con chỉ nghĩ đến những người sống chung quanh con là nằm còn nằm trong vòng nhân quả họ là người mù không thấy đường đi nên đụng lung tung. Con ví con như 1 kẻ thấy đường phải cố gắng bay ra khỏi vòng nhân quả để thông cảm cho họ mà đừng trách họ nếu họ lỡ đụng mình. Trí của con dừng lại ở điểm này và không thêm 1 điều gì khác. Kính thưa Hòa Thượng lối tu như vậy có đúng với chánh pháp hay không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni 


Sư Ông đáp:
Phật tử này thật thà ngày xưa có gì sai thì cũng nói cái sai của mình ra hết. Bây giờ có mấy điều:

1. Tâm từ sáng trưa chiều tối đi đứng nằm ngồi mỗi niệm dấy lên điều biết, có khi thì khít khao có khi thì thưa hở, thì nghĩ sự thưa hở là sự vắng mặt của tâm trong từng ý niệm. Quan niệm như vậy dường như là trúng mà chưa có trúng hẳn.

Tâm của mình nó dấy lên mình biết, khi nó nó thưa hở thì vắng mặt của tâm câu này không đúng. Nếu muốn đừng lầm thì phải dùng chữ “vọng tưởng” với chữ “tâm” thì dễ hiểu hơn, tuy nhiên vọng tưởng là biết chứ không phải không biết, đã biết là tâm nhưng cái tâm đó hư vọng. Còn cái biết hư vọng là nó không có vọng tưởng cho nên tạm gọi là tâm. Thì như vậy nếu là tâm niệm vọng tưởng dấy mình biết không theo, khi vọng tưởng không có thì lúc đó tâm cũng vẫn hiện tiền, lúc vọng tưởng có tâm vẫn hiện tiền, nếu không hiện tiền làm sao biết có vọng tưởng phải không? Như vậy tâm không có vắng lúc nào, mà vắng hay có là do vọng tưởng dấy hay không dấy, vọng tưởng dấy thì thấy như có, vọng tưởng không dấy thấy như không. Chớ thực tâm thấy vọng tưởng thì cái đó hằng hữu, ở đây nói rằng sự vắng mặt của tâm là trật chứ không trúng.

2. Tâm còn chấp là đứng trong vòng nhân quả, tâm hết chấp là vượt ra ngoài vòng nhân quả. Câu này có thể trúng mà cũng có thể trật.
Có thể trúng là khi nào hoàn toàn dứt hết phiền não mọi vọng chấp không còn. Hết vọng chấp tức là hết si mê, hết si mê mới hết luôn hồi. Còn si mê là còn vô minh, còn vô minh là còn luân hồi. Nói rằng tâm không chấp là vượt ra ngoài vòng nhân quả luân hồi , nói đến cái lớn đó. Chớ còn cái nhỏ chấp, còn thấy cái có mình là còn chấp, chấp là chấp ngã tức là còn vô minh, vậy câu này không có đúng hẳn.

3. Câu này e lỗi lầm nhiều nói rằng mình không chấp mình ra khỏi vòng nhân quả còn thấy người khác chấp còn trong vòng nhân quả, mình thương họ. Tốt đó, nhưng mà chắc gì mình đã ra khỏi thiệt mà nghĩ mình ra khỏi thiệt e lầm. Mình không chấp thì bớt khổ thì đúng, chớ đừng nghĩ mình khôn chấp là đã ra khỏi vòng nhân quả. Quý Phật tử cẩn thận điều đó, mình bớt chấp 1 phần là bớt khổ 1 phần, mình hết chấp là mình hết khổ. Còn nhân quả thì Phật mà cón phải bị nạn “Kim thương mã mạch” đó, đó là nạn, mà mình nói mình ra hết nhân quả thì e vội quá, không đúng với lẽ thật. Vì vậy cho nên Phật tử e dặt 1 chút đừng nghĩ mình đã ra khỏi nhân quả.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Mặc Vấn
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 18

Phật Tử hỏi:
Kính bạch Hòa Thượng có những thắc mắc con không giải được. Kính xin Hòa Thượng giảng giải cho con được sáng tỏ. Con nghe nói đạo không có hiển mật, nhưng pháp hành lại có hiển mật. Kính xin Hòa Thượng giải thích con được rõ thế nào là hiển thế nào là mật?
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:

Câu hỏi này cũng là câu hỏi của người cố tu đó, vì nói rằng đạo không có hiển mật nhưng người hành đạo có hiển mật. Thật ra thì chỗ này có nghĩa:

Chữ hiển là bày tỏ, hiện bày ra. Mật là ẩn kín, cái gì mình gọi là ẩn kín thì gọi là lời mật hay là bí mật những cái đó là dấu kín. Phật dạy không có gì là mật hết nhưng mà cái nào Phật dạy mình nghe mình hiểu thì nói là hiển, lời nào nghe không hiểu thì đó là mật. Cũng như mình nghe người ta nói cái gì mình hiểu biết được đó là nói rõ, còn nói nghe không hiểu mình nói bí mật quá, không hiểu. Như vậy cái không hiểu mình cho đó là mật, cái hiểu là cái hiển.

Phật không có nói gì dấu mình nhưng tại mình chưa hiểu, trình độ chưa tới mình không hiểu thì gọi đó là mật. Phật nói đạo, cho nên nói đạo không có hiển không có mật, Phật nói đều muốn cho mình biết tại mình chưa có hiểu tới. Dụ như mình đang học lớp 3, lớp 4 mà có ông giáo sư dạy đại học ổng lại ngồi giảng những toán, những cái hình trên trời trên mây mình nghe không hiểu gì hết, vậy nói ổng hiển hay mật, ờ nói ổng nói không hiểu , bí mật quá. Thì như vậy trình độ chưa tới thì không hiểu thì mình nói đó là mật, chứ còn đạo không có mật không có hiển. Phật nói cốt cho mình hiểu mình tu tức là đều rõ ràng, nhưng khi người thực hành thấy cũng như có mật có hiển đó là khi mình tu những cái đó mình hiểu được, cái hồi xưa cho là mật bây giờ hiểu rồi thì sao? Hiển mất rồi. Thì như vậy nói hiển nói mật là một lối nói chớ sự thật trên đường tu còn thấp cái chưa tới thì gọi là mật, khi lên cao rồi cái mật trước thành hiển mất rồi. Nên không có gì cố định hiển cố định mật.

Còn ở trong nhà Phật có chia ra Mật giáo và Hiển giáo, nói để chó quý Phật tử hiểu rõ. Mật giáo chỉ cho người trì chú, chuyên về Mật tông vì câu chú không giải thich cho mình hiểu cho nên gọi là mật. Còn hiển giáo là kinh, mình học kinh Phật dạy quý thầy giảng rõ cái hiểu gọi đó là Hiển giáo. Chuyện tu cái gì chưa hiểu là mật còn hiểu rồi là hiển hết chơn.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 19

Phật Tử hỏi:
Kính bạch Hòa Thượng con đọc kinh “Pháp Bảo Đàn” Lục Tổ dạy vô niệm : Vô là không có 2 tướng, không có các tâm trần lao. Niệm là niệm chân như bản tánh.
Còn từ vô niệm của pháp môn Tịnh Độ hình như con hiểu là không còn niệm. 
Vậy là cùng một danh từ mà nhà Phật khi dùng khác nhau làm sao giảng trạch cho đúng để người hành một cách phổ thông.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

Vì Lục Tổ giải thích chữ “vô niệm” vô là vô cái gì? Vô là không có 2 tướng, không có các tâm trần lao. Mà 2 tướng lúc nảy tôi có giải thích đó nghĩa là 2 tướng không thiệt nên mình không bị kẹt trên 2 tướng. Không có tâm trần lao tức là tâm phiền não hơn thua, phải quấy…tất cái đó không có thì gọi đó là vô. Còn niệm là niệm chân như bản tánh, chữ niệm này với chữ niệm trên nó khác, mình thường nói niệm khởi là gì? Là 1 ý nghĩ dấy lên gọi là niệm khởi, phàm cái gì có dấy lên thì gọi đó là niệm. 

Còn chân như Phật tánh có dấy lên không? Không. Như vậy niệm chân như Phật tánh là niệm sao? Ví dụ nói niệm Phật dấy lên niệm “Nam mô A Di Đà Phật” đó là niệm Phật, bây giờ không còn dấy niệm gọi là vô niệm. Còn bây giờ niệm chân như Phật tánh là niệm sao quý Phật tử biết không? Bởi chữ niệm nó có cái nghĩa là dấy lên mà chữa niệm cũng có nghĩa là nhớ như kỷ niệm những món đồ để mình nhớ, nhớ lại những cái gì đã qua…chữ niệm có nghĩa là nhớ.

Bây giờ mình không có chạy theo 2 tướng, không chạy theo các tâm trần lao phiền não đó gọi là vô. Bây giờ mình hằng nhớ chân như Phật tánh không quên nó thì đó là niệm chân như Phật tánh. Nghĩa là không theo cái kia mà nhớ cái này, cũng như là không chạy theo vọng tưởng mà nhớ đến mình đang tỉnh đang sáng thì đó là niệm chân như Phật tánh là vậy.

Thì như vậy niệm này và với niệm Tịnh Độ nói rằng dấy niệm Phật hay vô niệm thì cái niệm hơi khác chút. Thì 2 bên tùy chỗ ứng dụng tùy chỗ dùng những từ ngữ , chớ còn không cái phổ thông được cho nên mình học chỗ nào phải hiểu cho xác chỗ nấy.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 20

Phật Tử hỏi:

Kính thưa thầy tu giải thoát là tu bằng cách nào?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:

Tu giải thoát là bằng cách không có nuôi vọng tưởng mà phải cho nó lặng xuống. Vọng tưởng là cái nhân tạo nghiệp, nghiệp không còn thì quả đâu có. Bởi vậy cho nên mọi vọng tưởng chúng ta không theo lặng xuống thì nghiệp hết thì giải thoát sanh tử giản đơn vậy chớ không có gì hết.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 21

Phật Tử hỏi:
Kính bạch Hòa Thượng con có những thắc mắc cuối mong Hòa Thượng từ bi dẫn giải cho chúng con được rõ, rất đội ơn thầy.

1. Trong kinh Địa Tạng và kinh Vu Lan, Tự Tứ dạy cúng dường chư Tăng 10 phương thì có thể cứu được cha mẹ ông bà 7 đời được sanh về Nhân Thiên, còn hiện tại cha mẹ được phước lực tiêu khiêng ắt nàng và ghi có chúng sanh sắp mạng chung nếu con thân quyến tu nhân duyên thắng thọ thì các tội ác người mạng chung thảy đều tiêu sạch.

2. Trong kinh Địa Tạng có dạy rằng sau 49 ngày vì người chết mà tu đạo nhiều phước lành thời làm cho người chết khỏi hẳn chốn ác đạo, sanh trong loài người hoặc Trời rất vui sướng và người thân quyến hiện tại cũng được nhiều lợi ích, hơn nữa trong nhà có người bệnh thân quyến vì người bệnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của 1 Đức Phật thấu vào lỗ tai người sắp mạng chung hoặc là ở nơi bổn thức nghe biết thì có thể trừ 5 tội lớn vô gián, các nghiệp báo khác đều tiêu cả và còn những việc linh nghiệm nhiệm màu khác …v..v..

Kính bạch Hòa Thượng vậy áp dụng câu “ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc” thì có phản ảnh lại trong kinh không? Kính nhờ Hòa Thượng giải đáp giùm để chúng con thoát ra được cái vòng lẩn quẩn mê muội đó.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

Thì đây là 1 cái nhìn do Phật tử đọc kinh rồi thấy như kinh Vu Lan kinh Địa Tạng trong kinh dạy mình giúp cho người chết hoặc bằng cách tụng kinh, làm phước, mình tu để cầu nguyện thì như vậy sẽ bớt được những cái bịnh khổ. Nhưng về chỗ khác đứng về mặt nhân quả Phật nói “ ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc” thì như vậy là sao? Làm sao 2 cái dung hợp với nhau mà không có bị chống trái nhau. Đây là thắc mắc của nhiều Phật tử, thì tôi xin giải thích cho quý Phật tử hiểu rõ cái điều này.
Thật ra kinh Phật lúc nào cũng chỉ dạy cho chúng sinh được nhiều lợi ích, chớ không có kinh nào nói sai đạo lý. Nhưng mà chúng ta học đạo thì phải hiểu cho thật rõ kinh Phật thì có lý có sự, chỗ thì nói rõ lý chỗ thì phân biệt sự. Nếu đứng về mặt lý thì khác, đứng về mặt sự thì nó lại khác, nhưng chỗ quan trọng ở đây Phật tử chúng ta nên hiểu cho rõ ràng nhân quả là cái cội nguồn của Phật pháp, cái đó là cái gốc. Nếu bỏ nhân quả là không có đúng với tinh thần đạo Phật, nói đến nhân quả thì ai làm nấy được chớ mình làm mà người khác được thì không thể. Như vậy trái với ý kinh nói rằng mình cầu nguyện cho thân nhân mình được siêu thoát điều đó chắc không đúng.

Nhưng sự thật nó không phải là không đúng. Bởi vì cầu nguyện có kết quả hay không kết quả tùy theo chỗ , việc làm của người đương sự chớ không phải nói tất cả có kết quả hay không kết quả. Như có người khi cha mẹ mất bản thân người đó tha thiết thành tâm cầu nguyện 1 cách hết sức là khẩn thiết cảm thông được tâm của người cha người mẹ khi còn lãng vãng chưa có vãng sanh, chưa sanh nơi khác thì liền có kết quả, mà kết quả đó không trái với đạo lý nhân quả. Bởi vì sao? Bởi vì tâm niệm của người mất nếu người đó là người hiền thì khi họ gần tắt thở cái niệm tốt còn cho nên thấy những cảnh vui. Nếu người con hay thân nhân thành tâm tha thiết hướng về người mất với tâm thanh tịnh thì có sự cảm thông làm tâm người hiền kia được sáng hơn nữa, làm tăng trưởng snah lên các cõi lành.

Còn nếu trong khi người mất tâm không lương thiện nên bị cái mờ ám, tối tăm cho thấy những cảnh dữ. Trong khi vừa thấy những cảnh dữ lang thang, bỗng dưng được những cái tưởng niệm lành của trong thân nhân hướng về họ có khi họ tĩnh được họ buông được những niệm ác, xấu của họ liền qua được cảnh khổ. Thì như vậy cái niệm đó là co lợi ích còn nếu không được vậy thì không lợi ích.

Quý vị nhớ tâm niệm hay tâm tưởng của con người có sức mạnh phi thường chớ không phải là thường mình hướng vế cái gì thì có thể có cái đó mà người ta gọi là nhân điện, có 1 sức mạnh cảm thông được giữa người mình và 1 người khác. Do đó cho nên khi mình có tâm cầu nguyện thanh tịnh thì có ảnh hưởng tốt, đó là tôi nói trường hợp đặc biệt đó. Còn nếu tâm cầu nguyện một cách sơ sài không tha thiết thì kết quả chắc cũng sơ sài chớ nó không được bao nhiêu đó là chuyện thường.

Bởi vì tâm người kia khi họ hướng về điều ác thì họ khổ, khi sáng lên bỏ điều ác thì họ lại vui thì như vậy là cứu khổ là được vui. Mà cứu khổ được vui đó là từ cái gì? Từ chuyển được cái tâm, chuyển tâm mê thành tâm tỉnh giác thì cái khổ hết cái vui đến, khổ hay vui tùy tâm của mình mê hay tỉnh. Thì đó có trái nhân quả hay không? Đâu có trái phải không. Trước họ mê đương làm nghĩ những điều ác thì khổ bây giờ mình có sức tưởng chánh niệm hướng về họ khiến họ tỉnh thì tự nhiên cái khổ họ hết, hết không phải mình là hết mà chuyển được tâm họ từ mê sang tỉnh, tỉnh thì hết khổ.

Bây giờ tôi nói cách gần gũi cho quý vị thấy, như quý vị đang ở trên thế gian này đang sống như nhau mà có những vị hồi trước chưa hiểu đạo, chưa học đạo cho nên cái gì vui cái gì đến với mình thì mình ôm ấp buồn khổ 5 tháng -10 tháng quên ăn quên ngủ. Rồi bây giờ quý đến chùa nghe quý thầy giảng hiểu đạo thấy cái cố chấp vui buồn đó không có thiệt, không quan trọng thì quý vị bỏ sự vui buồn đó rồi cũng ăn ngủ bình thường khỏe mạnh, không con buồn khổ như trước. Như vậy cái gì làm cho quý vị khổ? Cái gì làm quý vị hết khổ? Do tâm quý vị, tâm đen tối mê chấp thì khổ nhiều, tâm tỉnh sáng thì khổ ít, trong 1 hoàn cảnh mà trước khổ bây giờ bớt khổ. 

Thì như vậy ai làm? Chỉ cần có cái hiểu cái nhận đúng rồi chuyển được tâm mình thì bớt khổ. Cũng nghèo như xưa , mà hồi xưa nghèo khổ mà bây giờ nghèo không khổ. Vì sao? Có phải chuyển được cái tâm mà mọi cái khổ theo đó nó chuyển. Hiểu vậy rồi mới biết cái sự cầu nguyện có linh thiêng hay không là do lòng chí thành của mình chuyển được tâm thân nhân mình thì họ bớt khổ còn không chuyển được thì khổ y nguyên. Chớ không phải mình có thần lực màu nhiệm gì tới làm cho họ hết khổ cho nên trong kinh Địa Tạng có dặn người người mất hôn mê mình làm sao niệm Phật cho họ nghe được cảm được nếu họ nghe cảm được họ nhớ Phật thì họ hết mê bớt khổ. Còn nếu họ không nghe được không cảm được thì họ khổ, chớ không phải do mình niệm Phật họ bay hết cái khổ hiểu vậy thì không có gì trái với nhân quả hết.

Như vậy tất cà lời Phật dạy có giá trị thực nhưng quan trọng là ở cái người hành người giúp phải làm sao cho được tận tịnh chân chánh thì mới có kết quả tốt còn nếu không tậm tình chân chánh thì kết quả không tốt. Đó là cái nghĩa thực như vậy.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 22

Phật Tử hỏi:
Kính Bạch Hòa Thượng con có những thắc mắc cuối mong Hòa Thượng từ bi chỉ dẫn chúng con rất đội ơn Hòa Thượng.

1. Chúng con rất thích kinh Phổ Môn và Địa Tạng nhưng lắm lúc vì bận sinh kế không nhất định được thời gian nên không trì kinh đúng giờ chẳng hạn thời trưa là 9h hoặc 10h khai kinh thì con 10h hoặc 11h mới khai kinh, còn thời chiều 18h hoặc 19h khai kinh thì con 20h hoặc 20h30 mới khai kinh. Như vậy có trái phép không? Có trở ngại cho sự tu tập trì kinh cúng lạy của con không?

2. Trọn bộ Địa Tạng có 3 quyển thượng, trung, hạ nhưng trong ngày con chỉ tụng được 1 quyển rồi Hồi Hướng, Bát Nhã, ngày kế con tụng quyển tiếp cứ tiếp tục cho hết 13 phẩm tức mấy ngày con mới trì hết bộ Địa Tạng mới hoàn kinh như vậy có được không? Và hôm nay con tụng Phổ Môn mai con tụng Địa Tạng có được không? Hay là nửa tháng Phổ Môn nửa tháng Địa Tạng?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

Phật tử này siêng năng tụng kinh, tôi cũng nói đơn sơ cho nhớ. Qúy Phật tử tụng vì sinh kế có thể đối cái giờ, không đúng như mình quy định thì không có lỗi gì hết. Trừ ra mình rảnh rang mà có bữa thì siêng có bữa thì lười, lẻ ra đúng giờ đó đi tụng kinh mà nằm lười dây dưa không chịu đi thì đó là có tội, tội là tội lười biếng. Còn nếu vì sinh kế mà phải trễ nãi thì không có sao hết.

Còn tụng thì tùy theo sức khỏe của mình, khỏe tới đâu tụng đến đó 1 quyển cũng được 1 phẩm cũng được chừng nào xong thì Hồi Hướng không có ngại gì, hoặc bữa nào xong bao nhiêu hồi hướng bấy nhiêu đều tốt. Nghĩa là hồi hướng là cái tâm rộng rãi của mình hồi hướng cho tất cả chúng sanh đều đồng được phước chớ không phải ích kỷ cho nên không phải đợi xong hết mới hồi hướng.

Còn tụng nửa tháng Phổ Môn nửa tháng Địa Tạng thì cũng được chớ không có sao, nhưng mà thôi tụng tháng nào trọn tháng nấy 1 kinh rồi sang tháng khác tiện hơn. Đổi đi đổi lại hoài nhiều khi có Phật tử sợ mình tụng Phổ Môn Bồ Tát Quan Âm chịu mà Bồ Tát Địa Tạng mình bỏ quên buồn phải không? Cho nên chia cho đều, cái đó thì hơi sợ quá đáng.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 23

Phật Tử hỏi:

Kính xin thầy hoan hỷ giảng giải cho chúng con được rõ:
1. Ngài A Nan tu thế nào mà chỉ 1 đêm là ngộ đạo, Ngài ứng thinh liền ngộ hay còn có pháp nào khác?
2. Thế nào là kinh vô sự? Là pháp vô vi?
3. Thiền Chuyển Luân có phải là kinh vô sự? là pháp vô vi không?
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

1. Ngài A Nan tu hành thế nào mà chỉ 1 đêm ngộ đạo, thì quý vị nghe nói 1 đêm. Tức là khi Tổ Ca Diếp triệu tập họp tụng lại lời Phật, chúng ta dùng từ gọi là kiết tập. Người nào chứng A La Hán mới được vào hội vì sợ những người chưa chứng quả có thể lầm lộn làm mất giá trị kinh nên Ngài chọn người chứng được A La Hán mới được vào. Ngài A Nan lúc đó chưa chứng A La Hán cho nên vào không được Ngài buồn và ra ngoài ngồi thiền tới sáng ngộ đạo chứng A La Hán được mời vô kiết tập kinh.

Thì Phật tử này hỏi sao tu có 1 đêm, chỉ 1 đêm mà được ngộ đạo? Tôi nói ví dụ quý Phật tử hiểu như có 1 trái như xoài, bưởi…khi nó có trái cho đến chín, gió thổi rụng. Khi gió thổi rụng thì quý vị có thể hỏi “trái này sao mới thấy trên cây giờ chín rụng, mới thấy trên cây đây giờ chín rụng” mới chín mới rụng hay là nó đã có từ mấy tháng rồi? từ trái nhỏ xíu xiu lần lần nó lớn, lớn lớn rồi già đến chín, chín gió thổi rụng, khi gió rụng là nó đã mùi, gió nhẹ là rụng. Thời gian nó rụng là bao lâu? Chỉ 1 tí gió là rơi xuống.

Thì cũng vậy Ngài A Nan đã tu theo Phật 25 năm làm thị giả trong lúc đó Ngài tu nhưng chưa mùi. Ngài thêm 1 đêm nổ lực tí nữa thì rụng chứng quả A La Hán thì cái đó là cái chót thôi chớ không phải ban đầu, Phật tử này hỏi tưởng như cái ban đầu.

Còn nói Ngài ứng thinh liền ngộ hay có pháp gì khác? Nói ứng thinh ngộ là không phải. Mà Ngài thấy được cái gì đó Ngài mới ứng thị dạ từ đó Ngài ngộ, chứ không phải cái ứng thinh là ngộ.

2 + 3. Thế nào là kinh vô sự? Là pháp vô vi? Thiệt ra thì nói kinh vô sự nói pháp vô vi là 1 lối nói. Kinh vô sự là kinh gì? Là tâm kinh. Mà tâm kinh là kinh nào? Bát Nhã phải không? Thường thường nói Bát Nhã Tâm Kinh, thật ra tâm kinh là chỉ cho tất cả lời Phật dạy đều hướng về nội tâm của mình mà tu mà sửa. Cho nên tu là tu ở tự tâm ngộ là cũng là ngộ ở tự tâm, mà tâm mình có chữ không? Tâm mình có lời không? Cho nên nói kinh vô sự là chỉ về tâm, mà tâm nó không phải là chữ cho nên nói là vô sự. 

Còn pháp vô vi? Đạo Phật nói phàm cái gì có sanh, trụ, diệt 3 thứ đó hay có chỗ nói sanh, trụ, dị, diệt 4 thứ đó gọi là pháp hữu vi. Hữu vi là cái đó có sinh ra dừng lại 1 thời gian rồi bị hoại đi. Cái nào không sinh không trụ không diệt thì là vô vi. Như vậy để nói thân chúng ta như hồi nảy có nói, thân này có già có chết, tức là sanh, già, bệnh, chết là hữu vi. Còn cái tánh chúng ta có già không? Không già không chết cái đó là vô vi, vô vi là chỉ cho tánh của mình cho nên không phải Chuyển luân xa là vô vi.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 24

Phật Tử hỏi:

Kính bạch Hòa Thượng con có đều nghi, kính mong Hòa Thượng từ bi dạy cho con hiểu.

1. Huynh đệ đi chùa mà lâu lâu có 1 -2 cái hiểu lầm nhau như vậy có bị quả báo không?

2. Người tự vận theo như trong kinh nói là “tình tưởng”, vì thất tình tự tử họ càng chìm sâu trong địa ngục, còn người bệnh tâm thần người tự vận như vậy có bị đọa không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:

1. Huynh đệ đi chùa mà lâu lâu có 1 - 2 cái hiểu lầm nhau như vậy có bị quả báo không? Hiểu lầm mà mình không có nói lầm, làm lầm thì không có bị quả báo. Tỷ dụ hiểu lầm người đó xấu rồi mình đi nói anh đó, chị đó xấu hoặc mình khinh rẻ mình có những hành động để khinh miệt người đó thì có quả báo. Còn nếu hiểu lầm mà mình không nói không làm gì hết thì không có quả báo. Bởi vì quả báo nó đòi hỏi phải có xuất ra từ miệng ra từ thân chớ còn ở trong này không thì chưa sao. Vì vậy cho nên nếu có hiểu lầm người ta mà chưa nói chưa làm gì đau khổ cho người ta thì không có quả báo. Còn có nói có làm gì cho người ta buồn khổ là có quả báo.

2. Người tự vận theo như trong kinh nói là “tình tưởng” người tự vận mà do thần kinh bất an họ làm lầm làm sai cái đó là tự họ không có bình tỉnh, họ không làm đau khổ cho ai gây họa hại cho ai, cái điều đó tùy theo nghiệp duyên của người đó trong thời gian họ sáng suốt họ làm lành hay dữ. Nếu sáng suốt họ dữ thì chết họ đọa, lúc sáng suốt họ làm lành thì chết khỏi đọa chớ không có nhất định.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 25

Phật Tử hỏi:
Chúng con muốn nhờ Hòa Thượng chỉ dạy. Chúng con nghe nói tu là chuyển nghiệp vậy trước kia chúng con chưa tu, có lấy con gà và làm những việc không thiện, nay chúng con tu và bỏ không còn nữa. Vậy cái nghiệp ác trước có mất không? Kính mong Hòa Thượng chỉ dạy.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


Sư Ông đáp:

Hồi xưa giết gà giết vịt là tại chưa biết tu bây giờ biết tu ráng chuyển nghiệp như vậy nghiệp cũ còn hay hết? Nhiều Phật tử nói mình tu mà cái cũ vẫn còn nguyên đó rồi chết cái cũ cũng lôi mình đi, tu giờ vô ích quá phải không?

Điều này tôi xin nói cái nghiệp cũ của mình làm mà do mình tu nó chuyển bớt nó sẽ khác đi chớ không còn y nguyên, nếu còn y nguyên thì cái tu không có kết quả. Nó chuyển thế này, như tôi thường thí dụ đó:

Trường hợp thứ 1: hồi xưa mình có hành động hoặc lời nói chạm tự ái 1 người bạn thân làm họ buồn họ giận thì cái đó là nghiệp lành hay nghiệp dữ? Giờ đây mình biết tu rồi, mình hối hận những việc xấu việc dở mình làm cho bạn bè buồn giận, mình ăn năn hối lỗi bằng 2 cách.

Cách 1 trực tiếp với người mình làm giận bùn mình xin lỗi họ. Cách 2 là giàn tiếp cơ hội nào đó mình giúp cho họ được gì thì mình ráng giúp. Như vậy chừng thời gian sau họ thấy lòng tốt mình biết sửa và biết quý trọng họ, vậy họ có bớt giận không? ờ bớt, bớt thì chuyển rồi. Mình trực tiếp chuyển với nghiệp mình đã gây.

Trường hợp 2: Ví dụ mình giết con gà con vịt mà nó chết mất rồi bây giờ ăn năn hối hận mà nó đi đâu mất rồi làm sao? Thì cái này chuyển bằng cách nào? Nên như thế này như tôi ví dụ rằng:

Giả sử như quý Phật tử hồi xưa mình có quyền thế cho nên có những người dưới tay mình, mình khinh bỉ, hành hạ, họ oán hờn mình, thời gian họ đi đâu mất mình không gặp lại. Nhưng đến lúc nào đó họ có cơ hội tốt có thế lực mạnh hơn mình, lúc đó mình thất thế họ sẽ sửa soạn trả thù mình. Như vậy đối với người đó mình không thể tỏ hối hận không tỏ gì được cho họ biết được hết vì cái oán hận họ ôm ấp đi chổ khác rồi, nhưng từ hồi mình biết đạo về sau mình không có làm gì cho người đó được mà ngược lại mình làm được giúp cho những người khác làng giếng, lối xóm mình ăn ở tốt xử sự tốt giúp đỡ, họ thương và mến mình. Thì một ngày kia người oán hờn mình có thế lực họ muốn hại lại mình, vừa hại mình là có bà con láng giềng người ta bênh vực. Thì như vậy giả sử mình phải khổ 10 phần người ta bênh vực mình khổ còn 3-4 phần.

Như hồi xưa mình giết gà giết vịt bây giờ mình ăn năn mình làm lành bố thí thì lần lần chuyển nghiệp, giảm bớt. chớ không có y nguyên đừng sợ. Chỉ sợ không biết tu mà cứ tạo thêm cái đó mới nguy hiểm.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 26

Phật Tử hỏi:
Kính xin Hòa Thượng giảng cho con được rõ ràng:

1. Chơn pháp, ngã pháp tất cả các pháp đều là Phật pháp. Kính xin Hòa Thượng giải thích cho con rõ được chữ pháp. Vì chữ pháp quá bao gồm nên con chưa hiểu đúng nghĩa.

2. Trong kinh Kim Cang có câu: Tu Bồ Ðề! Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí. Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thinh hương vị xúc pháp bố thí. Bất ưng trụ pháp bố thí nghĩa là gì? Kính xin Hòa Thượng giải giảng cho con được rõ.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

1. Phật tử này hỏi về nghĩa của chữ pháp, tuy rằng nói chơn pháp hay ngã pháp hay nói tất cả đều là Phật pháp nghĩa là sao? Chữ pháp này có 2 phần, phần sự và phần lý.

Phần sự chữ pháp là vật này vật nọ vật kia, cái này cái nọ cái kia, cái gì có tên đều gọi là pháp….cái bàn cũng là 1 pháp, cái tăm cũng là 1 pháp có tên đều là thuộc pháp thì đó là nghĩa phần sự.

Nghĩa phần lý thì chỉ cho cái pháp trùm khắp không có giới hạn cho nên nói tất cả các pháp đều là Phật pháp. Chữ pháp trong kinh Phật có những trường hợp Phật dạy pháp là cái thể trùm khắp cho nên mới dùng chữ là chơn pháp, pháp tánh.

Chữ pháp thể trùm khắp không có giới hạn là về lý, bên chữ pháp kia là sự chỉ cho cái gì có tên đều là pháp.

2. Đây cũng còn thắc mắc chữ pháp như vậy chữ pháp không nên trụ “bất ưng trụ” chữ pháp chỉ cho nghĩa là gì? Quý vị nghe có thể đoán ra chưa? Sự hay lý? Sự vì có tên, nói rằng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chữ pháp trong kinh nói là 6 trần. “Pháp” đó thuộc bóng dáng ở trong tâm mình, như khi quý vị khởi nghĩ thì nghĩ cái gì? Nghĩ về người thì bóng người hiện ra, về vật thì bóng vật hiện ra, nghĩ về thành phố thì thành phố hiện ra,… cái mà hiện ra theo ý nghĩ của mình gọi là pháp trần. 

Pháp trần đó có cái tên người, vật hoặc thành phố… có cái tên vậy pháp đó thuộc về sự. Trong kinh Phật dạy làm sao Bồ Tát đừng có trụ pháp tức là đừng dính với tất cả cái có danh tự hình tướng bên ngoài. Tôi nói gọn hơn chữ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà mình không dính thì mình có tham sân si gì không nè? Như vậy có thành Thánh chưa? Tâm mình có động không? Tâm không động tức là trụ rồi, không trụ mà trụ. Còn nếu trụ vào 6 trần thì trụ chưa? ờ vậy thì dính mắc vào 6 trần thì cái tâm mình loạn. Không trụ nơi 6 trần thì tâm mình đang an trụ, hỏi làm sao an trụ tâm mình thì chỉ cần không dính với 6 trần là trụ rồi.

Bây giờ tôi nói gần, nói 6 trần hơi nhiều chỉ cần 2 trần thôi quý vị đừng trụ giùm tôi

1. Sắc

2. Thanh

Thấy cái gì đẹp xấu đừng có dính, nghe khen chê đừng dính nhiêu đó dễ tu chưa? Nhiêu đó cũng là Thánh con con rồi, dễ quá dễ đơn giản vô cùng. Nghe khen cũng không mừng bị chê cũng không giận bởi vì tiếng đó qua rồi cũng mất chứ có gì đâu. Thấy cái tốt cũng không có đắm mê, cái xấu cũng không ghét thì như vậy cả ngày tâm mình thảnh thơi biết mấy. Tại mình bị khen chê là tâm mình rối, mấy cái đó mình không dính gì hết tâm mình rối không? Tu gần quá, dễ quá đâu có gì huyền bí phải không? Mà hết khổ ngay tức khắc, quý vị thấy có phải hết khổ không?

Giả sử có ai khen mình không mừng, ai chê mình không giận có hết khổ không? Sở dĩ mình buồn bực khổ sở là bị người kia chê người khi dễ rồi đủ thứ. Như vậy thì muốn trụ tâm thì đừng dính với 6 trần tức là đừng trụ nơi pháp, pháp tức là những cái gì có danh có tướng thì đó là tâm an trụ.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 27

Phật Tử hỏi:
Kính bạch thầy khi ngồi thiền để dừng bớt vọng tưởng thì con quán sổ tức theo hơi thở ra vô, con còn niệm bài kệ trong kinh Kim Cang “Lục Như” 
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán” 

Xét như vậy để không quên….con hành thiền vậy có được chăng, đúng sai kính xin thầy từ bi chỉ dạy, con đội ơn thầy.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


Sư Ông đáp:
Ngồi thiền sổ tức là đếm hơi thở theo hơi thở ra vô, nhưng vị muốn bổ túc thêm nữa bài kệ :
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán” 

Xét suy vậy cho không quên. Trong lúc thiền vừa đếm theo hơi thở vừa đọc bài kệ đó đúng hay sai?

Như hồi nảy tôi nói quý vị thấy rõ ngồi thiền là phương tiện nuôi dưỡng tâm mình an trú 1 nơi, khi an trú 1 nơi thì bớt cái sao xuyến. Cho nên thiền chia ra 2 cách: chỉ và quán.
 

Mình theo hơi thở đếm hơi thở thuộc về "chỉ" gọi là quán sổ tức, là xem xét theo hơi thở. Còn nếu mình dùng câu kệ “tất cả pháp hữu vi…” thì đó là "quán", cái nào cũng thiền hết nhưng mà làm cái này thì xin miễn làm cái kia, làm 2-3 cái rồi mệt, mà mệt rồi yếu trở lại như thường, cho nên ở đây vì muốn nó mạnh, mình dồn nó trong 1 cái thôi, nhiều quá thì nó yếu. Khi nào quán thì quán hẳn, khi nào sổ tức thì sổ tức hẳn, mình làm 2 cái thì nó yếu. Quán có lợi trong lúc mình đi, đứng, nằm, ngồi thí dụ như mình vừa thấy một cái gì đó đẹp, thích thì nhớ câu “nhất thiết hữu vi pháp....” thì biết cái này nó có đó cũng như mộng huyển ảo ảnh có gì đâu thích, quán như vậy thì có lợi, làm tâm mình không nhiễm không dính. Còn ngồi thiền thì phải nuôi dưỡng nó mạnh, mạnh thì phải cho an ổn 1 chỗ trong 1 vấn đề nhỏ thôi chứ đừng nhiều vấn đế chen vô, hiểu vậy thì quý vị mới ứng dụng đúng.
 

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 28

Phật Tử hỏi:

Con xin Hòa Thượng giảng cho con hiểu 1 nàng dâu mới về nhà chồng và cũng vừa quy y xong. Nhà chồng có đám giỗ và bảo cô làm gà nếu không làm thì mang tội bất hiếu làm thì phạm tội sát sanh. Vậy làm thế nào khhông mang tội bất hiếu và không mang tội sát sanh?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

Câu hỏi này thường lắm nhưng rất thực tế mà giải quyết dễ hay khó? Tôi có nhớ hồi thủơ nhỏ tôi cha mẹ hay dạy khi nào cắt cổ gà thì tụng chú Vãng Sanh cho nó vãng sanh như vậy cắt cổ gà không tội. Nhưng tôi thấy như vậy hơi tàn nhẫn quá vừa tụng chú vừa cắt cổ gà, tụng chú có nghĩa là tu mà còn cắt cổ người ta thiệt không ổn, tàn nhẫn quá. Bây giờ giả sử có ai đó đưa cái dao hay kiếm trước cổ mình cắt cổ và tụng chú để mình vãng sanh mình chịu không? Chắc không bao giờ chịu điều đó mà mình lại đi làm việc đó thấy hơi tàn nhẫn quá.

Thì như vậy muốn tránh tội sát sanh Phật tử này hỏi phải làm sao đây? Nếu từ chối không có cắt thì bị tội bất hiếu cha mẹ chồng còn làm thì phạm tội sát sanh, làm sao cho tròn cả 2 bên? Thiệt ra nếu nói thẳng ở đời không có cái vẹn toàn, muốn vẹn toàn thì thật khó xử. Ở đây tôi giải thích bằng cách chưa vẹn toàn, nếu mà Phật tử này làm con dâu vì hiếu với mẹ chồng mà cắt cổ gà thì khi cắt cổ gà mình cam chịu tội với con gà để tròn chữ hiếu với bên chồng, còn nếu vì mình xem mạng chúng sanh là lớn không nỡ giết sinh mạng chúng sinh dù cho mình chết cũng cam thì mình chịu bất hiếu với cha mẹ chồng, giữ được giới sát sinh. Thì tùy cái nhìn cái nào nặng thì được 1 cái và phải mất 1 cái, phải chấp nhận ví dụ như mình vì mẹ chồng mà làm tròn chữ hiếu thì phải chấp nhận tội sát sanh, còn nếu vì sinh mạng trên chữ hiếu thì mình phải chấp nhận tội bất hiếu. Được phân nửa thôi chớ không thể nào trọn vẹn được.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 29

Phật Tử hỏi:
Con nghe quý thầy thường nói được làm thân nam là người đó có phước đức, nhưng tại sao có người sanh vào gia đình nghèo lại xấu xí bệnh tật, hung dữ. Trái lại người nữ thiếu phước tại sao sanh vào gia đình giàu sang, đẹp đẽ, đức hạnh, thuận hòa. Thân nữ nghiệp ái nặng? cuối mong sư ông từ giải cho con biết. 

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

Có một số người rằng làm thân nam là có phước mà quý thầy đó nói 1 cách chủ quan. Nếu gặp mấy cô nói thì không nói vậy đâu, thầy nói là thầy đó chủ quan. Nếu nói được thân nam là phước thì chưa đúng sự thật.

Thân nam thân nữ là nghiệp riêng nữa chớ không phải là cái phước. Là nam mà cũng bị tật nguyền, có người cũng bị bệnh hủi, rồi đủ thứ, phước chỗ nào? Làm nữ mà làm được nữ thủ tướng vậy có phước không? Như vậy ai lớn hơn ai? Như vậy nói rằng làm nam mà có phước là không đúng chỉ có nghiệp riêng của người đó có chủng tử về phái nam thì được sanh nam, chủng tử phái nữ thì được sanh nữ. Chớ không phải phước hay không phước, bởi vậy cái người nói đạo lý nói vậy là nói trật. Được phước hay không phước là tùy cảu mỗi người dù thân nam hay nữ có phước thì cũng được sung sướng, giàu sang có địa vị cao, còn nếu vô phước thì cũng khổ sở như ai. Chớ không phải nam là có phước nữ là vô phước, đừng hiểu lầm như vậy.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 30

Phật Tử hỏi:
Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền Sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. 

Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại.

Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh

Bồ tát cho nó là đương thể tức không thấy tột độ lưới nhân duyên, không cần quán sát nữa biết rõ không thực tánh nên nói đương thể không.

Thiền gia thấy cậy gậy là cây gậy, đi chỉ đi ngồi chỉ ngồi không động đến, không bị khái niệm nào chen vào (tức là trực diện đối cảnh không tâm không khởi niệm) xin Hòa Thượng khai thị giữa cái nhìn của Thiền Sư và Bồ Tát. Như vậy thiền sư nhìn có khác với bồ tát nhìn hay không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:
Trong cuốn “Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20” tôi có dẫn câu chuyện này cho nên Phật tử này có đọc hơi nghi. Như vậy Thiền Sư nhìn với Bồ Tát nhìn 2 cái nhìn khác ở chỗ nào? Tôi xin nói rõ, trong đây có nêu lên bồ tát thì thấy các pháp đương thể tức không còn thiền gia thấy cây gậy là cây gậy. Sở dĩ khác là thế này , căn cứ trên giáo lý Phật có chia làm ngũ thừa mà thừa cuối là bồ tát thừa. Vì giáo Phật chia từng bậc tu và từng pháp riêng của mỗi bậc. Ví dụ như ngũ giới dành cho người tại gia, Sa Di giới dành cho người xuất gia ban đầu, bồ tát giới…v.v..

Hàng Thanh Văn quán thế nào, Duyên Giác quán thế nào, Bồ Tát quán thế nào đều có pháp tu và pháp quán. Mà có pháp tu và pháp quán tức là còn mượn phương tiện mà nhà thiền có mượn phương tiện không? Nhà thiền thì đa số nhất là Thiền Tông gọi là “trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật” không có mượn phương tiện. Mà không mượn phương tiện thì không có dùng pháp quán.

Bởi vì Bồ Tát quán thâm lý Bát Nhã cho nên vừa thấy sự vật biết đương thể tức không nó không có thiệt , thấy rõ khỏi cần suy ngẫm. Còn thiền sư thì không phải vậy, hỏi chớ mình quán các pháp nó không thiệt. Ví dụ tôi nói đương thể tức không rồi quý vị thấy người, vật, âm thanh… cũng biết không thiệt thì quý vị có nhiễm cái gì không? Không nhiễm gì thì tâm quý vị có động không? Thì thấy tất cả các pháp đương thể tức không mà tâm mình cũng bình an “tâm an bất động. Bây giờ thấy cây gậy là cây gậy mà không khởi nghĩ gì hết tâm an không? Tâm cũng an cũng bất động. Nhưng cái kia do dùng giáo lý phật để quán thuần thuật thì tới chỗ đó, bây giờ đi thẳng rằng các niệm khởi điều là bệnh điều là mê cho nên mình không cho chạy theo niệm khởi tâm mình nó như như.

Tâm như như thấy cậy gậy là cậy gậy khỏi cần quán gì hết, với bồ tát thấy đó là cậy gậy biết đó là không. 2 cái khác nhưng mà 2 bên bên này tâm như như bên kia cũng tâm như như, có khác không? Không có khác. Như vậy cái nhìn 1 bên theo giáo lý, 1 bên không theo vọng tưởng, bên kia theo giáo lý quán nên không dính và bên đây không theo vọng tưởng thì có dính không? 2 bên đều không dính như nhau cho nên về mặt tâm như như thì không khác, nhưng đứng về phương tiện thì có khác.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 31

Phật Tử hỏi:

1. Bạch Hòa thượng xin từ bi giải thích cho con rõ như sau: trong sử có đoạn kể Tôn giả Mục Kiền Liên xuống Địa Ngục để tìm mẹ xin Hòa Thượng cho con biết Tôn giả đã dùng cách gì để xuống Địa Ngục được? Xin đội ơn Hòa Thượng.

2. Tục lệ mở cửa mã cho người chết nhằm vào mục đích gì ? khi người chết đem thiêu có ảnh hưởng gì đến thân trung ấm không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:

1. Nếu trả lời cho đúng sự thật tôi phải nói trả lời sao đây? Thì tôi phải nói hỏi Ngài Mục Kiền Liên, Ngài cách tôi tới hơn 2000 năm lận chỉ hỏi Ngài là biết rõ hơn hết. Nói vậy thì cũng phụ lòng Phật tử thì đây tôi tạm giải thích thêm chút.

Ở trong Kinh nói Ngài Mục Kiền Liên xuống Địa Ngục phải dùng cách nào mà đi, bây giờ cũng căn cứ vào sử chớ không phải căn cứ vào cái thấy của tôi. Trong sử nói rằng Ngài Mục Kiền Liên đã chứng quả A La Hán được đầy đủ lục thông. 

Lục thông trong đó có cái Thần Túc Thông muốn lên cõi trời cũng được, muốn xuống Địa Ngục cũng được, chỗ nào muốn đi cũng được, vào nước vào đất cũng được. Bởi vậy cho nên Ngài đi bằng Thần Túc Thông đó là theo sử chớ không phải tôi thấy.

Là Ngài vì được lục thông cho nên vận dụng thần thông mà đến chớ không phải đi bộ như mình.

2. Tuy nó rất là thường nhưng có nhiều người mắc kẹt. Tục lễ mở cửa mã đó là của nhà Nho không phải của nhà Phật nhớ như vậy. Nhưng mà nhà Nho bây giờ không có ai là nhà Nho buộc lòng mấy ông thầy làm thế. Bị hồi xưa có những cái vị người ta học Nho, hiểu Nho rồi theo những tục lệ của Nho, thành ra mấy cái đó đến nhà Nho người ta dạy cách làm như cúng Tam Sên gì gì đó, toàn là nhà Nho không à.

Nhưng giờ rất tiếc Nho tàn rồi mà tục lệ còn nên tối đó không biết mời ai nên chỉ có mấy ông thầy, rồi mấy ông thầy nể tình đi làm dùm vậy thôi chớ không phải chuyện của nhà Phật. Nói cho quý Phật tử hiểu rõ đầu đuôi gốc ngọn chớ để nhiều khi thấy nhà chùa đi cúng mà không giải thích được. Thì tại nhà Nho hồi xưa giàu tưởng tượng, người chết rồi còn trở về với gia đình, rồi mà mình chôn đó không mở cửa sợ mắc kẹt ở đó về không được. Cho nên phải đến đó làm lễ mở cửa mã làm lễ rước về, về ở với con cháu đó là quan niệm của nhà Nho hiểu như vậy thì có gì lạ nữa đâu.

Còn bây giờ nói đem thiêu thì thân trung ấm có ảnh hưởng gì không? Thì tôi xin thưa rằng chôn hay thiêu điều không ảnh hưởng gì hết. Chôn với thiêu là cái xác tứ đại còn trung ấm là tinh thần, lửa không có cháy chôn cũng không mất thành ra nó không có ảnh hưởng gì mà sợ, cái nào tùy duyên hợp thì làm không có gì. Mà nếu có ảnh hưởng thì hồi xưa Phật đâu có dạy phải không? Phật đã thiêu mình giờ còn gì nữa mà sợ.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 32

Phật Tử hỏi:

1. Kính bạch thầy mong thầy giải thích và phân tích sự khác biệt giữa Giác tánh, Phật tánh và linh hồn, tâm hồn, tâm thức.

2. Học thuyết Phật giáo có phủ nhận linh hồn không?

3. Nếu phủ nhận không có linh hồn thì cái gì đi đầu thai, tái sanh, luân hồi khi thân tứ đại tan rã?

4. Nếu không có linh hồn thí có giác linh không?


Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:

1. Giác tánh và Phật tánh là không có khác nhau, tại sao? Chữ Giác và chữ Phật quý vị thấy 2 hay 1?. Chữ Phật là nói âm tiếng Ấn Độ, ông Bụt đó, nghĩa là Giác. Gọi là Giác tánh hay Phật tánh cũng 1 từ thôi bên nói âm Ấn Độ bên nói âm Trung Quốc, Giác hay là Phật cũng vậy thôi.

Linh hồn, tâm hồn, tâm thức khác nhau không? Thì ở đây nó có khác. Tâm hồn là 1 lối nói thôi ở đây mình có Linh hồn và tâm thức. Linh hồn là từ ngữ xưa nay ở nhà Nho hay thói quen tổ tiên hay dùng, tâm thức chữ thức là trong nhà Phật.
Theo quan niệm ông bà mình xưa nay nói rằng con người có linh hồn. Chữ linh là gì? Là sáng tức là có 1 cái hồn sáng suốt, mà cái linh hồn sáng suốt đó có mất không? Có đổi thay không? Linh hồn sáng suốt mình là mình, A khi thân này hoại thì linh hồn cũng là A mãi mãi là A chớ không thể đổi linh hồn đó thành cái gì được. Bởi đó trong nhà Phật không chấp nhận chữ linh hồn mà nói là thức “tâm thức”
Linh hồn cũng lá cái biết sáng, tâm thức là biết chữ thức là phân biệt hiểu biết. Nhưng chữ thức và chữ linh hồn khác nhau cái điểm linh hồn là cái sáng suốt và không đổi thay còn thức là cái phân biệt đổi thay. Bây giờ quý vị thử kiểm điểm lại mình coi, những hiểu biết mình đổi thay hay là thủy chung duy nhất? hồi nhỏ cái nghĩ hiểu của mình khác, lớn lên hiểu khác nếu đi học lại hiểu khác, không học hiểu khác, như vậy là luôn luôn đổi thay. Mà nói linh hồn không đổi thay từ nhỏ đến lớn già chỉ 1, linh hồn là 1 không đổi thay thì trúng hay trật?

Thực tế tâm thức của mình nó trăm ngàn thứ mà đổi thay luôn luôn. Nếu linh hồn là cái nguyên vẹn thì nó tốt là tốt trọn vẹn, nó xấu thì xấu trọn vẹn phải không? Vì nó là nguyên mà luôn là 1. Mà nếu linh hồn nguyên vẹn vậy có tu được không? Có cần tu không? Nó là như vậy thì tu cũng là thừa. Đó là cái hiểu sai lầm làm cho người ta không có nghĩ đến cái tu hành chuyển biến tâm niệm của mình.

Còn tâm thức thì nó có nhiều thứ, bởi nhiều thứ nên có cái xấu có cái tốt, có cái hay có cái dở, có những tâm thức ác tâm thức thiện, ngu muội, sáng suốt. Ngay mình có khi mình nghĩ hiền lành như bồ tát, có lúc mình nghĩ hung dữ như cọp như sói. Có cái dữ, cái hiền thì là 1 hay nhiều mà cái tinh thần hiểu biết đó nó đổi thay, gặp duyên biết khéo sửa đổi theo chiều hướng tốt thì lần lần nó tốt, gặp duyên theo chiều hướng xấu thì lần lần nó xấu. Thì như vậy nó là cái vòng chuyển biến, cho nên mình muốn cho nó chuyển biến theo chiều hướng tốt thì phải tu. Như vậy chấp linh hồn là cái sai lầm và đồng thời không cho người ta cái ý niệm tu hành để chuyển biến.

2. Cho nên nhà Phật không chấp nhận linh hồn là vậy. Tức là tôi đã trà lời câu thứ 2 rồi học thuyết Phật giáo có phủ nhận linh hồn không?

3. Cái gì đầu thai? Thì cái đó người ta luôn thắc mắc. Nếu như linh hồn đi đầu thai thì con người ra đời tài và sung sướng hết bởi vì mình có linh là sáng cái hồn sáng suốt, tức là đi đầu thai sẽ vào tốt, dại gì chui vào chỗ xấu. Nhưng mà lại có người chỗ khổ, người chổ vui sướng, người đẹp người xấu ….

Nếu phủ nhận không có linh hồn thì cái gì đi đầu thai, tái sanh? Bây giờ tôi dẫn trong Kinh để quý vị hiểu thêm, bởi vì ngày xưa Đức Phật tại thế rồi sau này nhiều vị cũng thắc mắc vấn đề này. Thì nhà Phật nói “Nghiệp thức” dẫn đi tái sanh, tại sao vậy? Nghiệp là thói quen, thức là phân biệt. Mình huân tập thói quen hay hoặc dở, nếu huân tập thói quen dở thì nó dẫn mình đi chỗ xấu, huân tập thói quen hay thì nó dẫn mình đi chỗ tốt. Bây giờ tôi nói rất là gần ví dụ như: quý Phật tử thấy ở thế gian có người hồi nhỏ 5 -10 tuổi không có ghiền gì hết, lớn lên họ gần những người uống rượu, họ tập uống rược rồi từ từ ghiền rượu rồi họ muốn đi đâu? ờ vào quán rượu. Như vậy ghiền rượu thì phải tìm đến quán rượu. Còn nếu hồi nhỏ không có ghiền gì, gặp nơi bà con lối xóm đánh bài, nó bắt chước đánh bài sau đó thời gian ít lâu nó đến thì nó tìm đến sòng bài.

Còn những người hồi nhỏ cũng không biết biết ghiền gì hết lớn lên gặp những người hiền lành dạy đi chùa lạy Phật làm những điều phước thiện này kia, rồi đi đến nơi nào tỉnh nào đó, nó thường tìm cái gi? Chùa. Như vậy thói quen nào thì nó dẫn đi chỗ nấy phải không? Dẫn đi theo cái hiểu biết nghiệp của nó.

Như vậy cái huân tập thành cái sức mạnh bởi vậy nói đến chỗ này tôi nói rõ cho quý vị thấy, trong nhà Phật dạy nếu muốn dứt sanh tử thì khi nhắm mắt phải không có 1 niệm. Vì khởi nghĩ là nghĩ theo nghiệp. Khởi nghĩ là nghĩ cái gì? Nghĩ thói quen thích cái gì nghĩ cái nấy, nghĩ cái giận, buồn, thương, ghét nhiều ý niệm trong đó. Cho nên khi mà mình mất bắt mình phải ráng niệm Phật, thì nghĩ Phật để tái sanh trong cõi Phật còn không phải không còn 1 niệm thì đó là tự do giải thoát. Còn nếu chưa được vậy thì ít ra cũng nghĩ điều lành chớ đừng có nghĩ những điều ác do đó những người Phật tử lâm trung ở nhà chùa hoặc là tụng kinh hay niệm Phật để khuyên người đó niệm theo hoặc giải cho người đó hiểu để buông xả hết những cái niệm không có chạy theo. Thì đó mới nghe bài kinh và nhớ lời Phật dạy thì họ cũng có thể tái sanh nơi có Phật pháp còn nếu thường xuyên niệm Phật thì sanh về cõi Phật, nếu tâm mình thanh tịnh thì khỏi bị lôi kéo.

Đó là 1 ý nghĩa nhà Phật nói rất là rõ như vậy chính cái tâm thức hay cái nghiệp thức đó nó dẫn mình đi luân hồi chớ không phải linh hồn. Bởi vậy còn có nghiệp thức thì còn bị luân hồi, còn nếu mà nghiệp mình giải rồi thì hết luân hồi, hết sanh tử.

4. Nghiệp thức sạch rồi thì không còn luân hồi nữa. Thì còn gì? Thì hết mê thì đến giác. Chỉ sợ không giác mà mê không à.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 33

Phật Tử hỏi: 

Kính bạch Hòa Thượng :

1. Niết Bàn và Vô Sanh đồng nghĩa hay là 2? Kính mong Hòa Thượng chỉ dạy cho con được rõ.

2. Nói rằng kinh luật từ chư Phật Tổ nói ra tại sao trong kinh Pháp Hoa nói Phật phải nhờ Đề Bà Đạt Đa mà Ngài được khai ngộ được Kinh Pháp Hoa?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


Sư Ông đáp:

1. Niết Bàn và vô sanh là 1 hay 2? là không 2. Vô sanh là không còn tái sinh nghiệp nữa. Niết Bàn là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là vô sanh nghĩa là không còn sanh tử nữa.

2. Nói rằng kinh luật từ chư Phật Tổ nói ra tại sao trong kinh Pháp Hoa nói Phật phải nhờ Đề Bà Đạt Đa mà Ngài được khai ngộ được Kinh Pháp Hoa? Phật tử này hỏi thì có thể hỏi thêm câu nữa: như kinh Kim Cang Phật nói vì kinh này ra đời là mẹ chư Phật. 

Ở đây tôi nói cho quý vị dễ hiểu. Qúy vị đọc kinh Pháp Hoa nhớ Đề Bà Đạt Đa là người ân hay người oán của Phật? Bởi vì nếu trong kinh A Hàm thì Đề Bà Đạt Đa là người phá hòa hợp tăng, xuất Phật thân huyết, phạm tội ngũ ngịch gọi là tội phải đọa không thể cứu. Nhưng trong kinh Pháp Hoa thì Đức Phật nói Đề Bà Đạt Đa là người ân của Phật, thiện hữu tri thức lớn nhờ đó mà Ngài ngộ đạt được kết quả được kinh Pháp Hoa. Nhường như mà nhờ Đề Bà Đạt Đa là mà Phật đạt đạo, thì chính cái này tôi mới nói kinh Đại thừa có sức mạnh phi thường. Bởi vì chúng ta tu luôn có cái bệnh sợ người ta phá. Đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề thì Ma Vương đến bu lại phá Ngài dùng câu chú nào? Dùng lá bùa nào trị không? Có không? Không có. Trong kinh nói Ngài dùng kiếm trí tuệ, cung thiền định để trị ma vương, định và tuệ. Nên khi nó giả ma nữ quấy rối Ngài, Ngài nói đồ giả dối đi đi ta không cần, nó xấu hổ và đi hết. Phật biết nó là đồ giả dối còn mình thấy thiệt nên mình nhầm thì cái đó là trí tuệ. Thành ra mình tu ko chịu trí tuệ thiền định mà thấy bùa thấy chú không thì đó là trái với Phật rồi. Và ở đây Đức Phật thành đạo không phải vì những ân nhân thí chủ giúp đỡ Ngài mà ngay Đề Bà Đạt Đa là thù Ngài, luôn làm khổ cho Ngài, mà Ngài vương lên được sớm thành đạo thì Ngài được kinh Pháp Hoa do Đề Bà Đạt Đa. Cho nên quý Phật tử có lỡ ở trong gia đình mà không thuận thảo mình tu thì nên nghĩ làm sao? Biết đâu người làm chướng trong gia đình mình là ân nhân số 1 của mình nhờ người đó mình chóng thành đạo, đừng co buồn đừng có hận người đó, người đó là ân nhân số 1 của mình, mình nghĩ vậy quý Phật tử có buồn có giận ai không? Người chọc phá mình là ân nhân mình thì người giúp đỡ mình của là ân nhân mình. Cả thế gian ai cũng là ân nhân mình hết kính trọng và không thù không ai hết thì tu rồi vì vậy có mau thành Phật không? Thì đó nhờ vậy mà Phật nhờ Đề Bà Đạt Đa mà sớm thành đạo, mới được Pháp Hoa. Như vậy nói như Đề Bà Đạt Đa dạy kinh mà không phải, mà là sức tu giác ngộ mạnh của Ngài.

Hiểu vậy rồi thì quý Phật tử giả sử có ai tìm đến nhà trêu phá mình đừng nóng đứng nói là ma quỷ phá. Phật tử hay có bệnh thấy mình tu đàng hoàng mà họ chê chọc phá mình thì nói đó quỷ phá tui đó phải không? Cái đó là cái không tốt. Ai chọc phá mình thì đó là ân nhân đó như vậy nghĩ thế gian này là Bồ Tát hết chơn không có quỷ. Còn thấy người phá mình là quỷ thì thấy thế gian này người xấu quỷ không à chỉ có mình là tốt đó là cái ngã lớn. Từ cái ngã lớn thành cái tu nó sụt. Qúy vị thấy cái trọn tâm tu chưa! Cái tu là cái mình phải can đảm kiên quyết mọi vấn đề trở ngại đều sức đẩy để mình tu lên, chớ không phải trở ngại để mình lui. Vậy thì tất cả đều là ân nhân đều là bồ tát hết, bồ tát lớn bố tát nhỏ. Bồ tát nhỏ thì giúp đỡ mình bố tát lớn thì làm khổ mình, hiểu vậy thì vui vẻ hết không bao giờ buồn phiền ai hết, chính đó là tu. Còn buồn giận người này người cái nói người kia ma người kia quỷ là chưa tu rồi. Quý vị đọc thấy trong kinh Pháp Hoa nói lên tình thần Đại thừa là 1 sức mạnh để mình vương lên không phải trốn tránh cầu xin.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 34

Phật Tử hỏi: 

Kính bạch Hòa Thượng xin giải đáp cho con thắc mắc sau:
Con có cúng dường cho 1 thầy sau đó thầy này hoàn tục như vậy con có mắc tội hay không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni 


Sư Ông đáp:

Phật này lo xa, ở trong kinh có bài kinh A hàm có dạy như thế này Phật nói đời mạt pháp sau này có những tỳ kheo hình thức tỳ kheo mà không tu hành, thọ của đàn na thí chủ không chịu tu sau này họ sẽ bị đọa. Một hôm Ngài A Nan ngủ và nằm mộng Ngài thấy có 1 cái hố sâu người dưới đó mặc đồ tu hành , trên cái hố có cây cầu bắc qua có những thiện nam tín nữ đi thong thả trên cây cầu. Ngài thức giấc và đem mộng đến bạch Phật con thấy điềm mộng đó là ý nghĩa gì?

Phật nói sau này đời mạt pháp đệ tử của ta tuy là thọ tỳ kheo hình thức xuất gia nhưng mà không có giữ giới không lo tu hành mà thọ của đàn na thí chủ. Những người thí chủ cúng dường cho họ thì những người đó được phước sanh lên cõi trời là những người đi trên cây cầu, còn những người không chịu tu họ bị đọa đạ ngục đó là những người rớt xuống hố.

Thì như vậy mình có tội gì không? Mình cúng mà họ không tu hành thì họ chịu tội chớ mình không bị tội, mình vẫn có phước như thường à.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 35

Phật Tử hỏi:

Kính thưa Hòa Thượng xin hoan hỷ giải nghĩa cho Phật tử biết phải làm sao kiêng vào những ngày ăn chay vô tình Phật tử thường thấy thèm đồ mặn, nhẩm tính thấy trùng vào ngày ăn chay mà Phật nói ăn chay là ở trong lòng mình. Nếu ngày đó ăn chay mà lòng thấy thèm đồ mặn thì không tốt nhưng cứ chiều theo lòng mình hoài như vậy thì mình không có sửa mình được. Vậy Phật tử phải làm sao? Cứ việc ăn mặn như mình thích hay là kiềm lòng không ăn mặn để tập sửa tánh dần dần.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:

Phật tử này nghi ăn chay phải lòng trong sạch mà tại sao mình ăn chay lại thèm đồ mặn, mà thèm đồ mặn là hết trong sạch rồi. Như vậy thèm đồ mặn cứ ăn mặn, chừng nào hết thèm đồ mặn sẽ ăn chay phải vậy không?

Thật ra con người ta cái gì cũng phải là cái tập, tôi thường nói theo kinh nghiệm ở chùa cho quý vị nghe. Người xuất gia khoảng 20 mấy 30 tuổi mới đi tu vào chùa thì 3 năm đầu mộng thấy toàn là chuyện ở gia đình không à ít có thấy ở chùa lắm mà từ 5 năm về sau thấy ở chùa. Thì như vậy cái tâm của mình từ nhỏ đến lớn quen ăn mặn rồi, bây giờ nói bắt đầu tập ăn chay thì thói quen nghĩ mặn đó nó còn nhiều quá đi thì tự nhiên nó phải chen vô rồi cả đời không ăn chay được ngày nào hết. Bởi vậy tuy nó chen vô thì thôi, lúc đầu mình thanh tịnh được cái miệng còn cái ý thôi khỏi nói mình nhớ chút thôi cũng được, rồi từ từ thuần thục rồi cái ý cũng theo đó mà thanh tịnh luôn, chớ bây giờ mà chiều theo cái ý đó thì thân miệng ý đều không thanh tịnh suốt đời.

Cho nên giai đoạn đầu thì phải cho ý sai lầm nhưng mà tập cái miệng trong sạch chút lần lần chinh phục lâu ngày sẽ quen, quen rồi sẽ được. Chớ đừng nghĩ cố chấp cái gì cũng tại tâm, mà tâm nghĩ mặn ăn chay cũng vô nghĩa, đừng cố chấp cái đó nếu vậy sẽ không bao giờ tu được.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 36

Phật Tử hỏi:

Kính xin Hòa Thượng giải thích câu “Nhị đế dung thông tam muội ấn” nhị đế là thế nào, tam muội là thế nào? Sử dụng tam muội ấn để làm gì?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

Nhị đế trong nhà Phật nói là: tục đế và chân đế. Nói đủ là thế tục đế và chân đế. Thế tục đế là chỉ cho những cái lẽ thực mà của thế gian chấp nhận còn chân đế là cái lẽ thực đúng chân lý chỉ có người giác ngộ mới thấy. 2 cái này thường chúng ta hay mắc kẹt đây là thế tục đế kia là chân đế.

Chân và tục nó có 2 cái lãnh vực riêng, nó có 2 giới hạn. Nói gần dễ hiểu ví dụ tôi xuất gia quý đạo hữu tại gia thì tại gia gọi là người thế tục, người xuất gia là người tu hạnh giải thoát. Nhưng mà nếu nói như vậy đó thì nó chỉ có trúng 1 phần nào thôi chớ không phải là chân lý. Nếu quý đạo hữu ở thế tục mà tâm mình hằng ngày sống hết sức là đạo vị hết sức thanh bạch, còn người xuất gia như chúng tôi còn nghĩ chuyện lợi chuyện danh v..v.. thì sao? Ai là giải thoát? Như vậy cái thế tục và cái xuất thế đó 2 cái có thể là khi mình đặt đây thế tục là thế tục suốt kiếp không? Hẳn là xuất thế thì xuất thế thiệt không? Chỉ là ngôn từ bởi vậy cho nên cái người hiểu đạo không có dính 2 bên, như nảy giờ chư tổ thường dạy là không dính cả 2 bên không kẹt bên thế tục cũng không kẹt bên chân đế. 2 bên đều dung hợp nhau thì đó gọi là nhị đế dung thông tam muội ấn. Cái ấn chánh định là 2 đế nó hợp nhau tức là đừng có tách rời cũng như thế tục và xuất thế đều là dung hợp nhau, chứ đừng nhìn thấy mình là khác người kia là khác mà phải dung hợp không có cái chia ra tách ra theo cái quan niệm thông thường. Đó là nói như vậy để giải thích về 2 đế.

Rồi hỏi tam muội ấn là như thế nào? Chữ ấn lá con dấu như mình nói dấu ấn đó, con dấu gì để chỉ cho tam muội mà trong nhà thiền hay gọi là truyền tâm ấn đó. Tức là tâm của ông thầy và tâm đứa đệ tử cái thấy hợp nhau thì gọi là truyền tâm ấn. Ấn là in tức tâm người này và tâm người kia in nhau không có sai biệt cũng như ở trên con dấu, cũng như trên con dấu in xuống giấy chữ trên con dấu và chữ trên giấy có khác nhau hay không? Nó hiện rõ chứ nó không có khác. Vì vậy chữ tam muội ấn là cái ân tam muội tức ấn chánh định muốn được ấn chánh định đó hay mình nói cụ thể muốn đạt được chánh định viên mãn thì đừng còn thấy có 2 đế riêng biệt. 

Câu chót Phật tử này hỏi sử dụng tam muội ấn để làm gì? Tôi trả lời sử dụng tam muội ấn để thành Phật.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 37

Phật Tử hỏi:

Kính bạch Hòa Thượng trong cuộn băng thầy tuyên bố ngộ đạo ngày 21 tháng 4 chứng minh cái thấy của thầy trùm khắp. Vậy những kinh luận công án thầy đã giảng giải trước đó có cần bổ sung thêm như công án của gia đình Bàng Long Uẩn hay không? Xin Hòa Thượng hoan hỷ giảng giải cho con rõ.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Sư Ông đáp:

Thì thật ra cái tuyên bố chứng đạo thì không phải mà tôi nói tôi thấy được như vậy, thấy rằng cái chỗ mà ngày xưa mình nhìn cứ thấy ngoài mình có cảnh, cảnh vật ở ngoài mình, mình và cảnh vật là 2. Nhưng thật ra khi tu rồi không thấy nó là 2 nữa. Mình không ngoài cảnh cảnh không ngoài mình thì trùm khắp mà tới chỗ đó chư tổ thường dạy chúng ta phải đi đến đó. Thấy trùm khắp rồi không vướng không mắc nữa chớ còn không mình dễ bị kẹt.

Phật tử hỏi như vậy những công án ngày xưa tôi giảng bây giờ có cần sửa hay không? Thì tôi xin trả lời là không có sửa, bởi vì ngày tôi giảng không phải là tôi không có hiểu, tôi hiểu nhưng mà chưa phải thấy. Cái chỗ này nói quý Phật tử nghe hơi khó hiểu, 2 cái hiểu khác và thấy khác.

Ví dụ bây giờ quý Phật tử nghe người ta diễn tả con cọp có thế này thế kia, nghe diễn tả hiểu con cọp như vậy nhưng mà chưa thấy. Mà mình muốn diển tả cho người khác nghe thì diển tả y như người ta diễn ta cho mình nghe thì cũng đâu có sai, phải không? Nhưng thấy thì mình chưa thấy còn khi thấy con cọp thì nó khác hơn lúc mình nghe diễn tả là chính mắt mình thấy. nghe diễn tả thì mình nghe nhưng đến lúc nhìn thấy là thấy liền. Vì vậy cho nên 2 cái này nó khác nhau khi mình thấy được thì lúc đó không còn nghi nữa, cho nên cái từ trong nhà Thiền nhà Phật dùng quá là hay “kiến tánh” thường người ta nói kiến là thấy, thấy tánh. Mà tánh không hình tướng sao thấy? tức là cái mình nghe trong kinh Phật nói để mình hiểu thì cái đó chưa phải kiến. Mà mình tu tâm mình nó được an lạc an tịnh rồi bỗng dưng mình mới thấy rõ nhận rõ mình là trùm khắp thì chừng đó gọi là thấy, nhận rõ là chính mình nhận ra thì như chính mình thấy. Nơi đó thấy hơn nữa hơn nữa gọi là kiến tánh.

Thường thường 2 cái từ “kiến tánh” “thành Phật” đi đôi tuy đi đôi nhưng cách xa ngàn dặm. Kiến tánh đến thành Phật còn phải trăm ngàn cực khổ nữa không phải đơn giản, chứ đừng nghe kiến tánh thành Phật rồi nghe ai kiến tánh cũng thành Phật rồi, không phải đâu.

Tôi có viết cuốn “Thiền Tông Việt Nam” có bài kệ tôi hay dẫn đó “đốn ngộ tuy đồng Phật – đa sanh tập khí thâm” nghĩa là đốn ngộ dường như mình gần với Phật rồi đó, nhưng mà nhiều đời tập khí còn sâu đậm lắm. Như vậy mình phải hiểu cho thật kỹ chớ nhiều khi mình nghe người nào đó được cái gì ..mình nói rồi..Không phải đâu còn xa lắm xa lơ xa lắc. Bởi vậy tôi nói tuy đến nhà mà còn đổ mồ hôi trán nữa đó.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 38

Phật Tử hỏi:

1. Xin thầy giải đáp thấy được lý nhân quả đi sâu vào nhân quả có phải là huệ không?

2. Đọc kinh thấy Ngài Huệ Năng được nghe giảng kinh Kim Cang thốt lên rằng “đâu ngờ…” để tử chẳng dám nghi ý Tổ nhưng vẫn còn mờ mịt chỗ này xin Hòa Thượng cho vài ví dụ để con được sáng thêm.

3. Đa số người nghĩ khi nào tôi khá giả thì mới có tài vật cho người, có người lại cãi lại chỉ khi nào ta có tâm muốn cho người thì mới có đồ vật để cho người. Kính thầy ý nào đúng?

4. Biết vọng có phải là làm mạnh ý tưởng này để xua đuổi ý tưởng khác hay không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:

1. Quý Phật tử có nhớ trong nhà Phật có nói tam huệ học đó: văn huệ, tư huệ, tu huệ giờ mình thấy được lý nhân quả tức là thấy nghe và hiểu. Rồi ứng dụng lý nhân quả.

2. Cái chuyện đâu ngờ của Lục Tổ chúng ta đọc đến đó tự nhiên mình mờ mịt à. Cái đâu ngờ của Ngài thấy chứ đâu phải mình thấy, Ngài thấy mình không thấy thì mình mờ mịt phải không? Chuyện đó là sự thật.

Cho 1 vài ví dụ để sáng tỏ tôi nói thế này. Như trong nhà có 1 người để món đồ quý ở đâu đó lúc nào đó họ muốn đem món đồ quý ra bán xài, khi tìm họ lại lạc mất tìm không ra. Sau đó họ đi loanh quanh tìm bất thần nào đó họ tìm họ thấy, họ réo la lên. Lúc đó người ngoài cuộc hỏi sao? Lúc đó thấy người ta mừng biết mừng cái gì không? Đâu có biết bởi vì cái chuyện đó họ tìm họ gặp họ mừng chớ mình không có không có gặp sao mình mừng? cho nên mình không thể nào biết được chỉ khi nào mình tìm mình gặp mình mừng như họ thì đó lúc đó mới biết, đó là ví dụ tạm để cho Phật tử này hiểu cái ý câu chuyện “đâu ngờ” của Lục Tổ.

Bởi vì chúng tu mà không bao giờ nghĩ mình tìm cho ra cái chân thật của mình. Cứ tu Phật dạy tu cho có phước làm lành, tụng kinh có phước v..v… chỉ làm mấy cái đó thôi đâu có thắc mắc, đâu có tìm thì đâu có “đâu ngờ”.

3. Thì quý vị thay tôi trả lời ý nào đúng? Nếu trả lời ý nào cũng đúng thì tôi trả lời ý nào cũng sai. Bởi vì nếu nói rằng đợi khá giả tài lợi nhiều chừng ấy mới làm việc bố thí thì chắc cả đời không khá giả thì chưa bố thí bao giờ phải không? Thì cả đời mình khó mà làm được việc thiện. Người nói tâm mình muốn bố thí thì mình liền có đồ vật để bố thí cũng hơi duy tâm quá. Vì thế cả 2 nên dung hợp cho nhau vừa nghĩ bố thí vừa cố làm cho có tiền bạc. Có tiền bạc rồi mình nghĩ giúp người cho nên đồng tiền mình làm ra có phần nào hơn chút thì mình lấy ra giúp người ta. 
Như vậy đó vừa có cả 2 vừa nghĩ việc bố thí vừa làm ra của bố thí thì mới hợp chớ đứng 1 bên thì nó không hợp.

4. Thực ra biết vọng không phải làm mạnh ý tưởng này xua đuổi ý tưởng khác mà nó thế này, chủ yếu tôi dạy biết vọng là cả 1 đời chúng ta từ bé đến giờ tất cả những suy nghĩ của mình, mình đều cho đó là tâm thật của mình. Bởi chấp nó là tâm thật nên mình đuổi theo nó, lệ thuộc vào nó.

Bây giờ mình biết nó là hư vọng không đuổi theo nó là cái biết tỉnh số 1. Biết nó là hư dối, vọng là dối đừng lệ thuộc vào nó biết nó là dối thì không cho nó ra oai tác oái gì nữa. Còn nếu thấy nó là thật thì mình vẫn lệ thuộc vào nó. Cho nên biết vọng là cái nhìn đúng lẽ thực để mình không bị nó sai sử. Đó là lối chủ trương của tôi.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 39

Phật Tử hỏi: 
Thưa sư ông hoan hỷ chỉ dạy giùm con ban đêm ngồi từ mấy giờ đến mấy giờ? Ban ngày ngồi từ mấy giờ đến mấy giờ? Buổi sáng khoảng 5h hoặc 6 giờ sáng ngồi có tốt hay không? Nay gia đình con khó khăn chưa có điều kiện thường ngồi vì con bận đi học rồi về phụ giúp gia đình nên ngồi không được xin sư ông chỉ giùm phải làm sao ?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:
Phật tử này bận việc học hành và còn phụ giúp gia đình cha mẹ nên không có thời giờ ngồi tu . Thành thử ra cái tu không ép buộc, nếu lúc nào nào ban đêm bàn ngày lúc nào mà rảnh rang muốn ngồi tập cho tâm trí sáng suốt thì khoảng 5h đến 6h sáng là khoảng tốt nhất, chớ còn không có nên ngồi khoảng 12h khuya.

Còn nói gia đình bận rộn không có giờ ngồi thiền thì phật tử này nên sữ dụng lối tu thân, miệng, ý vừa có 1 cái sao liền chuyển nó đừng để nó tạo ra cái nghiệp ác, nghĩ sai liền bỏ, nói sai liền chừa, hành động sai liền sửa lại thì như vậy mình chuyển 3 nghiệp mình được rồi, Chớ không phải đợi ngồi thiền mới tu.


Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Câu 40

Phật Tử hỏi:
Bạch thầy kính mong thầy dạy chúng con tu chưa chứng quả A La Hán chưa đắc quả vô sanh vậy khi thân tứ đạo tan rã tánh giác ông chủ có đi đầu thai hay không nếu không thì ở đâu?
Tánh giác và giác linh khác nhau như thế nào?
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni !

Sư Ôn đáp:
Phật tử này lo mình tu chưa chứng quả A La Hán mà khi mình chết tứ đại tan rã thì ông chủ mình đi đâu? Đi đầu thai hay tái sanh hay không? Nêu không đầu thai tái sanh thì ở đâu?

Cái chỗ này không có gì lạ, nếu mình chưa chứng quả A La Hán chưa đắc vô sanh thì bảo đảm mình còn tái sanh bởi vì chưa vô sanh thì còn tái sanh chớ không nghi ngờ gì hết, tái sanh chỗ này chỗ kia tùy phúc duyên của mình lành nhiều ít, chỗ tốt xấu không có cố định. Như vậy thì Phật tử này đừng lo khi mình chưa chứng vô sanh ông chủ mình tái sanh hay đi đâu, đừng lo cái đó mà ổng sẽ đi dài dài trong lục đạo chớ ổng chưa có dừng đâu, đừng lo.

Tánh giác và giác linh khác nhau thế nào? Thì ờ chỗ nào thì là từ ngữ thôi. Tánh giác là cái hiểu biết sáng suốt mà ai nấy cũng thường có thì gọi là tánh giác. Còn giác linh là người chết rồi nhất là người tu người ta muốn tôn xưng một chút, sợ nói hương linh về ăn nghe cúng tới gì đó nghe nó phàm tục quá, cho nên những vị xuất gia rồi người gọi là giác linh chớ không nói là hương linh, thì đó cũng là 1 danh từ thôi.

Nhưng mà cái tánh giác là cái tất cả mọi người đều có, còn cái giác linh nói khi chỉ người chết mà những người đó mình tin họ có cái sáng suốt hơn kẻ khác thì mình gọi đó là giác linh.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ