Bài tập cho bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp được xem như là một loại bệnh không chữa trị được Y học hiện đại chỉ cốt làm giảm triệu chứng, nhưng nguồn gốc gây bệnh vẫn không giải quyết được. Để thay đổi cơ bản tình trạng bệnh, đem lại sự cân bằng sức khỏe, chủ yếu là cần phải thay đổi ẩm thực và cách sống.

* Sự cân bằng năng lượng kinh mạch : Thực dưỡng cân bằng là nền tảng duy nhất để tránh dẫn đến sự mất cân bằng trong các cơ quan, kinh mạch và các khớp. Viêm khớp là một bệnh có thể ngăn ngừa được. Hơn thế nữa trở lại dùng thực phẩm quân bình phối hợp với hoạt động và cách sống tốt lành đem lại tình trạng bình thường cho các khớp và các kinh mạch dù sau khi bệnh viêm khớp đã bộc phát.

Như chúng ta đã thấy trong những bài trước, bệnh viêm khớp được xem như là một loại bệnh không chữa trị được Y học hiện đại chỉ cốt làm giảm triệu chứng, nhưng nguồn gốc gây bệnh vẫn không giải quyết được. Để thay đổi cơ bản tình trạng bệnh, đem lại sự cân bằng sức khỏe, chủ yếu là cần phải thay đổi ẩm thực và cách sống.

Theo lối chữa trị cơ bản này, có nhiều phương pháp bổ sung cho nhau giúp tái Lặp lại sự cân bằng trong dòng năng lượng qua các kinh mạch và các khớp, và đem lại cho cơ thể một mức độ dẻo dai bình thường.

Trong phần sau đây, chúng tôi xin trình bày những bài thực tập đơn giản để kích thích và thêm năng lượng cho các kinh mạch. Các cách luyện tập này phỏng theo cách tập DoIn cổ truyền hoặc tự xoa nắn tự nhiên.

Các luyện tập bổ sung này đã được giới thiệu trong một quyển sách Book of DoIn, Japan Publication’s 1979.

Người bệnh viêm khớp hoặc các bệnh khác đều được khuyên nên luyện tập thêm tùy thuộc vào tình trạng cá nhân và khả năng cơ được. Trong trường hợp bệnh quá trầm trọng nên tìm thấy thuốc hoặc chuyên gia về sức khỏe trước khi bắt đầu các phương cách này.

Các cách luyện tập kinh mạch :

1. Cho kinh phế và kinh đại trường.

a. Đứng dang hai chân xa ra một khoảng rộng bằng hai vai. Đưa hai tay ra phía sau lưng và khóa hai ngón cái vào nhau. Các ngón tay cong lại như quả đấm.

b. Đưa xa hai tay về phía sau đồng thời ngước mặt lên nhìn trần nhà, xương sống sẽ uốn cong về phía sau. Cử động này làm lồng ngực đưa về phía trước, làm căng giản các cơ quan ở phần giữa thân và bụng.

c. Cong người về phía ngược lại, gập hông về phía trước càng xa về phía trước càng tốt nếu có thể kéo cánh tay theo luôn. Với cử động toàn bộ này với bàn tay siết chặt. Như thế sẽ làm giản cánh tay ra. Nếu tập đúng, xương sống sẽ làm thành một góc 90o với hai chân. Giữ tư thế này thở ra hít vào từ từ hai hơi, rồi trở về tư thế thẳng đứng đầu tiên.

Thả các ngón, rời hai tay ra và treo thõng hai tay dọc theo hai bên hông sườn. Lặp lại.

Cử động căng duỗi này làm hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng của phổi và đại trường.

2. Luyện tập cho tỳ, tụy tạng và dạ dày : Ngồi xuống sàn, gấp đầu gối lại ra phía sau và mông ngồi trên gót chân. Nắm hai bàn tay lại, các ngón quấn vào nhau. Rồi nhẹ nhàng, đưa hai tay lên cao, duỗi thẳng cho đến khi hai tay và thân mình cùng một hàng dọc.

Tiếp tục cử động duỗi tay cho cơ thể ngã về càng phía sau càng tốt. Giữ hai chân gấp cho vững. Nếu có thể giữ hai đầu gối nằm sát sàn. Giữ tư thế này thở chậm ra vào hai hơi. Xong trở lại tư thế thẳng, giữ hai tay sát vào dái tai. Có thể Lặp lại.

Cử động căng duỗi này kích thích dòng năng lượng và chức năng của kinh vị, kinh tỳ, lá lách.

3. Luyện tập cho tim và ruột non: Ngồi xếp bằng trên sàn, hai lòng bàn chân giao nhau. Hai bàn tay nắm chặt hai bàn chân. Hai gối chạm sàn. Từ từ, nắm chặt bàn chân (phần dưới vẫn giữ chặt) kéo hai bàn chân về phía cơ thể. Động tác này làm căng duỗi vùng trong của hai bắp đùi.

Trong khi hai gót chân vẫn giữ chặt, gập thân mình về phía trước sao cho trán chạm vào hai bàn tay. Động tác gập người này làm giản phần hông và toàn bộ cơ thể. Vẫn để trán chạm hai bàn tay, thở chậm dài hai hơi, rồi trở về tư thế ngồi thẳng. Lặp lại.

Sự căng duỗi này kích thích dòng năng lượng và chức năng vật lý của tim và ruột non.

4. Luyện tập cho thận và bàng quang : Ngồi trên sàn, hai chân thẳng về phía trước sao cho phần sau của chân chạm vào sàn nhà từ gót chân đến mông. Dùng tay nắm chặt các ngón chân, gập người về phía trước. Nếu có thể cho trán chạm với đầu gối.

Giữ tư thế này, thở chậm và dài hai hơi, rồi trở lại tư thế ngồi thẳng ban đầu. Hai tay buông lỏng các ngón chân ra. Lặp lại.

Luyện tập này làm hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng vật lý của thận và bàng quang

5. Luyện tập kinh quyết âm tâm bào lạc và kinh tam tiêu: Ngồi tư thế hoa sen trên sàn. Hai chân bắt chéo nhau sao cho hai mắt cá chân nằm lên phần trên hai đùi và mắt cá chân này cũng nằm trên mắt cá chân kia. Từ tư thế này, dùng tay này nắm chặt đầu gối chân kia, chéo hai tay. Gập nhẹ người về phía trước cho đến khi trán chạm đất. Giữ tư thế này, thở chậm và dài hai hơi. Rồi trở lại tư thế ngồi thẳng ban đầu. Tư thế hoa sen này có thể đổi ngược chân lại để tập. Lặp lại.

Động tác này làm hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng tương quan của tam tiêu và tâm bào lạc.

6. Luyện tập cho gan và mật : Ngồi trên sàn. Dang thẳng hai chân ra xa, phần sau chân chạm sàn từ mông đến gót chân, các ngón chân dựng đứng. Dang chân càng xa càng tốt. Dùng hai tay nắm chặt một bên bàn chân. Gập hông về phía hai tay cho trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này, thở chậm và dài hai hơi. Rồi trở lại tư thế ngồi thẳng ban đầu.

Lặp lại động tác với chân kia. Lặp lại cho cả hai chân.

Động tác này hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng vật lý cho gan và mật.

Bài viết khác