Bắt đầu ăn thực dưỡng như thế nào

Về mặt lý thuyết, khi một người lần đầu tiếp cận với “Thực dưỡng -Macrobiotics” thì điều cần thiết phải luôn ý thức được rằng : Mục tiêu tối cao là phục hồi lại trực giác của mình. Bạn càng sớm nghe được tiếng nói của mình thì bạn càng nhanh chóng phát hiện được sức khoẻ thực sự của mình. Theo quan điểm của người phương Đông thì tư duy được chia làm 3 giai đoạn phát triển theo chu kỳ tuần hoàn.

SÁNG SUỐT TRONG LỰA CHỌN THỰC PHẨM

Con người muốn tồn tại phải có ăn uống, không khí, ánh sáng mặt trời…Ngày nay với trình độ khoa học phát triển, thức ăn ngày càng trở nên phong phú, hấp dẫn đi đôi với sự gia tăng của các chứng bệnh nan y…Theo Micheal Rosoff người đã dành trên 27 năm nghiên cứu về Thực dưỡng (Macrobiotics) và y học Phương Đông trên cơ sở thuyết Âm Dương. Ông lãnh đạo trung tâm thực dưỡng ở Washington D.C 20 năm qua. Ông đã xuất bản nhiều ấn phẩm về thực dưỡng trong những năm 1980. Hiện tại ông là cộng tác viên đắc lực của tạp chí Macrobiotics Today…

Sau đây là những lời khuyên từ những đúc kết thực tế của ông:

Bốn loại thức ăn cần tránh:

  1. Thức ăn quá dương

Loại thức ăn này bao gồm thịt màu đỏ, trứng, phomai và những thức ăn chua nhiều muối . Loại thức ăn này gây ra sự căng cứng, khó cử động, căng thẳng thần kinh, bồn chồn và dễ bị kích động

Về cơ bản các loại thức ăn này mang dương tính mạnh, gây độc tố và về lâu dài sẽ làm cơ thể suy yếu

  1. Thức ăn dễ tan

Trước hết phải kể đến đường, loại thường gặp là nước giải khát, socola, kẹo, kem. Rượu, thuốc gây nghiện là những thứ cực kỳ âm

  1. Thức ăn gây tắc nghẹn , đông đặc

Sữa và các sản phẩm của sữa dễ gây tắc nghẽn xoang. Phô mai làm ruột hoạt động trì trệ. Cơ thể chúng ta thường phải ứng phó với thức ăn đưa vào cơ thể. Ăn quá thừa chất béo thì mỡ sẽ tích tụ trong cơ thể. Các nang nước trong cơ thể là do các mô mỡ bao bọc dịch mà thành

Thức ăn tạo ra các túi chứa dịch có thể được xem như là loại thức ăn gây tắc nghẽn. Nhìn chung các sản phẩm của sữa, các chất dầu mỡ đều thuộc loại này.

  1. Thức ăn chế biến

Ngày nay thực phẩm tự nhiên đã bị tác động bởi con người (các nhà sản xuất ) như thực phẩm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm, xông khói, thuốc nhuộm màu thực phẩm, thuốc bảo quản thực phẩm, thuốc gia tăng hương vị..v..v nhìn chung về lâu dài thì các thức ăn này đều không có lợi cho sức khoẻ. Các thức ăn này vào cơ thể làm cho gan, thận, ruột già, phổi phải gắng sức làm việc để đào thải những gì mà cơ thể không cần đến

Ngoài ra còn một số chất ta thường đưa vào cơ thể và thường gây tác động đảo lộn như các kháng sinh và hoocmon

Bốn loại thực phẩm nên ăn

  1. Ăn nhiều rau tươi

Nói chung nên hạn chế các thức ăn từ thịt động vật và các chế phẩm từ chúng (như sữa)

  1. Ăn gạo lứt và rau

Thức ăn chính hàng ngày nên dùng hạt ngũ cốc còn nguyên vỏ cám

Chọn nguồn đạm thực vật , đạm là loại không thể thiếu cho cơ thể. Ta không hoàn toàn gạt bỏ thức ăn từ động vật , nhưng thức ăn từ đạm thực vật vẫn là thức ăn có lợi nhiều hơn cho cơ thể. Nếu bạn muốn dùng đạm động vật thì tốt nhất là thuỷ sản, bởi lẽ chúng được lấy từ thế giới của nước, mà nước (nước ngọt hay nước biển) đều đã có từ thời nguyên thuỷ và có trước cả con người. Hơn nữa, thuỷ sản lại ít dương hơn các loại thức ăn lấy từ động vật như gà, lợn, bò hoặc cừu

  1. Đạm thực vật

Đạm thực vật là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ. Có nhiều trong đậu, đậu phụ, hạt, củ , rong biển và miso

  1. Ăn các thứ ngọt trong tự nhiên và các thứ khác ở mức vừa phải

Các thứ ngọt trong tự nhiên như nha, siro gạo, mật ong là những thứ cơ thể dễ hấp thu. Cơ quan nội tạng như dạ dày, tuỵ, gan làm việc không phải gắng sức

Quả chín cũng là những thức ăn ngọt thiên nhiên. Tốt nhất là ăn các loại quả trồng ở nơi mình sinh sống. Ăn quả là nên tránh xa bữa ăn, khồng  nên trộn lẫn với thức ăn có đạm và dễ gây sình bụng, gây rỗng ruột hoặc ợ hơi. Có một số loại quả cơ thể dễ hấp thu đc khi nấu chín (như nước sốt táo)

Cách tiến hành phương pháp thực dưỡng

Ở phần trên Micheal Rossoff đã bàn khái lược về những thực phẩm nên ăn và nên tránh. Tuy vậy nhiều người khi tiếp cận phương pháp thực dưỡng có chung một mối lo ngại. Sợ cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Theo Michio Kushi, tác giả của nhiều đầu sách nói về các đề tài liên quan giữa phương pháp Thực dưỡng và sức khoẻ. Ông đã cùng vợ là bà Aveline sáng lập ra viện nghiên cứu thực dưỡng Kushi, tổ chức nhiều hội nghị, khoá huấn luyện về Thực dưỡng ở Mỹ

Theo Michio Kushi cần linh hoạt trong ăn uống,ăn từ thấp đến cao, lúc đầu một người bình thường có thể áp dụng đúng cách ăn mở rộng rồi từ đó tiến dần lên những cách ăn cao hơn nếu có nhiều nhu cầu phát triển tâm thức. Một số người còn chê bai những ai không tuân thủ phương pháp số 7 của G.OHSAWA , nhưng đây là cách ăn cho người bệnh và cho người mới nhịn ăn. Có một số người vì bị u, ăn số 7 lâu ngày, bệnh ổn định nhưng khó mở rộng cách ăn. Như thế nếu bạn ăn uống quá nghiêm ngặt, để tạo thành thói quen máy móc trong tư tưởng, khó thay đổi mà cuộc sống thì thay đổi không ngừng, theo các mùa trong năm.

Về mặt lý thuyết, khi một người lần đầu tiếp cận với “Thực dưỡng -Macrobiotics” thì điều cần thiết phải luôn ý thức được rằng : Mục tiêu tối cao là phục hồi lại trực giác của mình. Bạn càng sớm nghe được tiếng nói của mình thì bạn càng nhanh chóng phát hiện được sức khoẻ thực sự của mình. Theo quan điểm của người phương Đông thì tư duy được chia làm 3 giai đoạn phát triển theo chu kỳ tuần hoàn.

Giai đoạn đầu gọi là giai đoạn “Bảo trì” nó gắn chặt với thói quen ban đầu với  các nguyên tắc nghiêm ngặt. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn “Đột phá” là giai đoạn mà mọi rào cản bị xoá bỏ. Giai đoạn cuối là giai đoạn “Phân tách trở thành những thành tố độc lập”. Tại đây cả hai mặt bao gồm các quy tắc và sự thay đổi (cách mạng) đều vượt trội hơn hẳn trước ( siêu việt). Tuy nhiên đây chưa phải là kết thúc, những nhân tố độc lập mới này lại duy trì hình thức của giai đoạn 1 và sự tiến triển cứ tiếp diễn theo đường xoắn ốc đi lên

Với cách suy nghĩ nói trên, ta không cần vội vã trong áp dụng các phương pháp Thực dưỡng. Bạn cứ áp dụng từ từ đến một lúc nào đó tự bạn thấy cần phải thay đổi thì bạn thay đổi theo. Nếu bạn đã học được một lớp về Âm – Dương thì bạn dễ thấy được những sai sót và tránh được cách áp dụng mang tính cực đoan.

Về mặt triết học quy tắc Âm – dương là nguyên tắc chuyển động tự do. Mọi vật đều có mặt phải và mặt trái và bề mặt càng lớn thì bề lưng càng rộng. Và một cái gì đó trở nên to lớn thì nó sẽ biến đổi theo hướng ngược lại. Nguyên tắc thống nhất là điều kỳ ảo, không có hình dạng. Và chẳng có cái gì ổn định và mãi mãi trong vũ trụ. Nếu chúng ta cố tóm bắt nó ở đâu đó – nó thay đổi và né tránh ( biến mất)

Đây là một thực tế, chúng ta chỉ cần soi vào dòng chảy triền miên của vũ trụ. Chúng ta không thể làm được điều này nếu chúng ta không từ bỏ được sự cứng nhắc. Nếu chúng ta không có niềm vui thì cuộc sống trên Trái đất này trở nên vô dụng. Chúng ta hãy bỏ mọi nỗi sợ sệt, e ngại bởi lẽ chỉ khi nào chúng ta thực hiện được điều này thì chúng ta sẽ khám phá ra cái ý nghĩa chân thực của phương pháp Thực dưỡng và cơ sở của nó là trật tự của Vũ trụ bao la

Phạm Đức Cẩn ( theo Macrobiotics Today)

Bài viết khác