Bệnh tiểu đường - Bản chất và nguyên nhân

Bệnh không gây ra cái chết nhanh như đột quị và đau đớn kinh hoàng như các bệnh ung thư nhưng biến chứng của bệnh lại gây chế người khi nó làm xơ vữa động mạch, suy mạch vành, cao huyết áp,hư võng mô, mù loà...

Tại sao bệnh tiểu đường lại xuất hiện

Đây là loại bệnh rối loạn chuyển hóa đường. Thời nay, bệnh này đang là một trong những bệnh đe dọa sức khoẻ của loài người sau bệnh tim mạch, ung thư, HIV...

Bệnh không gây ra cái chết nhanh như đột quị và đau đớn kinh hoàng như các bệnh ung thư nhưng biến chứng của bệnh lại gây chế người khi nó làm xơ vữa động mạch, suy mạch vành, cao huyết áp,hư võng mô, mù loà... Người bệnh nếu lỡ bị thương thì vết thương không lành, dễ nhiễm trùng để cuối đường có tử thần lôi đi.

 Bản chất của bệnh tiểu đường (loại 1) và rối loạn đường huyết (loại II)

1. Bạn ăn quá nhiều thức ăn thặng dương như trứng, thịt, phó mát, chứng tiểu đường loại II sẽ phát triển. Hiện tượng đường huyết bị thấp hay mất ổn định mãn tính.

2. Chúng ta ăn quá nhiều thức ăn âm tính như sữa, bột xát trắng, đường, mật và các loại nước có gaz... bệnh tiểu đường sẽ ngày càng trầm trọng

Trong nhiều trường hợp, cả hai chứng bệnh phát triển song hành một lúc. Nguyên nhân cơ bản là do chúng ta bị thiếu nguồn năng lượng ổn định từ các loại đường phức hợp từ cốc loại nguyên cám.

Từ lúc khám phá ra khả năng biến dưỡng Insulin bị suy yếu là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tiểu đường, chế độ ăn kiêng đã trở thành một nhân tố quan trọng trong nổ lực kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, việc kiểm soát thực đơn này ban đầu lại nhằm mục đích tránh xa các thức ăn dạng  carbonhydrat. Tiếp đó, trong khoãng 10 tới 15 năm gần đây, chế độ ăn kiêng để kiểm soát bệnh tiểu đường đã đổi thành tăng các thực phẩm chứa carbon hydrat phức hợp bao gồm cả chất xơ và giảm lượng thực phẩm có nhiều carbonhydrat đơn  như đường. Hiện nay vấn đề phẩm chất cảu các dạng carbonhyrat trong thức ăn đã được nhìn nhận là cũng có tác động lớn như số lượng vậy. Hơn nữa những thực phẩm chứa nguồn carbonhydrat chất lượng cao còn đem lại 1 cái  lợi khác, đó là hàm lượng chất béo và cholesterol thấp nên nó cũng phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Không giống như đường đơn luôn đi thẳng vào máu qua thành ruột, khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây ra những phản ứng tạo axit mạnh mẽ, gây chua máu đòi hỏi tuyến tuỵ phải ra sức sản xuất nhiều Insulin hơn để tái lập thăng bằng, đường phức hợpcần thời gian để các men tiêu hóa trong ruột non phân giải nói thành đường đơn, do đó nó được hấp thụ từ từ vào cơ thể trong lúc di chuyển theo nhu động của đường ruột dài, ngoằn ngoèo. Ngoài ra, lớp vỏ của cốc loại lứt có nhiều vitamin và khoáng chất, giúp chuyển hóa chính nó, cân bằng các phản ứng tạo axít trong máu, nhờ đó bảo vệ luôn kho dự trữ khoáng chất của cơ thể đó là bộ xương. Ví dụ dễ thấy nhất là những người ăn quá nhiều những đồ ngọt có nhiều đường đơn như kem, chè, bánh kẹo,... có mùi mồ hôi chua chua, khi họ bị thương thì dù tổn thương nhỏ cũng rất lâu lành, luôn bị mưng mủ hay sưng tấy, răng và xương hay bị giòn, dễ gãy, vỡ.

Một số biện pháp phòng trị của Tây Y hiện đại tỏ ra cực kỳ thiếu hiệu quả. Ví dụ một chế độ ăn kiêng đường, tăng cường các dưỡng chất thay thế là đạm và chất béo thường được bác sĩ kê toa cho các bệnh nhân tiểu đường type II. Nhưng một chế độ ăn như vậy sẽ đưa vào người rất nhiều đạm và chất béo nguồn gốc động vật, là những thực phẩm làm lá lách suy yếu và dẫn đến sự mất kiểm soát lớn hơn trong việc điều tiết Insulin và phản ứng Insulin của tuyến tuỵ, kết quả là chứng rối loạn đường huyết càng trở nên trầm trọng. Cách chữa trị này xuất phát từ một tư duy thiếu tổng tính tổng thể đã không xem xét toàn bộ cơ thể với các quan hệ tương tác qua lại giữa các cơ quan bộ phận cũng chẳng có sự chú ý đến vấn đề quân bình Âm Dương.

Chất đường độc hại xâm nhập vào dòng máu người bệnh nhiều nhất thường là từ cơm cháo nấu từ gạo đã xát trắng hoặc các sản phẩm của gạo xát trắng như phở, nui mì hay bánh mì nướng bằng bột mì sau khi đã được chà trắng. Sau đó tới bánh kẹo, chè ngọt, nước ngọt các loại, các loại trái cây ngọt lịm như na(mãng cầu), mít, xoài, chuối, nhãn vải, sầu riêng. Ngoài hoa quả còn có các loại củ nhiều tinh bột như củ sắn(mì), khoai môn, khoai sọ, khoai tây, khoai lang. Nhất là khoai lang đỏ. Người bệnh tiểu đường còn cõng thêm chứng táo bón, vì thế họ nghĩ ăn khoai lang thì nhuận trường mà không biết họ đã tiếp tay cho bệnh càng nặng hơn.

Nguyên nhân:

Bệnh tiểu đường loại I, do tuyến tuỵ không đủ sức tạo Hoocmôn insulin hay tiểu đường phụ thuộc Insulin. Còn tiểu đường loại II, do cơ thể không tạo đủ Insulin hay có đủ insulin nhưng không đưa phân tử đường vào dòng máu nên còn gọi là bệnh rối loạn đường huyết(hypoglycemia) hay gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc Insulin.

Chất bột trong cơm gạo chà trắng, khi ăn vào, nó chuyển hóa thành “đường đơn” và xâm nhập ngay vào dòng máu, làm chỉ số đường trong dòng máu tăng đột biến - khiến tuỵ tạng phải tiết nhiều chất Insulin ra, để tái tạo mức quân bình cho lượng đường và lượng Oxy đang vận chuyển trong máu. Nhưng không phải lúc nào Insulin cũng tiết ra vừa đủ để quân bình mà thường quá nhiều, làm đường trong máu tụt xuống, làm cho cơ thể phải tự điều chỉnh để đẩy lượng đường tăng lên. Dù được điều chỉnh nhưng lượng đường vẫn lệch lạc... Việc này lập lại qua nhiều năm tháng, đã làm cơ thể mỏi mệt, suy yếu và biến thành rối loạn chuyển hóa và sinh bệnh tiểu đường hay là “rối loạn chuyển hóa đường”.

Theo Thực dưỡng đặc trị tiểu đường, Nguyên tác Aveline Kushi, Phạm Cao Hoàn dịch, Kiều Thị Thu Hương hiệu đính

Bài viết khác