Đậu nành có thật là không có hại cho sức khỏe?

Có rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc những món ăn có nguyên liệu thành phần là đậu nành. Nhưng có phải tất cả những cách chế biến với đậu nành đều có lợi cho sức khỏe? Có rất nhiều tác hại mà bạn không biết khi sử dụng đậu nành không được chế biến đúng cách đó!

Hơn 60% thực phẩm chế biến sẵn ở Anh sử dụng đậu nành với nhiều hình thức khác nhau như snack, ngũ cốc, bánh qui, phô mai, vỏ xúc xích...với niềm tin rằng đậu nành tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc ung thư vú và nhiều lợi ích khác đối với cơ thể. Tuy nhiên, một phát hiện mới mà có thể khiến nhiều người bàng hoàng với thực đơn các món ăn cóđậu nành của họ. Theo nhà nghiên cứu Fitzpatrick tại NewZealand phát hiện ra rằng trong đậu nành có chứa độc tố và một lượng oestrogen đủ để làm rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và có thể gây hại cho tuyến giáp. Trong quá trình quan sát những con chim của mình, luật sư người Mĩ Richard James cũng nhận thấy rằng khi nuôi chim bằng đậu nành sau 1 năm thì nhiều con bị vô sinh, một số con thì chết; những con chim trống khác thì già sớm hoặc dậy thì sớm. Trong cuốn "The Whole Soy Story" của tiến sĩ Kaayla Daniel sau hàng nghìn nghiên cứu đã chứng minh được rằng: Đậu nành có liên quan tới các hiện tượng như suy dinh dưỡng, suy tiêu hóa, rối loạn hệ thống miễn dịch và chức năng tuyến giáp, suy giảm nhận thức, rối loạn sinh sản, vô sinh và cả bệnh tim, ung thư.

Theo một cuộc khảo sát người tiêu dùng năm 2007 tại Mỹ, cóđến 85% ngườicho rằng các sản phẩm làm từđậu nành tốt cho sức khỏe. Nhưng sự thật mà họ không biết đó làđậu nành là một trong tám thực phẩm gây dịứng với những phản ứng ngay tức thì như ho, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, khó nuốt, sốc. Hiện tượng dịứng cũng có thể xảy ra chậm vài ngày sau khi ăn.Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đã biến đậu nành không cònlàđậu nành trong quá trình chế biến với những chất phụ gia thực phẩm nhằm tăng hương vị cho sản phẩm mà không hề lo lắng tới sức khỏe người tiêu dùng. Trong khi hàng triệu người tin vào những lợi ích của đậu nành được tuyên truyền trên truyền thông như "Chếđộăn uống ít chất béo bão hòa vàcholesterol cùng với 25gr protein đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim" thì chính họ lại đang dần phá hoại sức khỏe bản thân bằng những thực phẩm từ đu nành chưa lên men

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đậu nành chưa lên men ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người , nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra các bệnh như: ung thư vú, sỏi thận, tổn thương não, rối loạn tuyến giáp, ảnh hưởng sức khỏe trẻ sơ sinh, suy giảm hệ thống miễn dịch, suy giảm khả năng sinh sản, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bà mẹ mang thai và cho con bú, nặng nhất có thể gây tử vong.

Ti sao không nên ăn các sn phm làm tđu nành chưa lên men?

1. Bạn có biết 91% đu nành trng M b biến đi gen?

Để nâng cao sản lượng thu hoạch vàgiảmchi phí, đậu nành trồng ở Mỹ thường được phun thuốc diệt cỏ Roundup. Chính hóa chất diệt cỏ này khiến đậu nành biến đổi gen kháng hóa chất, đồng thời cũng sản sinh ra loại vi khuẩn tạo ra protein gây dịứng cho cơ thể dù bạn có ngưng ăn đậu nành. Theo một nghiên cứu của Nga, đậu nành biến đổi gen có thể gây vô sinh ở thế hệ sau này.

2. Đậu nành chứa độc tố tự nhiênkháng dưỡng chất

Thực phẩm làm từđậu nành không lên men chứa các độc tố cn tr enzym tng hp protein nhưsaponin, soyatoxin, phytates, protease, oxalat, goitrogens và estrogen.

3. Đậu nành chứa hemagglutinin

Hemagglutinin là một chất kích thích các tế bào hồng cầu tụ lại với nhau khiến quá trình hp thu và phân phi oxy đến các mô không được bình thường.

4. Đậu nành chứa goitrogens

Goitrogens là những chất ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp và gây trở ngại cho sự trao đổii-ốt, qua đó gây ri lonchc năng tuyến giáp.

5. Đậu nành chứa phytates

Phytates (axit phytic ) liên kết với các ion kim loạingăn chn s hp thu khoáng cht cn thiết bao gồm canxi, magiê, sắt và kẽm. Tuy nhiên, chếđộăn uống có thịt có thể làm giảm tác động của phytates tới cơ thể.

6. Đậu nành có chứaisoflavone genistein và daidzein

Isoflavones là một loại phytoestrogen (phytoestrogen -một hợp chất tương tự như estrogen thực vật của con người). Các hợp chất này hoạt động tương tự hormone estrogenhoặc đôi khi ngăn chặn hoạt động củahormone estrogen. Hơn thế nữa, các hợp chất này gây ratác dụng phụ trên cácmô các nhaucủa con người. Phytoestrogen trong đậu nành có thểphá v chc năng ni tiết, gây vô sinh, và có th thúc đy quá trìnhung thư vú ph n.

Uống hai ly sữa đậu nành mỗi ngày trong một tháng có thểlàm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của ở phụ nữ. Mặc dù FDA không cho lưu hành các sản phẩm có chứa estrogen và không có thông tin nào về estrogetồn tại trong đậu nành.

7. Đậu nành bị nhim đcnhôm và mangan

Đậu nành được chế biến bằng cách rửa acidtrong thùng nhôm có thể nhiễm độcnhôm. Trong thực phẩm từđậu nành không lên men có chứamangan cao hơn đến 80 lần trong sữa mẹ.

8. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em

Gần 20%trẻ sơ sinh Mỹđang ăn sữa đậu nành, nhưng cha mẹ chúng không hề biết sự tồn tại củaestrogen trong đậu nành có thể làm sựphát trin gii tínhvà sc khe sinh sn ca tr b tác đng. Trẻ em ăn sữa cóđậu nànhtương đương truyền vào cơ thể lượng estrogen của 5 viên thuốc trành thai mỗi ngày. Lượng estrogen trong cơ thể trẻ sơ sinh ănsữa đậu nành nhiều gấp20.000 lần so với lượng estrogen trong lưu thông cơ thểnhững trẻăn các loại sữa khác.

Ti sao nên ăn các sn phm tđu nành lên men?

Sau quá trình dài lên men, hàm lượng Phytate trong đậu nành giảm và khi này các dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh tim và ung thư.

Lên men đậu nành rất phổ biến ở các nước châu Á với nhiều thực phẩm dinh dưỡng như tương Miso, Natto - nguồn vitamin K dồi dào, nước tương đậu nành, Tempeh.

Hãy có la chn đúng đn cho sc khe ca bn nhé!

Bài viết khác