Dùng mì chính sao cho hợp lý nhất

Bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp (nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Đống Đa khuyên: “Do mì chính bị “biến đổi” ở nhiệt độ cao gây hại cho sức khỏe. Vì thế, nếu chỉ cần tạo ngọt cho món ăn, chúng ta có thể thay thế bột ngọt bằng những thứ khác an toàn hơn mà vẫn tạo vị thế, ngọt như củ cải trắng, củ cải đỏ, các loại xương, mướp, su su…

Khi sử dụng mì chính thì nên lưu ý: Nên gia giảm mì chính khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp. Cũng không cho trực tiếp mì chính khi thực phẩm ở nhiệt độ thấp. Mì chính hòa tan kém ở nhiệt độ thấp, không nên dùng bột ngọt rắc lên trên món ăn vì độ hòa tan không bảo đảm như ý. Đối với rau vừa xào hoặc nấu xong, nên múc ra bát, dùng một ít nước rau đó hòa tan bột ngọt rồi đổ vào bát canh nấu hoặc xào đã múc ra và trộn đều. Không nên ướp bột ngọt trực tiếp vào thức ăn sống. Các đồ ăn có tính axít cao như các loại đồ chua không nên sử dụng bột ngọt, vì bột ngọt rất khó hòa tan trong các món này. Với các đồ ăn có tính kiềm cao như¬ trứng, muối cũng vậy vì bột ngọt sẽ phát vị khai chua.Tuyệt đối không nên thêm mì chính vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm….) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.

Khi sử dụng bột ngọt chung với các gia vị khác như muối, đường, dấm, xì dầu, nước mắm, cần lưu ý về trình tự nêm các gia vị. Nguyên tắc cơ bản là loại thấm uớt yếu phải cho vào nước trước, loại thấm uớt mạnh cho vào sau. Còn bột ngọt thì tất nhiên phải bỏ sau cùng, khi món ăn đã nấu xong nhưng còn nóng nhưng chú ý không được quá nóng”.

Hiện nay, nhiều hàng bán đồ khô, gia vị thường lấy mì chính của các hãng nổi tiếng, pha thêm những chất có hình dáng tương tự như hàn the, phèn... rồi đóng gói lại bán cho người tiêu dùng. Những túi mì chính này được bán theo cân, thường không có nhãn mác và hạn sử dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, người dân cần cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm mì chính chất lượng.

Bài viết khác