Ăn Gạo Trắng hay Gạo Lứt?

Dinh dưỡng hiện đại nói chung và Thực Dưỡng nói riêng chủ trương ăn cơm gạo lứt thay thế cho cơm gạo trắng. Tại sao? 

Để trả lời cho câu hỏi này, tôi muốn nhấn mạnh đến 3 yếu tố quan trọng : Thứ nhất về lịch sử, Thứ hai về tác dụng biến dưỡng trong cơ thể, Thứ ba về tác dụng tâm sinh lý.

1/ Thứ nhất :

Cách đây chừng 150 năm,tức vào khoảng năm 1850 trở về trước, lich sử nhân loại gần như không hề có bệnh suy thoái: ung thư, tiểu đường, sạn thận, sạn gan, xương mọc gai, còi xương, thấp khớp, máu nhồi cơ tim, tai biến mạch máu não…mà chỉ có những bệnh nhiễm trùng, bệnh dịch do vi trùng như : dịch tả, dịch hạch, bệnh lao….và một số bệnh cảm cúm xoàng….Sau thời điểm đó, kể từ khi các cuộc cách mạng kỹ nghệ và nhất là từ khi nhân loại biết làm ra máy chà xát làm trắng gạo và biết ép mía làm đường, biết chế biến thực phẩm đóng chai, đóng hộp, chế biến gia vị….cùng lúc kỹ nghệ chăn nuôi phát triển cực độ bằng cách xử dụng các loại hóa chất để rút ngắn thời gian nuôi trồng gia súc và cây trái….thì các loại bệnh suy thoái bắt đầu xuất hiện dần dần, càng lúc càng nhiều và cho đến ngày nay thì những bệnh suy thoái gần như quá nhiều và quá phổ biến ở khắp mọi tầng lớp của xã hội.

2/ Thứ hai :

Gạo trắng nấu mau chín, ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa sau khi ăn…..Và như mọi người đều biết gạo trắng chứa toàn là tinh bột, sau khi ăn vào cơ thể thì gạo trắng được tiêu hóa nhanh chóng và tinh bột biến thành đường một cách cũng nhanh chóng và do vậy số lượng đường này gây thànhđường dư thừa trong máu….làm cho tụy tạng phải làm việc cật lực để tiết ra một số lượng lớn insulin để ức chế số đường dư thừa này và trong quá trình biến dưỡng để tạo thành amino axít, cơ thể phải mất đi một số lượng khoáng chất và đặc biệt mất chất vôi (calcium) [đó cũng là lý do vì sao bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta không dùng nhiều đường vì sẽ làm sâu răng]; số lượng amino axít nhiều hơn nhu cầu này biến thành mỡ (chất béo) gây ra bệnh béo phì và vô số các bệnh suy thoái khác !

3/ Thứ ba :

Khi ăn gạo trắng ta thường có nhu cầu ăn nhiều thịt, cá, trứng, đường, sữa…..lý do là vì cơm gạo trắng gây thiếu chất (đó cũng là lý do nhiều người ăn chay cơm gạo trắng rất thích những thức ăn chay làm giả thịt, cá; thích ăn hoa quả, đường, sữa….Còn những người ăn chay cơm lứt không bị những thức ăn kia lôi cuốn). Cách ăn uống như vậy làm cho con người dể bị căng thẳng (stress), do bị xâm nhập phần năng lượng của những con vật có ý thức thấp trong khi ý thức của con người lại cao và lúc nào cũng muốn sống hướng thượng để sống đạo đức và phát triển trí tuệ. Do vậy khi ăn những thức ăn không toàn phần con người bị cộng hưởng năng lượng và thường có tâm lý nhị nguyên, dễ bị buồn chán và trạng thái vui buồn thái quá do lượng đường trong máu lên xuống thất thường cùng với năng lượng do thức ăn động vật kích thích thú tánh trong người….Đây cũng là lý do tại sao xã hội hiện đại có nhiều người bệnh tâm thần, có trạng thái tâm sinh lý bất ổn và rất dễ nổi giận !

Trong khi đó nếu ăn cơm lứt thì phải nhai kỹ vì cơm lứt khó tiêu hóa hơn cơm trắng, khi vào ruột thì tinh bột trong cơm lứt trộn lẫn vào trong chất cám (là vỏ bọc lõi gạo trắng) làm cho quá trình tiêu hóa tinh bột biến thành đường trong cơm lứt chậm lại và tiến trình từ từ này vừa vặn, phù hợp với nhu cầu cần đường một cách tự nhiên của cơ thể ! Vì thế cần nhai kỹ, nhai thật nhuyễn cơm lứt trước khi nuốt vào dạ dày để cho tinh bột và cám trộn lẫn vào nhau. Nhiều người ăn cơm lứt vẫn nhai nhanh như ăn cơm trắng sẽ có hiện tượng đầy bụng và nóng ruột vì vỏ cám còn nguyên rất khó tiêu. Nên ăn cơm lứt với muối mè trước, sau đó mới ăn thức ăn.

Đối với trẻ con thì nên cho chúng ăn cháo lứt, bánh tráng lứt, bánh phồng lứt, hủ tiếu lứt, bún lứt, mì lứt, bột sữa thảo mộc Kokkoh hoặc các loại làm từ ngũ cốc lứt….nên nhai cơm cho nhuyễn rồi mớm cho trẻ con vừa thôi bú sẽ làm cho đứa bé có sức khỏe thật tốt !

Nếu chúng ta ăn cơm lứt hay ngũ cốc lứt thì tiến trình tinh bột biến thành đường thẩm thấu vào máu một cách chậm chạp, đều đặn…..lục phủ, ngũ tạng của chúng ta làm việc nhẹ nhàng, khoan thai….Còn nếu chúng ta ăn cơm trắng hoặc ngũ cốc chà xát trắng thì đường từ tinh bột vào máu một cách ồ ạt làm cho cơ thể luôn mỏi mệt, chu kỳ “dư thiếu” đường xảy ra thường xuyên ….điều này có thể nhận thấy nơi người ăn cơm trắng sẽ rất mau đói và khi đói thì lả người, có khi bị rung tay….trong khi đó thì người ăn cơm lứt lâu đói và khi đói thì chỉ đói nhẹ nhàng và có thể nhịn ăn dễ dàng.

Nhai cơm lứt (loại gạo sạch, không phân hóa học và thuốc trừ sâu) với muối mè mỗi miếng ăn từ 50 70 lần trở lên sẽ cảm thấy ngon ngọt và khoái khẩu mà không món ăn nào sánh kịp (nếu cũng được nhai kỹ như thế). Cơm trắng vì nhạt nhẽo nên cần nhiều thức ăn và gia vị hóa chất cho dễ nuốt…Nếu vì lý do gì mà ăn cơm lứt không cảm thấy ngon thì nên nhịn ăn vài hôm và tìm đọc quyển “tuyệt thực đi về đâu”….Người ăn cơm lứt luôn cảm thấy đầy đủ và hạnh phúc và dễ đạt được sự cân bằng tâm sinh lý….Nhiều cặp vợ chồng vô sinh nhờ ăn cơm lứt sinh con dễ dàng và vô số chứng lãnh cảm, đồng tính luyến ái cũng được lành mạnh tương đối nhờ cơm lứt!

Ngoài ra y học ngày nay cũng công nhận gạo lứt chứa chất xơ (fiber), vô số chất bổ dưỡng (vitamins) và khoáng chất (minerals) ….cũng như gạo lứt có khả năng ngăn ngừa bệnh táo bón và tránh được ung bướu trong thành ruột !

Và điểm quan trọng sau cùng :

Tạo Hóa ban cho chúng ta ngũ cốc lứt nhưng do chính chúng ta chà xát trắng với niềm tin sai lạc là ngũ cốc chà xát trắng tốt và có lợi cho cơ thể, thế nhưng lợi đâu chả thấy mà chỉ thấy toàn là bệnh SUY THOÁI, càng lúc càng nhiều và càng lúc càng khó chữa trị hay hầu như không thể chữa trị được…..lúc đó người ta mới hiểu tại sao gạo lứt có thể ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh như vậy !

Chất bổ dưỡng bị hao hụt, thất thoát trong ngũ cốc trắng tinh chế.

Nguồn : Henry A Schroeder , American Journal of Clinical Nutrition, 24: 562 573, 1971.

CHẤT BỔ DƯỠNG . . . TỶ LỆ HAO HỤT %

Thiamin (B1) . . . . . . . . 77,1
Riboflavin (B2) . . . . . . . 80,0
Niacin . . . . . . . . . . . 80,8
Vitamin B6 . . . . . . . . . 71,8
Axit Pantothenic . . . . . . . 50,0
Vitamin E . . . . . . . . . 86,3
Calcium . . . . . . . . . . 60,0
Phốt Pho . . . . . . . . . . 70,9
Ma Nhê . . . . . . . . . . 84,7
Ka Li . . . . . . . . . . . 77,0
Na Tri . . . . . . . . . . . 78,3
Crôm . . . . . . . . . . . 40,0
Man Gan . . . . . . . . . . 85,8
Sắt . . . . . . . . . . . . .75,6
Cô Ban . . . . . . . . . . . 88,5
Đồng . . . . . . . . . . . .67,9
Kẽm . . . . . . . . . . . . 77,7
Sê Len . . . . . . . . . . . 15,9
Mô Lip Đen . . . . . . . . . .48,0

Bài viết khác