Phương pháp thực dưỡng

Mục lục

Bài 1: Sức khỏe là tài sản lớn nhất (Phương pháp thực dưỡng)

Những bài giảng quan trọng và cơ bản về phương pháp thực dưỡng. 53 video được chia sẻ. Tham gia thảo luận trên cộng động Khóa học thực dưỡng căn bản. Cùng giúp nhau để Việt Nam càng ngày càng MẠNH & KHỎE hơn.

GIỚI THIỆU

Cho dù bạn làm bất cứ công việc gì, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, thì điều quan trọng là cần có sức khỏe tốt. Không có sức khỏe thì bất kể công việc nào cũng khó để hoàn thành. Do đó, việc nghiên cứu về làm thế nào nào để có sức khỏe tốt là đề tài quan trọng cho mỗi chúng ta.

Chúng ta dành thời gian nhiều để học tập từ các môn toán, lý, hóa, lịch sử,… sau đó lại tiếp tục học nữa, học mãi để có thể làm được một nghề nghiệp nào đó. Tuy nhiên thời gian để nghiên cứu và thực hành cho nâng cao sức khỏe còn ít được chú trọng.  

Nếu so sánh, thì sức khỏe giống như phần cứng của máy tính, nếu các phần cứng này hỏng hóc, yếu, chạy chậm thì tác dụng của các phần mềm cũng giảm đi rất nhiều hoặc trong trường hợp xấu nhất thì biến thành vô giá trị. Thế nên, việc rèn luyện sức khỏe giống như việc bảo dưỡng, chăm sóc cái xe, cái máy tính, nếu chúng ta biết cách sẽ làm bộ máy hoạt động hiệu quả, trơn tru và đem lại nhiều lợi ích khác.

PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG

Phương pháp thực dưỡng do Tiên sinh OHSAWA sáng lập, ông đã vận dụng quy luật âm dương để xây dựng nên lý thuyết thực dưỡng. Kể từ khi ra đời, lý thuyết thực dưỡng đã góp phần làm thay đổi sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới. Nó giúp người thực hành thay đổi cả cách nhìn về tự nhiên và con người.

“Vạn bệnh vào từ miệng”, “Thức ăn thay thế thuốc” là những quan điểm cơ bản cho phương pháp thực dưỡng, lấy thức ăn, dinh dưỡng, là nguồn gốc của sức khỏe. Từ đó Tiên sinh tìm hiểu và vận dụng phương pháp âm dương để phân tích, đánh giá thực phẩm, sau đó áp dụng cho những người bệnh giúp họ thiết lập lại sự quân bình.

Bản thân tiên sinh Ohsawa đã bị bệnh nan y từ khi 8 tuổi, các phương pháp Tây y đã không giải quyết được, nhưng tình cờ, ông được sống trong một thiền viện, nhờ chế độ thực dưỡng ở đây ông đã tái sinh và hồi phục lại hoàn toàn. Nhận thấy ý nghĩa của đạo học Phương Đông là môn học khái quát, bao trùm và tính ứng dụng cao, ông đã tìm cách đưa đạo học vào trong lĩnh vực dinh dưỡng để giải quyết những vấn đề mà nhân loại đang phải đối phó, như tiểu đường, ung thư, tim mạch,…. Sau đó, tiên sinh đã cống hiền cuộc đời mình để phổ biến Phương Pháp Thực Dưỡng cho nhân loại

THỰC DƯỠNG VÀ VIỆT NAM

Ẩm thực của Việt nam đã hàm chứa nhiều triết lý về Âm dương – Ngũ Hành, chúng ta đã bỏ quên một tài sản rất lớn của người Việt về ẩm thực. Phương pháp thực dưỡng rất gần gũi với văn hóa người Việt.  Một trong những người đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu và thực hành phương pháp thực dưỡng Ohsawa là Đại Đức Thích Tuệ Hải, Trụ trì chủa Long Hưng. Đại đức đã ứng dụng thực dưỡng để phục hồi cho sức khỏe của bản thân, hỗ trợ quá trình tu tập, và giúp cho nhiều người thoát được bệnh nan y.

Với những áp lực của bệnh tật, ô nhiễm môi trường, nguy cơ về thực phẩm, những bài giảng về Phương pháp Thực Dưỡng rất quan trọng cho mỗi chúng ta, giúp tăng thêm hiểu biết và thực hành một phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Để từ đó, có thể làm được nhiều lợi ích cho những người xung quanh, có được một cuộc sống viên mãn, ý nghĩa và hạnh phúc.

VIDEO BÀI HỌC: Phương pháp thực dưỡng 1

 

HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC

1. Chuẩn bị Bút, Sổ, hoặc máy tính để ghi chép những ý chính của bài học

2. Phát tâm học về sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh

3. Bật video để nghe bài giảng

4. Ghi chép các ý chính và ý phụ

5. Đọc lại các ý tưởng quan trọng

6. Đọc thêm sách, tài liệu nếu cần

7. Tư duy lại những gì đã được nghe

8. Thực hành lần lượt các bài học từ dễ đến khó

9. Tham gia khóa học Thực dưỡng căn bản online, và thảo luận những câu hỏi

10. Kiên tri, kiên nhẫn, kiên cường và kiên định. "Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân"

Bài 2: Nhân quả & Sức khỏe (Phương pháp thực dưỡng )

Những gì chúng ta nhận được ngày hôm nay là kết quả của những hành động, lời nói và suy nghĩ trước đây. Sức khỏe cũng vậy đó là kết quả của những thói quen, hành vi mà chúng ta đã từng làm. Vậy để điều chỉnh lại sức khỏe, chúng ta cần thay đổi những hành động, cách thức mà chúng ta đang sinh sống.

Giới thiệu

Những gì chúng ta nhận được ngày hôm nay là kết quả của những hành động, lời nói và suy nghĩ trước đây. Sức khỏe cũng vậy đó là kết quả của những thói quen, hành vi mà chúng ta đã từng làm. Vậy để điều chỉnh lại sức khỏe, chúng ta cần thay đổi những hành động, cách thức mà chúng ta đang sinh sống.

Việc học  hỏi, thực hành phương pháp thực dưỡng là bước đầu tiên để chúng ta điều chỉnh lại hành vi và thói quen. Thay vì bị động, đợi bệnh đến thì mới chữa, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những nguyên nhân tốt để có những quả báo tốt về sức khỏe và cuộc sống nói chung.

Tiên sinh Ohsawa đã vận dụng lý nguyên lý âm dương vào trong lĩnh vực thực phẩm và cải thiện sức khỏe. Ông đã toàn tâm cho sự nghiệp phổ biến phương pháp thực dưỡng cho nhân loại

Khi nồng độ dịch bào (nồng độ dung dịch trong tế bào) là quân bình thì cơ thể sẽ không có bệnh.

Đây là phát hiện quan trọng của tiên sinh Ohsawa. 

Nhân quả

Đạo lý về nhân quả được giải thích một cách đơn giản là “gieo gì thì gặt nấy” hay “Gieo gió thì gặp bão”, để nói đến mọi hành động đều có nguyên nhân và hình thành các kết quả tương ứng. Tuy nhiên, mức độ kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau.

Ví dụ, có những người ăn theo thực dưỡng thì chuyển bệnh rất nhanh, có người thì rất chậm. Kết quả tùy thuộc vào cơ địa, nền tảng, lòng tin hay yếu tố phụ trợ thêm nữa chứ không hoàn toàn độc lập vào phương pháp thực dưỡng.

Đạo lý nhân quả là một đạo lý quan trọng để chúng ta có thể vận dụng và xây dựng một đời sống hạnh phúc, an vui cho bản thân và cả những người xung quanh. ( Để thấm sâu được đạo lý này, bạn có thể tìm đọc thêm các bài giảng về nhân quả )

Ví dụ, có một nguyên tắc trong thực dưỡng đó là “thân thổ bất nhị” nghĩa là, người ở đâu thì nên ăn thực phẩm ở gần đó. Về mặt logic chúng ta có thể thấy ngay, khi ăn các thực phẩm gần nơi mình ở sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, hàng thì tươi mới hơn. Tuy nhiên, một số lại thích ăn của lạ, hàng nhập khẩu, phải vận chuyển từ nơi xa đến, phải bảo quản lâu hơn, đương nhiên giá thành cao hơn, tức là tốn nhiều tiền hơn. Ăn các thực phẩm đắt tiền không đồng nghĩa với việc có sức khỏe tốt hơn, mà trái thường thì kết quả sẽ trái lại.

Cụ thể hơn,  việc ăn uống đơn giản, điều độ được gọi là các tiết kiệm PHƯỚC. Phước được hiểu là nguồn năng lượng vận hành cho con người được hoạt động tốt, nếu phước giảm thì con người sẽ suy vong, thất bại, bệnh tật. Nếu phước  lớn thì con người đó sẽ gặp may mắn, thuận lợi, khỏe mạnh.

Khi sử dụng phước hoang phí thì sẽ hao tổn phước đức. Điều này giải thích tại sao những người ăn uống đơn giản thường dễ sống lâu, thọ hơn so với những người ăn uống vô độ, bừa bãi. Vì sống đơn giản là cách tiết kiệm Phước, giống như bạn biết cách tiết kiệm tiền thì sẽ có tiền dùng lâu dài, còn nếu dùng hoang phí sẽ nhanh chóng hết.

Điều chỉnh nguyên nhân & Thay đổi kết quả

Trong bài giảng này, Đại Đức Thích Tuệ Hải có nhấn mạnh đến đạo lý nhân quả và sức khỏe.  Khi chúng ta muốn có sức khỏe tốt, chúng ta cần thay đổi các nguyên nhân,  bồi đắp những nguyên nhân mang lại kết quả mà chúng ta mong muốn.

Thực dưỡng được xây dựng trên nguyên lý âm dương và chú trọng vào việc tạo ra sự quân bình âm dương

Chúng ta muốn chữa bệnh  hoặc tăng cường sức khỏe thì cần để ý đến hai việc

1. Tạo ra các nguyên nhân tốt

[i    2. Tiết kiệm phước đức cho bản thân

VIDEO BÀI HỌC 2:

 

Bài 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT & GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN

Muốn trị bệnh hay tăng cường sức khỏe chúng ta cần hiểu nguyên nhân nào gây ra bệnh, hay hạt giống nào cần gieo để cây sức khỏe được nở hoa. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu 4 nguyên nhân căn bản dẫn đến bệnh tật và cấu trúc thực phẩm nào phù hợp nhất với con người.

Giới thiệu

Để giải được bài toán chúng ta trước hết cần hiểu rõ bài toán đó. Muốn trị bệnh hay tăng cường sức khỏe chúng ta cần hiểu nguyên nhân nào gây ra bệnh, hay hạt giống nào cần gieo để cây sức khỏe được nở hoa. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu 4 nguyên nhân căn bản dẫn đến bệnh tật và cấu trúc thực phẩm nào phù hợp nhất với con người.

Nhân quả & bệnh tật

Bệnh tật hay nói chung là những đau khổ đều có nguyên nhân của nó. Khỏe mạnh và hạnh phúc cũng có nguyên nhân. Chúng ta muốn ăn quả ngọt thì cần gieo những cây cho ra quả ngọt, hoặc ngược lại nếu trồng cây ra quả đắng thì sớm muộn gì cũng có quả đẳng để ăn.

Trước hết, chúng ta cần hiểu bệnh tật hay khỏe mạnh là sự tương đối, nó hoàn toàn chuyển hóa lẫn nhau. Người bệnh tật có thể trở nên khỏe mạnh và ngược lại. Như vậy với đạo lý nhân quả chúng ta hoàn toàn làm chủ được một phần nào đó những gì chúng ta nhận được.

Nguyên nhân của bệnh tật

1. Nghiệp quả đời trước

2. Môi trường

3. Ăn uống

4. Sinh hoạt

Rất nhiều bé sinh ra đã mắc bệnh nan y, điều này có thể lý giải bằng nghiệp quả đời trước. Song những trường hợp này cũng không nhiều. Khi bé chúng ta thường khỏe mạnh, nhưng càng nhiều tuổi bệnh càng nhiều hơn. Rơi vào trường hợp bệnh không phải do tuổi già thì chúng ta cần xem lại các nguyên nhân.

Chúng ta cần xét những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật từ gần đến xa. Đó là những yếu tố như môi trường, ăn uống hay sinh hoạt. Như vậy hai yếu tố dễ tác động nhất và cần ưu tiên xử lý trước đó là ăn uống và sinh hoạt (hay còn gọi là lối sống).

Thực phẩm phù hợp với con người

Con người có 32 cái, trong đó 20 cái răng bằng dùng để ăn cốc loại, 4 năng nanh để ăn thịt, 8 cái răng để ăn rau củ.  Như vậy thực phẩm phù hợp nhất cho con người đó là 60-70% cốc loại, 20-30% rau củ là phù hợp.

Ngoài ra, ruột của con người dài phù hợp với các thức ăn thực vật, hơn là động vật. Nếu thức ăn động vật để lâu trong ruột sẽ làm tăng tính axit, và tạo môi trường cho các vi khuẩn độc hại phát triển. Do đó ăn các món ăn thực vật là phù hợp nhất.  Nhiều công trình khoa học chứng minh ăn chay tăng cường sức khỏe, sống lâu và hạn chế bệnh tật.

VIDEO BÀI HỌC 3: NGUYÊN NHÂN BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu:

Nhân quả của bệnh tật

4 Nguyên nhân của bệnh tật

Thực phẩm phù hợp với con người

 

Bài 4: Tầm quan trọng của dòng máu và thực phẩm đối với cơ thể

Vai trò quan trọng của dòng máu với sức khỏe. Hồng huyết cầu là gì và nguồn dinh dưỡng nào tạo ra chúng? Thời gian để dòng máu được thay đổi trong bao nhiêu ngày? Cách phân loại âm dương với thực phẩm qua màu sắc, trọng lượng, chiều mọc,... Uống bao nhiêu nước là đủ?

Giới thiệu

Hồng huyết cầu là nguồn dinh dưỡng cho các bộ phận trong cơ thể, khi hồng huyết cầu được cải thiện thì cơ thể sẽ được hồi phục và khỏe mạnh trở lại. Với phương pháp thực dưỡng, khi ăn đúng thì chỉ cần 12-15 ngày là chúng ta sẽ thấy cải thiện.

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách phân loại âm dương cho thực phẩm  một cách đơn giản qua chiều mọc, màu sắc, hương vị, trọng lượng và mức độ nước.

Ngoài ra, chúng ta sẽ tìm hiểu xem, uống bao nhiêu nước là đủ và tốt nhất cho cơ thể, lý do của nó là gì? Liệu điều này có đúng với những gì bạn đã biết không.

HỒNG HUYẾT CẦU

Tuổi thọ hồng huyết cầu bình quân là 120 ngày.  Như vậy  sau 12 ngày sẽ có 10 % số hồng huyết cầu được thay mới. Nếu chúng ta ăn thực phẩm tốt, trong 10 -12 ngày là sẽ thấy sự chuyển biến trong cơ thể, đặc biệt với những người bị bệnh tật thì sự thay đổi sẽ rõ ràng hơn.  Diệp lục tố nằm nhiều ở rau củ, cốc loại, màu xanh giúp sản sinh ra hồng huyết cầu  

Khi ăn thực phẩm tốt, hồng huyết cầu, tế bào yếu, cũ, già nua sẽ được thay đổi bằng tế bào mới khỏe mạnh hơn và cơ thể được phục hưng trở lại. Đó là lý do của việc ăn uống rất quan trọng để tạo ra máu huyết. Trong dòng máu cũng là môi trường nuôi dưỡng các vi sinh vật, nếu mà chúng ta có máu tốt, sạch sẽ nuôi những vi khuẩn tốt, sạch. Nếu ngược lại thì sẽ nuôi vi khuẩn bệnh tật. Giống như một dòng sông, nếu có nhiều rác thải, bẩn thỉu thì cũng tạo thuận lợi cho rất nhiều con vi sinh vật bẩn thỉu, bệnh tật sống ở đó.

Ăn uống đúng là cách “thay máu” tự nhiên, việc làm sạch lại dòng máu giúp thải những độc tố, chất cặn bã trong máu, làm dòng máu sạch trở lại là nguyên nhân cơ bản để giúp cơ thể được hồi phục. 

PHÂN ĐỊNH ÂM DƯƠNG CƠ BẢN

Chiều thẳng đứng là ÂM  Chiều huống xướng là DƯƠNG

Ví dụ: Cọng hành là âm, Củ cà rốt là dương

Đứng thẳng là âm hơn so với bò ngang

Ví dụ: Xà lách âm hơn so với rau má, ra muống bò ngang

Cái gì đâm thẳng đứng lên là âm, âm hơn so với loại bò ngang, hoặc đâm xuống đất

Ví dụ:  Củ khoải mì, đâm chĩa ngang là âm, củ su hào đó đâm thẳng xuống là dương

Trọng lượng: Nặng là dương Nhẹ là âm (So sánh cùng loại)

Màu sắc: Chói trang, đỏ, vàng, cam, dương so với trắng, xanh lục tím chàm

Ví dụ: Cải bắp tìm, cà tím âm

Vị:  vị mặn, đắng là dương, chua chát, cay nồng đều âm, ngọt là âm

Nước nhiều là âm, ít nước là dương

Ví dụ, dưa hấu màu đỏ nhưng nhiều nước là loại quả âm hơn so với quả ổi, chắc đặc, ít nước

UỐNG NƯỚC BAO NHIÊU LÀ ĐỦ

Nước là chất cần thiết, chiếm 70-80% trọng lượng cơ thể. Nước là môi trường sống quan trọng cho mọi sinh vật. Tuy nhiên uống nước như thế nào là đúng và đủ.

Nhiều sách dinh dưỡng phương Tây khuyên uống 3 lít nước / ngày. Tuy nhiên chúng ta cần xét lại mức độ làm việc của thận. Trung bình ta có  5 lít máu, qua thận 200 lần. Chưa kể các thực phẩm ăn vào, thì thêm khoảng 1 lít nước nữa. Do đó mỗi ngày, thận phải lọc 1200 lít.

Nếu tăng thêm 3 lít nước thì cần phải lọc tất cả là 1800 lít. Như vậy máy lọc này phải hoạt động công suất tăng gấp  150 %.  Như vậy sẽ làm góp phần làm giảm tuổi thọ của quả thận. Thay vì hoạt động đúng công suất, đến 80 tuổi mới có vấn đề, thì chỉ khoảng 50-55 tuổi là chúng ta đã có triệu chứng về các bệnh về thận. 

XEM VIDEO BÀI HỌC 4

Trong bài này chúng ta sẽ học:

  • Vai trò quan trọng của dòng máu với sức khỏe
  • Hồng huyết cầu là gì và nguồn dinh dưỡng nào tạo ra chúng?
  • Thời gian để dòng máu được thay đổi trong bao nhiêu ngày?
  • Cách phân loại âm dương với thực phẩm qua màu sắc, trọng lượng, chiều mọc,...
  • Uống bao nhiêu nước là đủ?

 

Bài 5: Dấu hiệu bệnh tật là lời cảnh báo quan trọng

Thực phẩm có thể là thuốc chữa bệnh, nhưng cũng có thể là thuốc độc nếu dùng sai. Nhưng trước hết, cần đọc những tín hiệu mà cơ thể đưa ra: mệt, ốm, đau, ho,.. chúng ta có thể phán đoán vấn đề và đưa ra giải pháp. Thay vì dùng thuốc Tây, bạn hoàn toàn có thể dùng thực phẩm để giải quyết rất nhiều vấn đề mà không dùng đến viên thuốc nào cả

GIỚI THIỆU

Khác với y học phương Tây, cần nhiều công cụ, phương tiện, máy móc để chuẩn đoán bệnh tật. Thực dưỡng hay ở chỗ chỉ dùng các biểu hiện đơn giản, rõ ràng, tự quan sát được để dự đoán vấn đề có khả năng phát sinh.

Từ nguyên lý âm dương đưa ra luận đoán tương đối chính xác về bệnh tật và từ đó đưa ra cách điều chỉnh. Đặc biệt, chỉ cần nhìn những biểu hiện, phân tích các đặc điểm, thuộc tính của các bộ phận chúng ta có thể dự đoán được vấn đề thuộc âm hay dương, sau đó điều chỉnh bằng thực phẩm trong vòng 12-120 ngày là có kết quả từ thay đổi nhỏ đến thay đổi hoàn toàn. 

TIỂU BAO NHIÊU LẦN MỘT NGÀY THÌ TỐT

Theo quan điểm của thực dưỡng thì biểu hiện đầu tiên cần lưu ý đó là số lần đi tiểu trong ngày.

Với Nam thì 3-4 lần/ ngày,

Với Nữ là 2-3 lần.

Nếu vượt qua con số đó có nghĩa là thừa nước. Như vậy thì cần điều chỉnh bằng ăn uống, hay thực phẩm để giảm số lần về chỉ số trung bình.

Nếu số lần đi tiểu nhiều hơn, có nghĩa là thận phải làm việc vất vả hơn, lâu dài dẫn đến mệt mỏi và suy kiệt. Tiến tới là kém khả năng lọc các độc tố, chất thải và tích tụ lâu dài sẽ trở thành sỏi thận. Kinh nghiệm đơn giản là chỉ cần giảm lượng nước tiểu để thận được khỏe trở lại, và khi nó khỏe trở lại thì có thể tự đào thải sỏi ra ngoài. 

KHÍ HẬU VÀ THỰC PHẨM

Ở vùng khí hậu lạnh thì thức phẩm dương nhiều, còn ở vùng khí hậu nóng thì thực phẩm âm nhiều. Vào mùa hè thường bệnh tiêu chảy phát triển. Bệnh tiêu chảy là một loại bệnh âm do đường ruột không hấp thu và xử lý được thức ăn. Nguyên nhân là ăn nhiều đồ âm, hoa quả, trái cây,… Như vậy chỉ cần ăn đồ dương sẽ co lại và bình thường trở lại.

Như vậy, thực dưỡng tính tới khí hậu của vùng miền địa phương. Tiếp theo là hiểu về thực phẩm, khí hậu để sống hòa hợp với môi trường.

DẤU HIỆU CỦA BỆNH TẬT

Thông thường, mỗi khi có dấu hiệu bệnh tật như sổ mũi, nhức đầu, đau họng, thì chúng ta hay dùng thuốc để tiêu diệt những cơn đau này. Xong đối với thực dưỡng thì chúng ta cần hiểu là đó là những tín hiệu quan trọng để thông báo rằng : “có vấn đề, cần điều chỉnh”.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc sẽ chỉ làm chặn được triệu chứng, nhưng không đi sâu vào nguồn gốc, sau này cơ thể mất dần khả năng cảnh báo, đến cuối cùng thì quá nhiều bệnh xuất hiện cùng lúc thì không thể chữa nổi.

Vì vậy, khi có dấu hiệu đau, yếu thì chúng ta cần quan sát kỹ lưỡng, tự nhận định nhóm vấn đề thuộc âm hay dưỡng, sau đó điều chỉnh bằng thực phẩm trước. Hạn chế không dùng thuốc tây

XEM BÀI GIẢNG VIDEO 5

Trong bài này bạn sẽ học:

Số lần đi tiểu trong một ngày là bao nhiêu thì tốt?

Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào?

Tại sao có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch được?

Các nhóm bệnh trên thuộc bệnh âm hay dương?

Quan niệm đúng đắn về các dấu hiệu : Mệt, ho, xổ mũi, viêm họng, tiểu nhiều,....

Dấu hiệu là lời cảnh báo tuyệt vời, tôn trọng những tín hiệu quan trọng đó

Nguy hiểm từ thuốc Tây

 

Bài 6: Đường trắng – kẻ thù của nhân loại

Đường trắng được đánh giá là nguy hiểm hơn ma túy, vì người ta không biết đến sự nguy hiểm của nó, xong sự tàn phá của nó với cơ thể cũng không kém ma túy. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao chúng ta nên loại bỏ đường trắng, đường hóa học ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Loại đường trong tự nhiên nào có ích cho cơ thể?

Giới thiệu

Học cách nhận diện và hiểu được sự đau đớn trong cơ thể là cách để chúng ta chuyển hóa và thay đổi. Khi xuất hiện cơn đau, điều đầu tiên là học cách quan sát cơn đau đó. Chỉ khi thấy rõ cơn đau, nhận trách nhiệm về cơn đau, chúng ta mới tỉnh giác để điều chỉnh và thay đổi thói quen.

Nhân loại đang không thể kiểm soát được các bệnh như ung thư, tiểu đường và tim mạch. Nguyên nhân cho chuyện đó là gì? Mặc dù chưa có công trình nào chuẩn xác 100% để chỉ ra nguyên nhân đúng, nhưng bạn có thể giảm bớt những nguy cơ mắc các căn bệnh trên bằng việc rất đơn giản: KHÔNG ĂN ĐƯỜNG TRẮNG (đường hóa học) 

QUAN SÁT CƠN ĐAU

Mọi sự xảy ra đều có lý do của nó, đôi khi chúng ta không dám nhìn kỹ để hiểu thông điệp phía sau đó là gì. Thông thường khi bị đau, chúng ta thường cố gắng lảng tránh, cắt đứt cơn đau ngay lập tức. Nhưng điều tốt nhất là tập nhìn, quán sát thật sâu sự đau đớn ở đâu, càng nhắm nhìn kỹ thì chúng ta sẽ càng học được nhiều bài học hơn.

Các cơn đau là biểu hiện của sự trục trặc trong cơ thể. Nếu chúng ta vội vã tắt đèn báo hiệu đi thì sẽ rất nguy hiểm. Vì những nguy hiểm nhỏ đầu tiên chúng ta không chịu xử lý, đến khi chúng trở thành các nguy cơ lớn thì có muốn xử lý cũng không được nữa rồi.

Vậy chúng ta cần bình tĩnh để nhìn lại xem các cơn đau là gì? Đau đầu, đau vai, đau lưng, đau bụng…Khi bình tĩnh, nhìn sâu, quan sát cơn đau thì đầu tiên chúng sẽ đau hơn đó là nhìn đúng. Ví chúng ta không còn lảng tránh nữa, mà đối diện, quan sát tỷ mỷ với cơn đau. Bình tĩnh ngồi lại xem cái đau từ đâu, trục trặc ra sao. Áp chế  cơ thể sẽ không thấy cái đau một cách rõ ràng. Chỉ khi hai người thân mới nhìn nhau kỹ lưỡng, giống như vậy, chúng ta cần biết ơn, vui vẻ, hạnh phúc khi cơ thể vẫn cho ta những chỉ dẫn về vấn đề.

“Muốn giải được bài toán cần hiểu được bài toán”

“Phát hiện đúng bài toán là giải được một nửa”

Khi bĩnh tình, quan sát cơn đau là chúng ta đang lắng nghe cơ thể, bình tĩnh để nhìn nhận lại trách nhiệm, những gì chúng ta đã gây ra và kết quả hiện nay là có cơn đau xuất hiện. Càng bình thản, bình tĩnh thì bạn sẽ càng chấp nhận được cơn đau một cách bình an, sau đó là sẽ tìm được những nguyên nhân gì gây ra điều đó. Từ đó mới có cách để giải quyết.

KHÔNG ĂN ĐƯỜNG

Đây là thông điệp quan trọng nhất bạn cần nhớ cho bài học này

“Không ăn đường hóa học, đường trắng, đường phi thiên nhiên”

Đường chia làm hai loại, đường đơn, đường đa. Đường đơn là các loại đường hóa học, đưa từ bên ngoài vào cơ thể. Khi đưa vào cơ thể 1 phân tử đường nó sẽ tạo ra 6 phần tư CO2 (Khí carbonic) Điều này làm tăng nhịp tim, hơi thở dồn dập, tốc độ máu phải vận động nhanh hơn. Có cuộc thí nghiệm của đường vào 100 cc máu, sau chỉ 30 giây hồng huyết cầu bị hỏng hết luôn.

Tiến sĩ Nancy appleton, tác giả của cuốn sách “Suicide by Sugar”, đã liệt kê 146 lý do tại sao đường là nguyên nhân huỷ hoại sức khoẻ con người.

Dưới đây là 8 lý do mà chúng  ta cần chú ý nhất:

1. Đường là loại thức ăn ưa thích của tế bào ung thư. Điều này đúng với cả trường hợp không mắc bệnh ung thư nhưng cơ thể chúng ta đều có một vài tế bào ung thư tiềm ẩn.

2. Tế bào nấm men Candida cũng tồn tại một số lượng nhỏ trên cơ thể con người. Khi chúng tấn công vi khuẩn có lợi thì chúng đã phát triển quá mức và có thể xâm nhập vào cơ thể mang theo các vấn đề gây hại đến sức khoẻ. Chế độ ăn uống hợp lý có thể ngăn chặn và loại bỏ nấm men Cadida. Tuy nhiên lượng đường cao lại làm tăng nấm men Cadida, tạo ra môi trường sống thuận lợi cho các loại bệnh ung thư.

3. Đường tinh luyện và đường fructose lấy đi các khoáng chất từ cơ thể con người. Chúng cũng làm ức chế quá trình hấp thu chất khoáng, trong đó có magiê. Trong khi đó, magiê là yếu tố quan trọng cho hơn 300 quá trình trao đổi chất.

4. Ngô bị biến đổi gen được dùng để chế biến ra đường HFCS. Do quá trình xử lý công nghiệp phức tạp, tinh bột bắp tác dụng với nhiều axit, enzyme để thành đường HFCS, vì vậy không thể gọi HFCS là đường tự nhiên kiểu  như đường từ mía và củ cải.

Nếu tiêu thụ lượng HFCS vừa phải thì không có hại cho sức khoẻ, nhưng nếu hấp thụ nó quá nhiều, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì… và đẩy mạnh quá trình lão hoá.

5. Đường có tính gây nghiện. Nó kích thích hệ thống thần kinh trung ương, tạo cảm giác thèm muốn và đòi cơ thể phải đáp ứng nhu cầu bằng việc sử dụng đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.

6. Đường tạo ra glucose, buộc tuyến tuỵ sản xuất insulin thường xuyên hơn và đòi hỏi tuyến tuỵ làm việc quá sức. Do đó, cơ thể dần mệt mỏi và dễ mắc bệnh tiểu đường.

7.  Khi tuyến tuỵ bị cạn kiệt, không thể cung cấp các enzyme proteolytic đủ đến nơi  vây tế bào ung thư, nó sẽ không còn khả năng ngăn chặn loại tế bào này lan rộng khắp cơ thể.

8. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng tuyên bố sự gia tăng bệnh béo phì và các bệnh tim mạch liên quan đến việc tiêu thụ một lương đường lớn. Ngoài ra, đường fructose được hấp thụ ở gan, có thể không chuyển hoá tất cả và được tích luỹ như chất béo, tạo ra bệnh gan nhiễm mỡ.

TẠI SAO ĂN ĐƯỜNG LẠI CÓ CẢM GIÁC KHỎE RA NHANH?

Dùng nguyên lý thực dưỡng chúng ta có thể giải thích được. Tại sao những người đang mệt thì uống cốc nước đường vào thì có cảm giác khỏe ra? Vì đường là âm, trong cơ thể có các dương lực, ví dụ nó có thể sản sinh ra 1000 kcal một ngày, khi nào hết thì cơ thể báo hêt năng lượng và đề nghị nghỉ ngơi. Khi đó chúng ta đưa cốc nước đường vào thì nó sẽ hút thêm dương lực trong cơ thể và tạo ra cảm giác khỏe trở lại. Xong điều này sẽ khiến cho cơ thể bị tổn hao dương lực thêm rất nhiều. Lúc đầu thì khỏe, nhưng nếu uống thêm là sẽ gục.

Đường phức hợp có sẵn trong các loại thực phẩm hàng ngày, ví dụ riêng trong tinh bột, bát cơm chúng ta ăn đã cung cấp đường rất tự nhiên, an toàn với số lượng phù hợp. Chỉ cần nhai kỹ bát cơm là chúng ta sẽ thấy ngọt, sau khi nhai tầm 20-30 lần thì đường được thủy phân ngay tại miệng, tạo ra vị ngọt cho miếng cơm. Đó là lý do tại sao ông bà ta khuyên “nhai kỹ no lâu” Các loại đường từ thực phẩm tự nhiên sẽ tốt hơn nhiều lần so với đường trắng.

Tóm lại: chúng ta nên từ bỏ các loại đường trắng, bánh kẹo (các đồ ngọt chế biến, chế biến công nghiệp)

XEM VIDEO BÀI HỌC 6:

Trong bài này có các nội dung sau:

  • Quan sát sự đau đớn khi nó xuất hiện
  • Tại sao lại không nên ăn đường trắng
  • Loại đường nào nên sử dụng cho cơ thể
  • Tác hại vô cùng của đường là gì?
  •  

Bài 7: Bốn việc cần làm để 90 tuổi vẫn minh mẫn

Bốn bài học quan trọng để sống thọ và minh mẫn. Từ bỏ đường, hạn chế ăn trái cây và ngừng uống nước đá. Điều thứ 4 là xem phân hàng ngày, xem phân để biết được thức ăn đã ăn là âm hay dương

Giới thiệu

Bốn việc bạn có thể làm để giữ cho sự minh mẫn đến cả lúc già.

Thông thường, chúng ta nghĩ rằng già thì người sẽ đau nhức, trí nhớ kém, ăn uống không ngon miệng, hay mắc bệnh. Tuy nhiên điều này không đúng với tất cả mọi người. Vậy nguyên nhân ở đâu tạo ra sự khác biệt này. Bạn cần để ý 4 việc làm sau sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, hưng phấn, minh mẫn cho dù khi tuổi cao. Hãy thử nghiệm trong vòng 15 ngày để cảm nhận rõ sự thay đổi.

KIÊNG ĂN TRÁI CÂY

Thông thường chúng ta nghĩ rằng trong hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.  Điều này đúng, nhưng ăn bao nhiêu hoa quả là đủ? Vì theo tính âm dương, thì các loại trái cây ở trên cao thường rất âm, và âm hơn so với các loại rau và củ. Ăn nhiều trái cây, cơ thể bạn dễ bị âm hóa từ từ.  Biểu hiện của âm là chậm chạc, không mạnh mẽ, không dám thay đổi, tinh thần bệ rạc, yếu đuối. Hay mắc bệnh về béo phì, tiểu đường, tim mạch, viêm nhiễm.

Theo nguyên lý thực dưỡng thì bạn nên ăn ít trái cây, càng ít càng tốt. Các loại vitamin và chất khoáng có rất nhiều trong các loại ngũ cốc, đậu đỗ, hay loại rau củ sát hoặc dưới mặt đất. Bạn có thể tha hồ lựa chọn. Ăn hoa quả chỉ để thưởng thức một chút, đừng ăn nhiều và hạn chế tối đa để có sự minh mẫn và tuổi già sáng suốt

KIÊNG ĂN ĐƯỜNG

Các bệnh về đau nhức đều có nguyên nhân từ việc ăn đường. Đường là chất gây nghiện và và làm hư hoại bộ não. Ngoài ra đường sẽ làm người sử dụng bị mê mờ khi lúc tuổi cao.  Tác hại của đường là không thể kể xiết (xem lại bài 4)

Lưu ý khi chăm sóc các người già, người cao tuổi, chúng ta không  nên bồi dưỡng các cụ bằng cách loại đường sữa. Kể cả với các trẻ con, chúng ta nên hạn chế tối đa các chất ngọt từ hóa chất, đường.

Hoa quả, trái cây, đường sữa đều là các đồ âm,  sử dụng nhiều ảnh hưởng đến não, giảm sự minh mẫn. Hạn chế tối đa là cách giúp cơ thể quân bình khỏe mạnh, trí tuệ được minh mẫn ngày cả vào lúc tuổi cao.

BỎ UỐNG NƯỚC ĐÁ

Nước đá đông đặc dưới 0 độ C, khi chúng ta đưa vào cơ thể làm biến loại tín hiệu gửi đến từ hệ thực quản, hệ tiêu hóa, bởi vì cơ thể chúng ta ở trạng thái quân bình là 37o C. Ngoài ra nước đá âm còn tàn phá các tạng dương, phá trực tiếp thận. Làm tăng số lần đi tiểu, gây mệt mỏi, suy kiệt thận. 

QUAN SÁT PHÂN

Hàng ngày bạn cần có thói quen xem xét phân của mình, bằng việc nhìn màu sắc của phân bạn sẽ biết là món ăn của bạn có quân bình hay không và cần phải điều chỉnh lại như thế nào

Phân vàng, rắn, nổi (màu trứng tráng) là tốt nhất, à đã ăn đúng.

Phân xanh, đen, loãng, nát:  là phân sống, âm, diệp lục không được chuyển hóa thành hồng huyết cầu à cần phải ăn dương trở lại, bớt nước.

XEM VIDEO BÀI HỌC 7:

Tại sao phải kiêng trái cây?

Tại sao phải kiêng đường?

Tại sao phải bỏ uống nước đá?

Cách quan sát phân và xét đoán âm dương để điều chỉnh thực phẩm

 

Bài 8: Tại sao ăn gạo lứt thay gạo xát trắng

Ngày càng nhiều người chuyển sang ăn gao lứt thay vì ăn gạo xát trắng. Nguyên nhân tại sao? Gạo lứt là loại gạo giữ nguyên vỏ cám và mầm gạo. Do đó nó có đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, có nhiều vitamin, chất xơ cần thiết. Ăn cơm gạo lứt no lâu, hạn chế được tiểu đường, tim mạch, béo phì,... Lý do để ăn cơm gạo lứt

Giới thiệu

Tại sao chúng ta lại ăn gạo lứt thay vì ăn gạo xát trắng

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta xem xét bốn vấn đề : Thứ nhất vềlịch sử, Thứ hai về tác dụngbiến dưỡng trong cơ thể, Thứ ba về tác dụngtâm sinh lý. Thứ 4 là thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt sẽ quyết định bằng logic thứ gì mang lại lợi ích nhiều hơn cho cơ thể bạn

LỊCH SỬ

Cách đây chừng 150 năm,tức vào khoảng năm 1850 trở về trước, lich sử nhân loại gần như không hề có bệnh suy thoái: ung thư, tiểu đường, sạn thận, sạn gan, xương mọc gai, còi xương, thấp khớp, máu nhồi cơ tim, tai biến mạch máu não…mà chỉ có những bệnh nhiễm trùng, bệnh dịch do vi trùng như : dịch tả, dịch hạch, bệnh lao….và một số bệnh cảm cúm xoàng….Sau thời điểm đó, kể từ khi các cuộc cách mạng kỹ nghệ và nhất là từ khi nhân loại biết làm ra máy chà xát làm trắng gạo và biết ép mía làm đường, biết chế biến thực phẩm đóng chai, đóng hộp, chế biến gia vị….cùng lúc kỹ nghệ chăn nuôi phát triển cực độ bằng cách xử dụng các loại hóa chất để rút ngắn thời gian nuôi trồng gia súc và cây trái….thì các loại bệnh suy thoái bắt đầu xuất hiện dần dần, càng lúc càng nhiều và cho đến ngày nay thì những bệnh suy thoái gần như quá nhiều và quá phổ biến ở khắp mọi tầng lớp của xã hội.

BIẾN DƯỠNG TRONG CƠ THỂ

Gạo trắng nấu mau chín, ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa sau khi ăn…..Và như mọi người đều biết gạo trắng chứa toàn là tinh bột, sau khi ăn vào cơ thể thì gạo trắng được tiêu hóa nhanh chóng và tinh bột biến thành đường một cách cũng nhanh chóng và do vậy số lượng đường này gây thành đường dư thừa trong máu….làm cho tụy tạng phải làm việc cật lực để tiết ra một số lượng lớn insulin để ức chế số đường dư thừa này và trong quá trình biến dưỡng để tạo thành amino axít, cơ thể phải mất đi một số lượng khoáng chất và đặc biệt mất chất vôi (calcium) [đó cũng là lý do vì sao bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta không dùng nhiều đường vì sẽ làm sâu răng]; số lượng amino axít nhiều hơn nhu cầu này biến thành mỡ (chất béo) gây ra bệnh béo phì và vô số các bệnh suy thoái khác !

TÂM SINH LÝ

Khi ăn gạo trắng ta thường có nhu cầu ăn nhiều thịt, cá, trứng, đường, sữa…..lý do là vì cơm gạo trắng gây thiếu chất (đó cũng là lý do nhiều người ăn chay cơm gạo trắng rất thích những thức ăn chay làm giả thịt, cá; thích ăn hoa quả, đường, sữa….Còn những người ăn chay cơm lứt không bị những thức ăn kia lôi cuốn). Cách ăn uống như vậy làm cho con người dể bị căng thẳng (stress), do bị xâm nhập phần năng lượng của những con vật có ý thức thấp trong khi ý thức của con người lại cao và lúc nào cũng muốn sống hướng thượng để sống đạo đức và phát triển trí tuệ. Do vậy khi ăn những thức ăn không toàn phần con người bị cộng hưởng năng lượng và thường có tâm lý nhị nguyên, dễ bị buồn chán và trạng thái vui buồn thái quá do lượng đường trong máu lên xuống thất thường cùng với năng lượng do thức ăn động vật kích thích thú tánh trong người….Đây cũng là lý do tại sao xã hội hiện đại có nhiều người bệnh tâm thần, có trạng thái tâm sinh lý bất ổn và rất dễ nổi giận !

SỐ LIỆU NÓI LÊN SỰ THẬT

Dữ liệu bên dưới cho thấy sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng giữa gạo trắng  đã được làm giàu và gạo lứt chưa qua xử lý. Thậm chí quá trình làm giàu được quy định bởi luật pháp ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Ấn độ, cũng vẫn có những sự khác biệt rất lớn. Gạo lứt nhiều hơn 349% chất xơ, 203% Vitamin E, 185% B6 và 219% Magiê. Với hàm lượng protein nhiều hơn gạo trắng 19%, gạo lứt tỏ ra là một loại thực phẩm cân bằng hơn. gạo trắng cũng chứa đựng 21% thiamin, B1 được bổ sung qua quá trình làm giàu. Điều đáng lưu ý hơn cả là gạo lứt có chỉ số Glycemic, 55 so với gạo trắng là 70, hoặc thậm chí là với quá trình xử lý bổ sung chất dinh dưỡng, sau khi nấu chín tới chỉ số này là 87. Sự tiến triển của bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với sự tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số Glycemic cao.

(Bảng số liệu tham khảo trong bài viết): CÔNG DỤNG GẠO LỨT

XEM VIDEO BÀI HỌC 8

Trong bài này có nội dung:

Tại sao lại ăn cơm gạo lứt?

Gạo lứt đem lại giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Tại sao gạo lứt lại quân bình âm dương hơn so với gạo xát trắng?

Tại sao ăn cơm gạo lứt giúp giải quyết bệnh tiểu đường

 

Bài 9: Lợi ích của phương pháp thực dưỡng

Thực dưỡng đem lại những lợi ích quan trọng cho đời người. Chúng ta cần có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc, tư do, đầy tình yêu thương với mọi loài, có trí tuệ để hiểu cuộc sống, có sự giác ngộ để hiểu bản chất của cuộc đời, có sự hạnh phúc không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. Tất cả đó là những gì thực dưỡng có thể mang lại.

Giới thiệu

Thực dưỡng có mặt đầu tiên tại Huế năm 1963, tiên sinh Ohsawa người sáng lập phương pháp đã bắt đầu bài thuyết trình một cách ấn tượng, ngài nhờ người mua chai thuốc độc và để ngài uống trước khi bắt đầu giảng bài.

Tiên sinh Ohsawa luôn là người lấy thân mình để kiểm nghiệm những kiến thức, ngài chứng minh rằng khi cơ thể quân bình thì độc dược không thể xâm nhập được. Triết lý của phương pháp thực dưỡng dựa trên nền tảng là nguyên lý âm dương

Nguyên lý âm dương đã được ứng dựng trong nhiều lĩnh vực như phong thủy, kinh dịch, tử vi,… nhưng khi áp dụng vào thực dưỡng nó còn đem lại những lợi ích lớn lao, vì nó giúp cho con người thay đổi ngay, đem lại lợi ích ngay khi xử lý được bệnh tật, tăng cường sức khỏe, phát triển trí tuệ - tâm linh và đạt đến hạnh phúc tuyệt đối

Câu chuyện của Đại Đức Thích Tuệ Hải

Năm 1985 ngài bị bệnh suy nhược thần kinh rất nặng, các bác sĩ đã bó tay, nhưng rất may, Đại Đức gặp được phương pháp dưỡng sinh của tiên sinh Ohsawa, sau khi tự chữa khỏi bằng phương pháp này, Đại Đức đã nghiên cứu, thực hành và giúp cho nhiều người thoát được các căn bệnh nan y như tim mạch, tiểu đường, ung thư. Sau đó, Đại Đức đã dành nhiều tâm huyết để truyền bá phương pháp thực dưỡng cho mọi người, đặc biệt là trong những người học đạo, tu tập. Vì thân thể, sức khỏe là phương tiện quan trọng để nhận ra giác ngộ, giải thoát.

Lợi ích của phương pháp thực dưỡng

Bây giờ, các lợi ích của việc ăn chay thực dưỡng là gì ?

Sức khỏe và tuổi thọ: Lợi ích đầu tiên của việc ăn chay là sức khỏe thể chất và tuổi thọ. Nên ăn theo chế độ ăn chay thích nghi với địa hình và khí hậu.  

Sự yên tâm: Đó là sự bình an của tâm xuất phát từ nhận thức rằng chúng ta đang sống và ăn uống trong sự hòa hợp với vũ trụ. Chúng ta đang sống trong sự hòa hợp với sự di chuyển của năng lượng. Đó là nguồn gốc của sự bình an nội tâm. Tâm trí và cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều bởi những gì chúng ta ăn.

Sống hợp tác: Khi tâm trí và cảm xúc của bạn trở nên ổn định và hòa bình hơn, bạn tự nhiên phát triển ý thức của gia đình và cộng đồng. con chó ăn thịt chó, đấu tranh sinh tồn...tất cả đều phát sinh từ một chế độ ăn thịt. Người ăn ngũ cốc ăn phát triển một quan điểm hoàn toàn trái ngược. Thay vì nhìn thấy sự khan hiếm trên trái đất, chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ của sự phong phú. Thay vì tranh giành tài nguyên, vấn đề trở thành chia sẻ các tài nguyên thiên nhiên to lớn trên hành tinh của chúng ta. Ăn ngũ cốc phát triển quan niệm sống dựa trên sự hợp tác.

Sống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau: Ăn thịt cũng dẫn đến một lối sống du mục hơn, và có xu hướng trở nên bất ổn, chứ không ổn định hay định cư 1 chỗ. Ăn ngũ cốc không đòi hỏi lối sống du mục mà cuộc sống ổn định hơn. Những cách sống nào khuyến khích cuộc sống gia đình ổn định hơn? Khi những người đàn ông đi săn bắn, hoặc toàn bộ ngôi làng liên tục di chuyển, thì rất khó để duy trì sự ổn định. Sống thực dưỡng củng cố cộng đồng của chúng ta. Mọi người tự nhiên mong muốn giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua Thực dưỡng, bạn trở thành bạn với tất cả mọi người. Khi chúng ta tiếp tục ăn theo cách này, khái niệm của chúng ta về gia đình mở rộng để bao gồm tất cả nhân loại.

Phát triển tâm linh giác ngộ: Sống chay cũng có thể giúp chúng ta đạt được sự hiểu biết tâm linh. Bạn nghĩ rằng có dễ dàng để thiền khi chúng ta ăn bánh mì kẹp thịt, hoặc nếu tâm trí của chúng tôi rất tức giận hay bực bội, hoặc chúng ta luôn căng thẳng? Nếu chúng ta ăn đường hoặc uống Coke  nhiều, tâm trí của chúng ta là thường hiếu động và phân tán. Rất khó để đạt được sự ổn định và tập trung năng lượng để đi vào thiền sâu, yên tĩnh và thanh bình.

Để cho phép năng lượng tinh thần thông suốt cần ăn chay. Chúng ta không nên quên rằng tất cả các truyền thống tâm linh lớn đều bao gồm một số nguyên tắc trong chế độ ăn uống. Ở Phương Đông, việc nấu ăn trong Phật giáo và Đạo giáo tu viện được gọi là Shojin ryiori, hay "nấu ăn cho sự phát triển tâm linh." Những truyền thống này dựa trên sự hiểu biết rằng thực phẩm tăng tốc ý thức tâm linh của chúng ta. Bằng việc lựa chọn thực phẩm thích hợp, chúng ta phát triển chất lượng tinh thần của chúng ta. Họ ăn chay hoàn toàn. Đặc biệt là ở vùng khí hậu lạnh hơn cần phải ăn cơm gạo lứt, củ cải trắng và các loại rau khác, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu, vv…, hơn là ăn trái cây tươi hoặc salad.

Chuyển hoá nghịch cảnh: Cuối cùng, như chúng ta đạt được sức khỏe tốt, yên tâm, một cảm giác của gia đình và cộng đồng, và sự hiểu biết tâm linh, chúng ta đạt được khả năng chơi và có một giấc mơ lớn hay mạo hiểm trong cuộc sống này. Thực dưỡng (Macrobiotics) dựa trên sự thay đổi hoặc chuyển hóa. Nói cách khác, chúng ta cố gắng để đạt được khả năng chuyển hoá mọi thứ thành cái đối lập theo ý chí tự do của chúng ta.

Vì vậy, nếu chúng tôi đang gặp khó khăn, bằng sự hiểu biết thực dưỡng, chúng ta cố gắng để thay đổi điều đó thành niềm vui, an lạc. Hoặc nếu chúng ta đang trải qua bệnh tật, chúng ta tự chuyển đổi đó vào sức khỏe. Hoặc nếu thế giới có nguy cơ chiến tranh, chúng ta chuyển đổi đó vào hòa bình. Bạn thậm chí có thể đạt được khả năng chuyển hóa hoặc chuyển đổi bất kỳ loại thực phẩm vào sức khỏe và cuộc sống của bạn. Nói cách khác, bạn nắm lấy nghịch cảnh của bạn và biến nó thành bạn của bạn. Như George Ohsawa nói, cuối cùng là tự do tuyệt đối không có giới hạn.Việc hoàn toàn tự do để chơi trong vũ trụ vô hạn này là lợi ích cuối cùng của cuộc sống thực dưỡng.

XEM VIDEO BÀI HỌC 9:

Trong bài này bạn sẽ học:

Lợi ích của phương pháp thực dưỡng là gì?

Vai trò của nguyên lý âm dương với sức khỏe

Vận dụng nguyên lý âm dương trong đời sống và tu tập

 

BÀI 10: Nguyên lý âm dương & vận dụng cho sức khỏe

Nguyên lý âm dương là nguyên lý phổ quát, có phạm vi áp dụng trong nhiều lĩnh vực, sức khỏe, phong thủy, tử vi, dưỡng sinh, thiền định. Người hiểu về nguyên lý âm dương sẽ có cuộc sống hạnh phúc, thành công, an bình vì biết đi đúng quy luật của tự nhiên, trời đất. Tìm hiểu nguyên lý âm dương trong lĩnh vực cụ thể là sức khỏe để tăng cơ hội hạnh phúc và thịnh vượng.

Giới thiệu

Nguyên lý âm dương là nguyên lý phổ quát, do đó, phạm vi áp dụng của nó rất rộng. Trong bài này chúng ta tìm hiểu nguyên lý âm dương được vận dụng trong tăng cường sức khỏe. Sức khỏe được định nghĩa đầy đủ sẽ bao gồm cả hai phần: Thân – vật lý và Tâm – phi vật lý. Thân-Tâm có quan hệ chặt chẽ, bổ sung, chuyển hóa cho nhau. Thân có khỏe mạnh thì Tâm mới an lạc, Tâm có an lành thì cơ thể mới bớt đi bệnh tật.

Bài học liên quan đến việc hiểu và vận dụng nguyên lý âm dương trong tọa thiền và khí huyết

TỌA THIỀN

Phần dưới bụng là dương, Phần đầu là Âm

Để khỏe mạnh chúng ta cần quan sát phần bụng khi tọa thiền. Hoặc mở rộng ra là cần vận động, xoa bóp cả chân khi xả thiền, hoặc đi lại. Phần chân, bụng được dương hóa thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, năng động. Khi tọa thiền mà tập trung suy nghĩ, hay hướng lên đầu thì lâu dần sẽ bệnh tật, mệt mỏi.

Trước bụng & Sau Lưng

Cơ thể còn được nhìn hai khía cạnh phía trước bụng và sau lưng. Tương ứng với hai hệ thống kinh mạch Nhâm & Đốc. Khi quan sát thân thế, chúng ta cần đề ý cả phần trước bụng và phần sau lưng. Vì ý ở đâu thì khí ở đó. Tức là khi để ý ở đâu thì khí sẽ chạy đến đó, điều hòa âm dương là chúng ta làm cho toàn thân được quan sát, chú ý đầy đủ.

Ví dụ, một hơi thở điều hòa cả âm dương là:

Hít vào, quan sát khí chạy từ mũi vào đến cổ, rồi chạy đến dưới rốn, hậu môn.

Thở ra, quan sát khí đi ra, chạy sau sông lưng, lên đến gáy, đỉnh đầu, rồi ra đằng mũi

Việc điều hòa được vòng khí bao gồm âm dương, trước sau, trên dưới, ra vào, một cách đầy đủ làm cơ thể được cân bằng. Tập luyện sẽ tạo thành nội lực, sức khỏe cho cơ thể.

KHÍ & HUYẾT

Khí và huyết là hai cặp phạm trù âm dương, tùy theo chiều xem xét mà chúng ta phân loại chúng thuộc âm hay dương. Về căn bản thì chúng ta hiểu chúng liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Khi khí được thông thì huyết cũng được thông. Như vậy, khi điều hóa khí thì huyết cũng được lưu thông theo.

Để khí được lưu thông thì điều quan trọng nhất là giữ cho lưng thẳng, trong khi ngồi, làm việc hay tọa thiền thì giữ cho lưng thẳng đứng theo chiều cột sống sẽ giữ cho khí được lưu thông. Mọi trường hợp đau đều do khí hoặc huyết không được lưu thông. Các phương pháp như tọa thiền, yoga, diện chẩn, khí công đều nhấn mạnh đến việc tác động vào khí. Còn phương pháp dưỡng sinh thì tập trung vào huyết, thay đổi huyết bằng cách ăn uống.

Như vậy, các phương pháp đều bổ sung, thống nhất với nhau nếu nhìn dưới nguyên lý âm dương. Đây là nguyên lý phổ quát có thể áp dụng để quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thuộc vũ trụ, con người và xã hội. Là một nguyên lý có tính phổ biến, áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà không mâu thuẫn.

XEM VIDEO BÀI HỌC 10

Trong bài này có các nội dung:

Tại sao khi ngồi thiền phải để ý phần dưới bụng?

Điều hòa khí âm dương như thế nào?

Mối quan hệ giữa KHÍ & HUYẾT?

Làm thế nào để điều hòa khí huyết

 

Bài 11: Vận dụng thực dưỡng để hạnh phúc & thành công trên đường đời

Hạnh phúc và thành công thể hiện trong cả ba khía cạnh: Gia đình, Sự nghiệp và Tâm linh. Vậy làm thế nào thực dưỡng giúp thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc với gia đình và thành tựu trong Tâm linh. Thực phẩm tạo nên nhiên liệu cho động cơ cơ thể, nếu ăn đúng sẽ giúp cơ thể quân bình, thân tâm an lạc và tạo ra những thành công. Bài viết có những lời khuyên cụ thể để vận dụng thực dưỡng trong cuộc sống.

Giới thiệu

Cuộc sống ai cũng mưu cầu hạnh phúc, thành công. Vậy phương pháp thực dưỡng giúp bạn đạt đến hạnh phúc và thành công như thế nào? Hạnh phúc và thành công thể hiện trong cả ba khía cạnh: Gia đình, Sự nghiệp và Tâm linh. Dựa trên nguyên lý âm dương chúng ta có thể nhìn nhận và đánh giá bản chất vấn đề. Cụ thể là làm thế nào để quân bình âm dương bằng thực phẩm và giữ được sự hòa hợp với tự nhiên và con người? 

Gia đình

Đầu tiên, sự hạnh phúc và thành công phải xảy ra trong gia đình, đó là mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái. Bữa ăn là cây cầu nối giữa các thành viên trong gia đình. Khi các thành viên ăn các thực phẩm khác nhau thì dòng máu sẽ khác nhau và tính cách sẽ dần dần dị biệt.

Tại sao những đưa con lúc bé rất ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, nhưng càng lớn chúng càng khác, không còn thông cảm, hiểu ý cha mẹ nữa. Một phần là chúng bắt đầu ăn các thức ăn khác với cha mẹ chúng. Càng lớn, chúng càng phải đi học, đến trường, ăn tại trường học. Hoặc chúng đi học nơi xa, thì thức ăn của chúng càng khác với cha mẹ, do đó, muốn gần gũi, tạo sự gắn kết, mẹ cha cần gửi những thức phẩm mà nhà hay ăn cho chúng.

Vợ chồng cũng vậy, nếu bữa cơm trong gia đình không được duy trì thì chắc chắn vợ chồng sẽ không gắn kết được với nhau. Những cuộc ly hôn tan vỡ, đều có một phần nguyên nhân là những bưa ăn mà “cơm không lành và canh không ngọt”, khi bữa cơm không được “lành” hiểu theo nghĩa quân bình âm dương, “ngọt” ở đây là hợp với cơ địa của người ăn, thì gia đình sẽ sớm muộn gì cũng tan vỡ.

Do đó, nấu ăn nói riêng, hay hiểu về thực dưỡng nói chung là cách thức để đảm bảo hạnh phúc gia đình, để hàng ngày có bữa cơm vừa lành, vừa ngọt.

Sự nghiệp

Người nam ăn chay trường, mà không đúng âm dương thì sự nghiệp sẽ đi xuống. Bởi vì nam là thể trạng dương, ăn đồ chay - âm thì sẽ suy giảm dương lực, dẫn đến chây lười, không cố gắng, dễ bị suy giảm sự nghiệp. Do đó, người nam ăn chay cần hiểu về thực dưỡng, để ăn chay đạt ngưỡng quân bình âm dương

Người nữ ăn chay thì kinh tế gia đình phát triển. Bởi vì người nữ âm, ăn chay sẽ làm tăng âm của nữ, họ sẽ nền nã, chắc chắn, tiết kiệm hơn. Bà mẹ có bụng to thì ảnh hưởng đến sự nghiệp của con, nên người mẹ cần phải giữ bụng “thắt đáy lưng ong” là tuyệt vời nhất.

Khi sự nghiệp bị thất bại, thì cần điều chỉnh lại chế độ dương. Thất bại liên tục có nghĩa là người bị âm, trưởng nở, tán lụi, do đó cần thiết nhất là quân bình lại âm dương. Cách đơn giản nhất là ăn cơm gạo lứt muối vừng trong vòng 120 ngày để dòng máu được thay đổi hoàn toàn, tự nhiên sự nghiệp cũng sẽ được cải thiện.

Tâm linh

Ăn thực dưỡng cũng rất tốt cho người tu, khi đạt đến sự giao hòa của âm dương thì con người đạt đến sự hỷ lạc vô song, chứng nhập vào cảnh giới niết bàn tịch tĩnh. Thực dưỡng không chỉ dừng ở mức chữa bệnh, mà thực chất là phương pháp giúp con người chuyển hóa được các tâm tham dục, hay cụ thể là tham thực (tham ăn)

Khi điều chỉnh việc ăn uống, con người đã giảm bớt được lòng tham, hay còn gọi là tu tập được miếng ăn. Để ăn đúng, ăn trong chánh pháp quả thực là một pháp môn thực tiễn, đem lại sức khỏe và giúp người thực hành vượt qua được những cám dỗ, sự lôi kéo của thực phẩm hàng ngày.

Tiến đến, quân bình lại dòng máu thì người ăn đúng sẽ không còn bị chấp trước, dòng máu quân bình không bị lệch cực, giúp người ăn thực dưỡng hiểu và sống không bị dính mắc vào nhị nguyên, chấp trước. Dần dần tiến tới cảnh giới thanh tịnh, an lạc trong thân người. Đó là mục tiêu tối hậu mà tiên sinh Ohsawa hay nhắc đến, tự do vô biên, hạnh phúc tuyệt đối.

XEM VIDEO BÀI HỌC 11:

Trong bài này bạn sẽ học

Vai trò của thực phẩm trong việc gắn kết hạnh phúc gia đình?

Làm thế nào để phát triển sự nghiệp bằng thực dưỡng?

Làm thế nào để tăng tiến trong tu tập?

Bí quyết để kinh tế gia đình phát triển

 

Bài 12: Bữa ăn quyết định số phận - bí quyết hóa giải đen đủi

Nếu bạn đang làm ăn bị bế tắc, công việc gặp nhiều khó khăn. Bạn cảm thấy chán nán, sức khỏe đi xuống, tinh thần mất tập trung, thường rơi vào trạng thái tiêu cực. Điều đó có nghĩa dòng máu của bạn đang suy yếu. Để chuyển hóa vận mệnh hay số phận, con đường nhanh chóng và hiệu quả đó là điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng.

Giới thiệu

Cơ thể được hình thành từ các tế bào. Các tế bào được nuôi dưỡng bởi thức ăn, do đó, bữa ăn sẽ tác động lên các tế bào, và hệ thống các tế bào sẽ hình thành các suy nghĩ, thói quen và dẫn đến số phận. Hạnh phúc hay bất hạnh, thành tựu hay thất bại, sức khỏe hay bệnh tật, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thói quen ăn uống.

THỨC ĂN QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN

Trong tác phẩm “Thức ăn quyết định số phận của bạn” tác giả Naboku Mizuno đã đưa ra nhận định chứng minh: Thực phẩm, thói quen ăn uống ảnh hưởng đến số phận. Số phận được hiểu là sự thành công, hạnh phúc, tuổi thọ, sự may mắn. Ông là một nhà nhân tướng học nổi tiếng người Nhật, ông đã tổng kết lại và viết ra những lý luận về mặt tướng số, trong đó, ông viết riêng một cuốn sách để nhấn mạnh về vấn đề thức ăn tác động đến số phận như thế nào.

Với quan điểm của thực dưỡng, thì bữa ăn ảnh hưởng đến sức khỏe, thái độ, tâm thức của người ăn. Khi thức ăn được nhai nuốt, chuyển hóa thành máu đi nuôi cơ thể, cụ thể là đến từng tế bào trong cơ thể. Thức ăn sẽ làm biến đổi dòng máu, nếu dòng máu tốt, khỏe mạnh sẽ là môi trường cho các tế bào, vi sinh vật khỏe mạnh, còn không thì ngược lại. Từ đó nó ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm tính của người ăn và nếu ăn lâu dài, theo một công thức ăn uống nào đó, nó sẽ tạo ra số phận.

Trong phương pháp thực dưỡng có công thức ăn số 7, là công thức ăn chỉ gồm có gạo lứt + muối vừng trong một khoảng thời gian. Công thức này tạo ra sự thay đổi sức khỏe một cách diệu kỳ và có nhiều người đã trải nghiệm và có kết quả thực sự ấn tượng

ĂN SỐ 7

Ăn số 7 là công thức trị bệnh, thay đổi dòng máu, quân bình âm dương đặc trưng nhất trong phương pháp thực dưỡng, đây là công thức ăn vi diệu nhất đã giúp nhiều người việt nam thay đổi sức khỏe rất nhanh chóng, phần lớn thời gian thay đổi trong vòng chưa đến 15 ngày, với các loại bệnh được coi là nan y, vô vọng, hay bác sĩ trả về. Trong cuốn sách “Những hiệu quả rõ ràng của phương pháp Ohsawa”, tác giả Huỳnh Văn Ba đã chia sẻ hơn 30 câu chuyện về những người ăn thực dưỡng, theo công thức số 7 có những kết quả kỳ diệu.

Ăn số 7 là ăn thuần gạo lứt và muối vừng trong thời gian trị bệnh hay cải tạo dòng máu

Tác dụng

  • Làm quân bình âm dương cho cơ thể
  • Giúp thải độc tố
  • Giúp hồi phục lại sức khỏe
  • Tăng cường hệ miễn dịch

Ý nghĩa của ăn số 7

  • Rèn luyện thói quen nhai kỹ
  • Rèn luyện được định lực, sự tập trung và bớt đi sự tham lam
  • Ăn số 7 là cách ăn để chuyển hóa nghiệp quả, vừa ăn chay, vừa ăn quân bình âm dương, giảm bớt lòng tham, vượt qua được các sự cám dỗ từ thức ăn bên ngoài.

GIÁ TRỊ CỦA BỮA ĂN SỐ 7

Loại bỏ được thói quen ăn đường trắng

Khi ăn cơm gạo lứt muối vừng, nhai kỹ từ 30-50 lần mới nuốt, thì vị cơm rất ngọt, không cần bổ sung thêm đường đơn (từ mía, đường trắng, hay bánh kẹo nữa), Cảm giác quân bình trong dịch vị sẽ làm bạn bỏ được thói quen ăn đường, thói quen ăn lệch âm, vì đường rất âm.

Giảm cân

Ăn số 7 một thời gian thường trọng lượng sẽ giảm nhanh, vì cơ thể được quân bình trở lại, với người béo thì trọng lượng sẽ giảm nhiều. Một số người gầy cũng vẫn giảm cân, đây là quá trình thải độc tố và làm cơ thể trong sạch trở lại. Thực tế thì gầy một chút sẽ nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn hơn.

Giảm được lòng tham

Khi ăn số 7 một thời gian dài từ 30-60 ngày, người ăn sẽ tự động tiết chế được lòng tham, sống tự tại, an ổn hơn, do không còn tham vọng. Vì khi nhu cầu bản thân được thỏa mãn, ăn uống đơn giản nhưng vui vẻ, tự tại, khoan khoái thì người ăn không còn có tham vọng, tìm kiếm thêm các điều kiện bên ngoài.  Bởi vì đã có cảm giác hạnh phúc, an nhiên có được trong từng bữa ăn

Điều tiết được âm dương, axit/kiềm, tăng cường sức đề kháng, phòng chữa được nhiều bệnh

Gạo lứt là dương, vừng là âm, nên cặp này bổ sung tạo thành một cặp quân bình âm dương

Gạo lứt có tính axit, vừng có tính kiềm nên cặp này kết hợp để quân bình được cả nồng độ axit/kiềm

Sau khi ăn xong thì cơ thể rất quân bình về độ pH, khi dòng máu quân bình ở mức 7,4 thì cơ thể khỏe mạnh, các tế bào bệnh tật không phát triển được, vì vậy, các vi khuẩn, ký sinh trùng bệnh tật không có cơ hội sống sót, do đó bệnh tật được trị phòng một cách tự nhiên.

Xem thêm: Ăn số 7: cách ăn chữa nhiều bệnh

XEM BÀI HỌC 12:

Trong bài này có các nội dung:

Tại sao thức ăn thay đổi số phận?

Công thức ăn số 7 là gì?

Tại sao ăn theo công thức số 7 lại cải thiện sức khỏe, phòng trị được nhiều bệnh

Giá trị của ăn số 7 là gì?

 

Bài 13: Cải vận bằng phương pháp thực dưỡng như thế nào?

Thực dưỡng không chỉ đem lại khỏe mạnh về thân thể, mà còn là giải pháp cho tinh thần. Bao gồm ý chí, sự may mắn, niềm tin vào cuộc sống, sức mạnh của nội tâm. Tinh thần được nuôi dưỡng bởi dòng máu, bởi sự quân bình âm dương trong cơ thể. Người ăn thực dưỡng đúng sẽ tạo ra một cuộc sống khỏe mạnh về thân thể, phóng khoáng về tinh thần và giàu có về vật chất nếu muốn

Giới thiệu

Mỗi chúng ta sinh ra đều có một phần gọi là định mệnh, dường như mọi thứ đã được an bài khi xem lá số tử vi. Những gì chúng ta sẽ có trong đời này được quyết định bởi những nguyên nhân chúng ta đã làm từ trước.  Nhưng có một phần không xác định được, đó là những thứ chúng ta có thể thay đổi, hay hoán cải vận mệnh một cách chủ động. Thực dưỡng nhấn mạnh đến phương pháp cải vận thông qua bữa ăn hàng ngày dựa trên nguyên lý về dinh dưỡng, nhân quả và âm dương.

Tình huống là chúng ta đang gặp khó khăn trong công việc, gia đình bất ổn, hay bế tắc nào đó về sức khỏe, vậy chúng ta cần phải có những điều chỉnh cần thiết để vấn đề được giải quyết?

Sự thay đổi ở tư duy thường tác động rất ít, vì rào cản lớn nhất nằm ở thân thế, dòng máu, những cái gọi là nền tảng vật lý. Giống như bạn muốn xây một ngôi nhà mới, bạn có bản vẽ để thiết kế một cái biệt thự để thay thế cho ngôi nhà cấp bốn dột nát hiện nay. Xong có bản vẽ là một chuyện, để xây một ngôi nhà mới bạn cần phải đập cái cũ đi, sau đó mới có thể dựng xây cái mới. Đọc sách, đi học, nghe lời khuyên giống như có một bản thiết kế mới, xong để từ đó dựng ra một kiến trúc mới thì công sức cần bỏ ra gấp 100 lần. 

Thực dưỡng với cách tiếp cận cụ thể hơn, điều chỉnh sự thay đổi bằng trí phán đoán và thực phẩm, tác động đến những gì cơ bản và nền tảng nhất đó là thân thể, dòng máu, và nhân quả của sự việc, đặc biệt là tích lũy phước đức để bạn có thể chuyển nghiệp, chuyển vận một cách nhanh chóng.

Tiết kiệm thức ăn (Tiết thực)

Giải pháp đầu tiên chính là việc ăn ít lại, thay vì mỗi bữa thường ăn 3 bát, ta chỉ ăn hai bát, còn 1 bát thì chúng ta hướng tâm đến mọi người, trong đầu thầm niệm, xin kính dâng bát cơm này cho những chúng sinh còn đang đói khát.

Về mặt dinh dưỡng, thì ăn ít lại thì bộ máy tiêu hóa sẽ giảm được công việc, đỡ tiêu hao năng lượng và thời gian. Khi ăn ít chúng ta sẽ có thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, và làm được nhiều việc khác hơn. Thêm nữa, khi ăn ít lại, thì bụng trống hơn và như vậy hệ tiêu hóa có thêm khoảng trống để xử lý thực ăn kỹ lưỡng, hấp thu tối đa dinh dưỡng trong thức ăn. Không bị “tồn kho” dinh dưỡng, dễ dấn đến thừa cân, béo phì, tổn thương hệ tiêu hóa….

Ăn ít còn có nghĩa là ăn ít món ăn lại. Thay vì ăn kiểu buffet, nhiều món trong một bữa, khi bạn áp dụng chế độ tiết thực thì bạn sẽ giảm số lượng món ăn lại. Điều này giúp hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, thân thể giảm bớt sự tiêu hao năng lượng cho việc chuyển hóa, xử lý thức ăn phức tạp. Chưa kể, một bữa ăn có nhiều món ăn sẽ làm số lượng tương tác tăng lên nhiều lần, độ phức tạp để xử lý thực phẩm tăng lên dẫn đến hệ tiêu hóa phải tốn thêm thời gian, năng lượng để xử lý. Ngoài ra, những thực phẩm đa dạng được trộn chung một chỗ dễ gây ra những phản ứng hóa học mới, khó kiểm soát. Chúng làm tăng thêm độ phức tạp và dễ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, đầy hơi, óc ách, khó chịu.

Thử tính xem 1 ngày bạn dành bao nhiều thời gian cho một bữa ăn? Bình quân 1 người sẽ mất khoảng 1.5h cho một bữa ăn. Nếu bữa ăn đó đem lại lợi ích thì không sao, nhưng nếu nó khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ, óc ách trong người thì đó là một bữa ăn kém giá trị. Giả sử bạn bỏ bớt một bữa ăn, bạn sẽ tiết kiệm được 1.5h/ ngày và nếu tính ra thu nhập bình quân thì bạn sẽ kiếm được thêm khoảng 20,000 đ/ bữa ăn và nếu 1.5h đó bạn học thêm hoặc làm thêm việc gì đó đem lại giá trị 20,000 đ/ 1h thì bạn đã làm ra thêm 30,000 đ. Tóm lại với việc tiết kiệm thức ăn, thời gian ăn, hoặc bữa ăn thì bạn để ra được 50,000d/ ngày, tương đương với 1.500,000 / tháng và khoảng 18,000.0000/ năm. 

Nếu bạn không dùng 1.5h đó để ăn, bạn có thể học thêm 1 ngoại ngữ, hay một kỹ năng đặc biệt nào đó giúp bạn phát triển thêm sự nghiệp, thì chắc chắn sau khoảng 1 năm cuộc đời bạn sẽ chuyển lên tầm cao mới. Như vậy, bằng việc tiết kiệm thức ăn, bữa ăn bạn sẽ không chỉ khỏe ra về thể chất mà còn đem lại những giá trị lớn về thời gian và tiền bạc.

Nhân quả

Về mặt nhân quả, thì khi ăn ít, chúng ta tiết kiệm được phước cho bản thân. Giống như tiền, giả sử cuộc đời ta để duy trì mỗi ngày cần 100,000 đ. Nhưng nếu chúng ta chỉ tiêu 70,000 còn 30,000 tiết kiệm thì bạn sẽ có cơ hội hơn, người giỏi sẽ biết đầu tư tiền để dành ví dụ như gửi tiết kiệm hoặc mở thêm dịch vụ kiếm thêm tiền. Tương tự như vậy, nếu chúng ta giảm thức ăn là chúng ta đã tiết kiệm phước để đời sống ổn định và tốt hơn.

Ngoài ra, khi ăn mà chúng ta khởi tâm bố thí hay cúng dường món ăn ngon cho người khác là chúng ta đã xây dựng và phát triển được âm đức từ việc cúng dường. Nhân quả là cuộc đời chúng ta sẽ gặp may hơn, do được hỗ trợ, hay người ta gọi là quý nhân phù trợ. Việc bố thí thầm lặng, không ai biết, tự tâm cúng dường thì phước sẽ lớn hơn việc làm bố thí mà để người khác biết được.

Khi khởi tâm cúng dường miếng ăn là chúng ta đã thực hành một hạnh bố thí thâm sâu, chúng ta đã cúng cái gì đó quý giá, thèm muốn, cho rằng quan trọng thì chúng ta sẽ nhận lại được những gì quý giá và quan trọng trong tương lai.

Âm dương

Nếu người ăn đồ âm nhiều sẽ dẫn đến trương nở, ly tán, thất bại. Do đó, khi ăn quá nhiều thực phẩm âm như bia rượu, trái cây, đồ nước lạnh, đóng hộp, đồ đông lạnh,… thì càng ngày cơ thể càng âm. Dấu hiệu của cơ thể âm là béo, mập, lười vận động, u mê, ù lì, trì trệ.

Ngược lại, nếu ăn đồ dương thì sẽ ro rút, hướng tâm, thành tựu. Khi ăn các thực phẩm khô, các loại củ, ngũ cốc toàn phần, sẽ làm cho cơ thể được dương hóa, tâm trí của người ăn cũng tập trung, linh động, sáng suốt hơn.

Hàng ngày chúng ta sẽ cố gắng quan sát nhận định cơ thể

Quan sát âm dương của cơ thể

Đưa ra món ăn phù hợp

Hoặc tiết chế, loại bỏ các món ăn không đúng

Nấu nướng, thưởng thức món ăn trong sự biết ơn và cầu nguyện an lành cho người khác

Thỉnh thoảng nên nhịn ăn 1 vài bữa, hoặc có thể hạn chế thành ăn 2 bữa/ ngày thì vì ăn nhiều bữa. Số lượng bát cơm cũng nên giảm dần. Ăn các thực phẩm quân bình âm dương, loại bỏ các thực phẩm âm như đường sữa, trái cây, nước đá, các loại nước ngọt, nước đóng chai, đồ hộp, thức ăn nhập khẩu, đồ đông lạnh.

Bài giảng: "Thực phẩm quyết định số phận"

Trong bài này bạn sẽ học:

Tại sao thực phẩm quyết định số phận?

Âm dương là gì?

Cân bằng âm dương đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Sử dụng thực phẩm để cải vận như thế nào?

Bài viết khác