Quân bình âm dương trong ăn uống

“ Ăn, hấp thu vào cơ thể là đặc tính cơ bản của sự sống. Không có một sinh vật nào, kể cả con người, có thể tồn tại nếu không ăn. Do đó, cần biết ăn uống để có một cuộc đời lành mạnh, an vui. Xét trên quan điểm Thực dưỡng, biết ăn là ĂN UỐNG QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG, phù hợp với Trật Tự của Vũ trụ theo những nguyên tắc sau đây.

“ Ăn, hấp thu vào cơ thể là đặc tính cơ bản của sự sống. Không có một sinh vật nào, kể cả con người, có thể tồn tại nếu không ăn. Do đó, cần biết ăn uống để có một cuộc đời lành mạnh, an vui. Xét trên quan điểm Thực dưỡng, biết ăn là ĂN UỐNG QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG, phù hợp với Trật Tự của Vũ trụ theo những nguyên tắc sau đây.

Phù hợp trật tự tiến hóa

Hình thái chức năng của hệ tiêu hóa

Âm hơn

Dương hơn

LOÀI ĂN CỎ

LOÀI NGƯỜI

LOÀI ĂN THỊT

RĂNG CỬA

Lớn

Trung bình

Nhỏ

RĂNG NANH

Nhỏ

Ngắn

Dài

RĂNG HÀM

Rộng và phẳng

Trung bình và gồ ghề

Sắc nhọn hình lưỡi kéo

DẠ DÀY

To

Trung bình

Ngắn, gấp

RUỘT

Dài gấp 25-30 lần bề dài thân mình

Trung bình, gáp 10-12 lần bề dài thân mình

Ngắn, gấp 4-5 lần bề dài thân mình

LOẠI RĂNG

DÙNG ĂN

Răng số 1,2: Răng cửa

Rau củ

Răng số 3: Răng nanh

Thịt cá

Răng số 4,5: Răng tiền hàm

Hạt cốc

Răng số 6,7,8

Thức ăn có xơ

Theo chức năng của 32 cái răng gồm 20 (5x4) răng hàm dùng xay nghiền hạt cốc, 8 răng cửa dùng để cắt xén rau củ và 4 răng nanh dùng để xé thịt, ta có thể lập ra một chế độ ăn uống mẫu cho con người như sau:

5 phần hạt cốc + 2 phần rau củ + 1 phần thịt cá

Tuy nhiên răng nanh của đại bộ phận của nhân loại hiện nay thoái hoá gần giống răng cửa, điều này cho thấy thịt là loại thức ăn không mấy quan trọng và có thể thay thế bằng thức ăn thảo mộc có cùng tnhs chất (như các loại đậu chẳng hạn)

Đây là răng nanh của hổ, loài ăn thịt

Theo Tiên sinh Ohsawa tỷ lệ quân bình lý tưởng trong dinh dưỡng của con người là 5 Âm/1 Dương( Tỷ lệ này tương ứng với tỷ lệ Potasium(K)/ Sodium(Na) trong máu và thể dịch của người có sức khoẻ hoàn toàn) nhưng tỷ lệ này có thể thay đổi tuỳ theo môi trường sống. Tuy tỷ lệ Âm nhiều hơn Dương, thực phẩm gốc thảo mộc nhiều hơn động vật nhưng ta nên chọn phần lớn những thảo mộc nhiều Dương (ví dụ cốc loại và rau củ) hơn là thịnh Âm(như trái cây); nếu cần thực phẩm động vật nên chọn những loài ít Dương như cá hơn là thịnh Dương như thịt thú.

 Phù hợp với cách ăn truyền thống:

So sánh tình trạng sức khỏe và ăn uống của những thế hệ tiền nhân và hiện nay, ta thấy sức khoẻ của con người bị suy thái dần, trong khi món ăn, thực phẩm ngày càng phong phú hơn xưa, ngoài cốc loại xát trắng, thức ăn tinh chế và xử lý hóa học (đường cát kết tinh, đường hóa học, nước ngọt, gia vị tổng hợp(như bột ngọt)...; thịt và thực phẩm động vật trở nên thức ăn chính thay vì hạt ngũ cốc.

Chính cách ăn uống “văn minh” và lối sống “hiện đại tân tiến” xa lời thiên nhiên đã gây ra nhiều bệnh tật như ta thấy ngày nay.Trong khi đó theo những nghiên cứu y học gần đây, những dân tộc nổi tiếng là khoẻ mạnh là nhờ còn giữ được chế độ dinh dưỡng cổ truyên: đơn giản và thiên nhiên.

Như vậy, muốn có một sức khỏe tốt lành, con người cần quay về đường lối ăn uống cổ truyền, có điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Phù hợp với trật tự sinh thái

Thức ăn là chiếc cầu sinh tử nối liền thiên nhiên(vũ trụ lớn) với con người (vũ trụ nhỏ); chúng ta cần lưu ý sử dụng những vật thực mọc, sống hoặc nuôi trồng thiên nhiên tại địa phương(hoặc trong cùng 1 điều kiện khí hậu).Người ở khí lạnh (Âm) có thể ăn nhiều thực phẩm Dương hơn; trái lại ở vùng có khí hậu nóng thì nên ăn phân lớn rau quả(Âm) để thích ứng với môt trường nóng(Dương) của miền nhiệt đới.

Tương tự trong cùng 1 vùng người ở vùng cao(khí hậu Âm hơn) có thể ăn uống Dương hơn người ở đồng bằng hoặc duyên hải(khí hậu Dương hơn). Ở Bắc bán cầu, trong cùng một nước trải dài trên nhiều vĩ tuyến như Việt Nam, người sống ở miền Bắc(khí hâu Âm hơn) có thể ăn uống Dương hơn người miền Nam(khí hậu Dương hơn) và ngược lại. Đối Việt Nam và những dân tộc Đông Nam Á sống trong khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới, chế độ ăn uống lý tưởng gồm có gạo lứt muối vừng, rau củ, rong biển, đậu hạt và một ít trái cây địa phương, cóthể ăn thêm các và các loài thuỷ sản, còn thịt nên hạn chế.

Phù hợp thời tiết và mùa

Chúng ta cần điều chỉnh thực đơn hàng ngày cho phù hợp với chu kỳ thay đổi của thiên nhiên. Ví dụ vào mùa đông lạnhm mưa dầm hoặc trời  ám(Âm( ta có thể ăn uống Dương hơn, còn mùa hè khô, nóng(Dương) thực đơn có thể nghiêng về Âm.

Phù hợp với từng người

Tiên sinh Ohsawa phê phán “ Kẻ vô ơn là kẻ đang sống trong địa ngục”và Bác sĩ Hans Selye, người khởi xướng thuyết Stress(chấn thương tâm thần) đã nói “ Lòng biết ơn là yếu tố quan trọng chi phối mọi hành vi của con người”, chúng ta phải có lòng biết ơn thức ăn, vì thức ăn đã “hy sinh” để chuyển hóa thành máu, thành thịt thành con người biết suy tư và hoạt động. Thêm vào đó chúng ta cũng cần biết ơn thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi trường sinh thái.

Chúng ta cũng nên biết ơn tất cả những người, những vật đã cho ta sự sống và nuôi dưỡng ta nên người. Không những thế, chúng ta còn biết ơn mọi nỗi gian nan khốn khó kể cả bệnh tật, vì nhờ đó ta mới thấy được những sai lầm thiếu sót của bản thân để có thể tu chỉnh thân tâm.

Phương pháp thực dưỡng Ohsawa, Anh Minh Ngô Thành Nhân

Bài viết khác