Thay đổi thói quen sống để tránh ung thư

Rất nhiều người tin rằng thói quen hằng ngày có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng chế độ ăn uống cùng hoạt động thể chất là 2 nhân tố tác động tới nguy cơ mắc ung thư

Mỗi năm có khoảng 585.720 người Mỹ chết bởi ung thư và 1/3 trong số họ có chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, không có hoặc có ít hoạt động thể chất và thừa cân.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư? Một số lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn, đồng thời có thể tránh được nguy cơ mắc ung thư:

Kiểm soát cân nặng

Cố gắng và duy trì một mức cân nặng khỏe mạnh là một trong những lưu ý quan trọng trong việc ngừa nguy cơ mắc ung thư và một số căn bệnh mãn tính khác như tiểu đường, bệnh về tim mạch. Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư như ung thư vú (ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh), ung thư đại tràng, trực tràng; ung thư nội mạc tử cung, ung thư thực quản, thận, tụy và các loại ung thư khác.

Thừa cân gây ra ung thư bằng nhiều đường khác nhau. Con đường chủ yếu là thừa cân hoặc béo phì làm tăng lượng isulin, estrogen, hormone trong cơ thể tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.

Cân nặng như thế nào là an toàn?

Cách kiểm tra cân nặng cơ thể có phải là khỏe mạnh hay không là bạn dùng chỉ số BMI để xác định. 

Để giảm nguy cơ mắc ung thư thì hầu hết chỉ số BMI của mỗi người cần nhỏ hơn 25. 

Nếu như bạn đang trong kế hoạch kiểm soát cân nặng của bản thân, dù tăng hay giảm cân thì đều phải lưu ý tới chế độ ăn uống và tập luyện thể chất của bản thân. Hãy tránh xa những thực phẩm không dinh dưỡng hoặc không tốt cho sức khỏe của bạn và có một chế độ ăn hợp lý với thể trạng.

Vận động nhiều hơn

Tích cực hơn với những hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc ung thư bằng cách hỗ trợ bạn trong qúa trình kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, các hoạt động thể chất còn giúp bạn cải thiện tỷ lệ hormone trong cơ thể và nâng cao hiệu quả hệ thống miễn dịch. Không chỉ vậy, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tập luyện thể chất giúp cơ thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và tiểu đường. Còn ngần ngại gì mà không khởi động!

Các chuyên gia cũng khuyên rằng với người lớn thì nên dành 150 phút mỗi tuần để tập luyện thể chất với cường độ vừa phải, 75 phút mỗi tuần với cường độ mạnh và nên tập luyện đều đặn với những bài tập phù hợp; đối với trẻ em thì nên có 60 phút tập luyện mỗi ngày ở cường độ vừa phải hoặc cường độ mạnh, nên có ít nhất 3 lần mỗi tuần luyện tập cường độ mạnh.

Các hoạt động vừa phải là những hoạt động tác động tới nhịp thở của bạn như lúc đi bộ nhanh. Một số hoạt động vừa phải như đi bộ, đạp xe đạp hoặc công việc nhà, làm việc vườn... Các hoạt động mạnh là các hoạt động sử dụng các nhóm cơ, tim đập nhanh hơn, hơi thở nhanh và sâu hơn, đổ mồ hôi.

Có vô số hoạt động phù hợp giúp bạn vận động cơ thể một cách khỏe mạnh. Hãy lựa chọn những hoạt động mình thích và lưu ý tới thể trạng trước khi bắt đầu một phương thức luyện tập nào nhé!

Chế độ ăn uống khỏe mạnh

Lựa chọn thực phẩm phù hợp với chế độ ăn

- Với những đồ ăn đóng hộp hay đồ ăn sẵn thì thành phần dinh dưỡng sẽ giúp bạn biết được hàm lượng chất béo, protein,... có trong thực phẩm. Hãy lựa chọn thực phẩm phù hợp với bạn. Đối với một số sản phẩm có ghi trên bao bì là "không có chất béo" hoặc "ít chất béo" thì chưa chắc là ít calo.

- Hạn chế lượng đường từ thực phẩm chế biến sẵn 

Kiểm soát và hạn chế sản phẩm từ thịt chế biến sẵn và thịt đỏ

- Hạn chế các sản phẩm từ thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt đóng hộp...

- Thay thế thịt đỏ bằng cá, thịt gia cầm và các loại đậu trong thực đơn

- Chế biến thịt bằng cách luộc, nướng thay cho rán 

Nên ăn ít nhất 125g rau củ và hoa quả mỗi ngày

Chọn dùng ngũ cốc nguyên hạt thay cho những sản phẩm đã tinh chế

Tránh và hạn chế đồ uống chứa cồn

Theo www.cancer.org

Bài viết khác