Thức uống cho bệnh khớp

Với những thực phẩm thiên nhiên có thể nấu tại nhà trong bếp. Nó cũng đủ để giúp làm nhẹ các vấn đề thứ yếu như cảm, ho, bệnh ngoài da, sốt và rối loạn tiêu hóa.

Thức uống cho bệnh khớp

Như chúng ta biết, bệnh viêm khớp là hậu quả của sự tích lũy những chất thặng dư xung quanh các khớp. Tình trạng sản sinh và tích lũy thường đến trước khi bị thoái hóa xương, khớp và các mô nối. Những triệu chứng tổng quát như là rối loạn tiêu hóa, cảm, sốt, tiêu chảy, mụn nhọt và những báo hiệu khác cho biết là cơ thể đang nổ lực tống khứ cặn bã, căn nguyên của nó không gì khác hơn là sự mất cân bằng trong ẩm thực thường ngày.

Với những thực phẩm thiên nhiên có thể nấu tại nhà trong bếp. Nó cũng đủ để giúp làm nhẹ các vấn đề thứ yếu như cảm, ho, bệnh ngoài da, sốt và rối loạn tiêu hóa. Khi áp dụng đúng đắn, các phương tiện cổ truyền này rất an toàn và không gây các phản ứng phụ, chúng đã được dùng như là một cách sống hòa hợp với thiên nhiên từ hàng ngàn năm nay.

Ngoài các mục thực phẩm được giới thiệu trong quyển sách này, bạn có thể tìm xem các sách nấu ăn cùng loại như quyển Macrobiotic Food and cooking Series, Arthritis tác giả Aveline Kushi, chủ biên Wendy Esko. Quyển này cung cấp các công thức, thực đơn và ý kiến để chuẩn bị các món ăn theo nguyên lý âm dương.

Thức uống và thức trang trí :

* Xích tiểu đậu : Xích tiểu đậu là loại đậu hạt nhỏ, chắc, hình thuôn, màu đỏ hoặc nâu. Nó chứa ít chất mỡ và dầu hơn các loại đậu khác, ở Viễn Đông người ta xem nó như là một loại ngũ cốc. Được dùng như là một thức ăn phụ dưới dạng súp nấu chung với ngũ cốc và để ăn tráng miệng. Nó đã trở thành một thực phẩm chủ yếu trong các món dưỡng sinh.
Trà làm từ loại xích tiểu đậu có màu nâu sậm và bóng dùng làm mềm các chất rắn và làm khỏe thận. Ruột và thận là những cơ quan bài tiết, cả hai đều có chức năng chuyên biệt để thanh lọc các chất độc tích trữ trong cơ thể các chất này thường gây nên bệnh viêm khớp.

* Trà xích tiểu đậu : Đổ một tách xích tiểu đậu đã rửa sạch vào nồi, thêm ba hoặc bốn tách nước và một miếng rong phổ tai độ 2cm 50. Đậy nắp đem nấu nhỏ lửa để riu riu ba mươi đến bốn mươi lăm phút. Lọc lấy nước.
Trà xích tiểu đậu có thể dùng với các thức uống khác trong nhiều ngày. Xác đậu còn lại đem nấu súp hoặc nấu cơm với gạo lứt.

* Trà cọng ba năm : Hái cọng, cành, thân trà vào giữa mùa hạ, sao sơ. Các loại trà này chứa rất ít hoặc không có càfêin hoặc tanin.
Không như các loại khác có tính axit, trà bancha có tính kiềm nhẹ, vị dịu, có lợi cho sự tiêu hóa, cho chất lượng máu và cho đầu óc. Nó cũng thích hợp dùng cho trẻ em. Trong hầu hết gia đình dưỡng sinh, trà bancha là thức uống phổ thông trong các loại thức uống, được dùng vào giữa và cuối bữa ăn.

Trà cọng bancha còn gọi là trà Kukicha :Cách pha trà: Lấy một muỗng canh trà cọng cho vào khoảng một lít nước, đem nấu. Để nhỏ lửa sôi trong ba đến năm phút (vị nhẹ) hoặc từ mười đến mười lăm phút (vị nặng).

* Trà củ cải trắng daikon số 1: Củ cải trắng daikon là một loại thức ăn không thể thiếu được trong nhà bếp cổ truyền Viễn Đông xưa kia và nay ngay cả ở Mỹ. Loại củ nhỏ trông giống như củ cà rốt, mọc nhanh, phát triển đa dạng và có vị hăng.

Trà củ cải daikon nạo trong y học cổ truyền dùng hạ sốt do gây mồ hôi (không sử dụng cho người quá yếu hoặc trẻ nhỏ).

Cách chế : Nạo 1 hoặc 2 muỗng canh củ cải trắng daikon và cho vào tách, thêm 1/4 hoặc 1/2 muỗng trà gừng nạo và một muỗng canh tương cổ truyền tamori. Rót từ từ trà già bancha nóng hoặc nước sôi lên hỗn hợp, khuấy đều và uống nóng.

*Trà củ cải trắng daikon số 2 : Trà này gây tiểu và làm êm dịu cơ thể.

Cách chế: Nạo một ít củ cải trắng daikon, đặt vào giữa một miếng vải sạch. Vắt nước lấy hai muỗng canh nước ép và trộn với khoảng sáu muỗng canh nước, cho vào soong thêm một nhúm muối. Đem nấu lửa nhỏ chừng một phút uống nóng.

Chỉ uống mỗi ngày một lần và tốt nhất là không uống liên tục quá ba ngày trừ khi có sự chỉ dẫn khác.

*Trà củ cải số 3 : Trà này giúp làm tan chất mỡ và đờm nhầy tích lũy trong cơ thể, đặc biệt tác dụng khi dùng quá nhiều mỡ và dầu.

Nạo một muỗng canh củ cải trắng cho vào tách, thêm vào đó một muỗng trà tương tamari, rót trà già ba năm vào cho ngập. Uống nóng.

Cũng như tất cả các loại trà củ cải trắng daikon, tốt nhất là không nên uống liên tục quá hai hoặc ba ngày ngoại trừ ca đặc biệt có chỉ định khác.

*Trà củ cải trắng daikon cà rốt : Trà này giúp cơ thể tống khứ mỡ và hòa tan các chất rắn tích lũy ở vùng ruột và ở các khớp.

Nạo một muỗng canh củ cải tươi và cà rốt. Cho hai tách nước vào soon, bỏ củ cải và cà rốt nạo vào, thêm một nhúm muối đem nấu nhỏ lửa từ 5 đến 8 phút.

*Trà củ cải khô : Trà này dùng hạ sốt cho người không thể dùng được củ cải sống.

Cách chế : Cho 1/4 tách củ cải khô daikon vào soon thêm 2 tách nước. Đậy lại và đem nấu với lửa nhỏ chừng mười phút, uống khi còn nóng.

*Củ cải nạo daikon dùng trang trí : Củ cải sống nạo dùng trang trí và giúp tiêu hóa chất dầu và mỡ trong thức ăn, như trong các món tempura hoặc mochi và nó còn giúp trong việc biến dưỡng các chất dầu và mỡ trong cá và trong các động vật khác.

Cách làm : Nạo hai muỗng củ cải daikon sống và rắc một ít tương tamari lên (có thể thêm một miếng gừng), dùng trang trí lên đĩa thức ăn.

*Trà củ sen tươi : Ở các nước Viễn Đông, củ sen đã được biết từ hàng nhiều thế kỷ trong tác dụng làm nhẹ các vấn đề của bộ hô hấp, gồm ho, thở tắt nghẹt. Rễ của hoa sen mọc dưới nước thành từng đoạn, có màu nâu nhạt và bên trong có những lỗ hỗng. Có thể chế biến làm nhiều món ăn với các loại rễ rau củ khác hoặc với rong biển. Củ sen còn dùng chế làm trà uống hoặc làm cao đắp.

Cách chế : Rửa sạch rồi nạo khoảng 10cm củ sen. Vắt bằng vải lấy độ một tách nước củ sen. Thêm vào bằng chừng ấy nước xong cho vào soong, thêm một nhúm muối đem nấu. Hạ lửa thật nhỏ nấu từ ba đến năm phút, uống ngày một đến hai tách trong nhiều ngày.

*Trà bột củ sen : Để đóng gói, người ta dùng bột củ sen cho tiện, trà này có cũng tác dụng như trà củ sen tươi, có bán ở các cửa hiệu bán thực phẩm thiên nhiên.

* Trà phổ tai : Phổ tai (kombu) thuộc bộ rong biển Laminaria bao gồm những loại bẹ, rong, tảo và nhiều loại ở vùng biển sâu, lá rộng và dày. Ở Nhật nó được thu hoạch ở bờ biển phía Nam Hokkaido. Vào gần cuối mùa hạ, người ta dùng thuyền và một cây sào dài để thu hoạch nó, đem phơi nơi có gió và cất giữ từ hai đến ba năm trong bóng râm trước khi đem bán dưới nhiều dạng.

Trong y học cổ truyền, rong biển đặc biệt được biết có tác dụng làm mạnh tim, lọc máu và tốt chung cho hệ thống tuần hoàn. Nó còn rất hữu ích cho thận, hệ bài tiết và cơ quan sinh sản, làm dẻo các mạch máu, gân, mô tế bào và các khớp, đem lại sự dẻo dai, nhu nhuận cho nhiều hệ thống tương quan của cơ thể.

Cũng như các loại rong ăn được khác, phổ tai rất giàu muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác, và nó giúp tống khứ các chất độc tích lũy ở các cơ quan, ở mạch máu và ở các khớp. Trà làm từ phổ tai cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Có hai cách căn bản để chế trà phổ tai:

1. Đổ khoảng một lít nước vào nồi và thêm vào đó một miếng phổ tai 10cm. Đậy lại và đem nấu, ninh cho đến khi chỉ còn lại hai tách.

2. Lấy độ 15cm phổ tai đặt vào lò nướng ở nhiệt độ 175oC trong mười đến mười lăm phút cho đến khi phổ tai giòn và dễ vỡ nhưng không bị cháy, cho vào cối đất xay thành bột mịn.

Mỗi lần dùng lấy nửa muỗng trà bột phổ tai cho vào tách, rót nước sôi vào, khuấy đều và uống khi còn nóng.

Bạn có thể dùng một tách hay hơn nữa loại trà này trong nhiều ngày liên tục hoặc thưởng thức như là một thức uống nhiều lần trong tuần.

* Trà lúa mạch và trà gạo lứt : Cũng như trà già ba năm, trà ngũ cốc lứt giúp điều hòa sự bổ dưỡng, nó cũng giúp loại trừ các chất thăng dư do ăn quá nhiều mỡ và protein động vật. Trà này còn giúp làm da bớt khô, đặc biệt là nơi tay và chân, đồng thời còn làm khỏe phổi và đại tràng (trà gạo lứt), khỏe gan và mật (trà lúa mạch barley).

Cách chế : Rang một đến hai muỗng canh lúa mạch hoặc 1/4 tách gạo lứt, thêm vào đó độ một lít nước. Đem nấu nhỏ lửa trong mười phút, dùng làm thức uống chủ yếu mỗi ngày. Trà lúa mạch giúp làm cân bằng lại các khớp bị hóa cứng do dùng quá nhiều thực phẩm động vật.

*Trà nấm sồi shitake : Nguồn gốc nấm sồi ở Viễn Đông, ngày nay nó còn được trồng ở Mỹ. Nó rất ngon và có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Từ nhiều thế kỷ nay nấm sồi đã được dùng để cân bằng khi dùng các loại thịt động vật và các loại dược phẩm khác. Trà nấm sồi còn được dùng làm êm dịu các tình trạng căng cứng của các khớp do dùng quá nhiều muối và thức ăn động vật.

Cách chế : Bỏ một tai nấm sồi vào nồi. Thêm hai tách nước. Đem nấu nhỏ lửa (đậy nắp) với một chút muối hoặc một muỗng trà tương tamari cho đến khi còn lại một tách. Lọc và uống mỗi lần nửa tách khi còn nóng.

* Trà già ba năm tương tamari : Trà này kích thích sự tuần hoàn và giúp trung hòa chất axit trong máu. Làm giảm đau đầu do hấp thụ quá nhiều đường, rượu hoặc các loại thức ăn và nước uống có tính axít, nó còn giúp đem lại sinh khí.

Cách chế : Rót một muỗng trà tương tamari vào tách, chế trà già bancha lên, khuấy đều và uống khi còn nóng.

* Tương tamari + sắn dây: Thức này làm mạnh cơ quan tiêu hóa, tạo sức sống và giảm mệt nhọc.

Cách chế : Đổ một muỗng sắn dây vào nồi thêm hai muỗng nước, khuấy đều cho tan bột sắn dây. Thêm vào đó một tách nước, khuấy tiếp. Đem nấu lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp trong suốt và đặc lại. Nhớ khuấy đều khi nấu tránh để bị vón cục, thêm vào nửa muỗng trà tương tamari rồi trộn đều, để sôi thêm vài phút, dùng khi còn nóng.

*Trà mơ muối : Trái mân đem dầm muối có mùi rất thơm, vị chua và mặn. Nó là loại thực phẩm quân bình, cung cấp một năng lượng tập trung mạnh, được dùng rộng rãi trong các món ăn dưỡng sinh và chữa trị tại nhà.

Chất chua của mơ muối gây tiết nước bọt, cộng thêm tác dụng kiềm hoá rất mạnh, rất hữu ích cho dạ dày và cơ quan tiêu hóa. nó ngăn được tiêu chảy, làm yên dạ dày và rối loạn tiêu hóa, ngoài ra mơ muối còn trung hòa được tình trạng máu dư thừa axit.

Có nhiều phương cách sử dụng mơ muối dùng điều trị tại nhà.

Cách chế trà mơ muối : Nung mơ muối trong lò nướng cho đến khi nó hoàn toàn đen và giòn, xay thành bột mịn. Mỗi lần dùng một muỗng trà bột này chế nước nóng vào. Trộn đều và uống khi còn nóng.

*Mơ muối + tương tamari + trà già ba năm: Trà này giúp thanh lọc máu và tuần hoàn tốt. Làm giảm mệt nhọc, nhược sức, chữa đau đầu nhất là khi đau ở phần trước trán.

Cách chế: Cho 1/2 hoặc một trái mơ muối với 1/2 đến một muỗng trà tương tamari vào tách, chế trà già ba năm vào, khuấy và uống khi còn nóng.

* Mơ muối + tương + trà ba năm với gừng: Thêm một nhúm gừng nạo vào hỗn hợp trà trên đây làm kích thích tuần hoàn máu và giúp làm ấm cơ thể. Trộn đều và uống khi còn nóng.

*Mơ muối + tương + sắn dây: Dùng làm mạnh ruột và hệ thống tiêu hóa, đem lại năng lực hoạt động, còn làm giảm tiêu chảy hoặc bón do ruột yếu hoặc bị trương giãn. Sự tích lũy chất ở ruột sẽ tạo nên sự nhiễm độc toàn bộ cơ thể, gồm cả làm co cứng, viêm sưng các khớp.

Cách chế : Pha loãng một muỗng bột sắn dây với hai muỗng nước. Thêm một tách nước nữa rồi trộn đều. Tách thịt của trái mơ muối ra khỏi hột của nó và cho vào trong hỗn hợp. Đem nấu, khuấy đều để tránh vón cục, để nhỏ lửa nấu cho đến khi hỗn hợp đặc và trong suốt. Gần xong thêm nửa muỗng trà tương tamari để sôi vài giây nữa. Bạn có thể thêm vào một chút gừng nạo lúc cuối và uống khi còn nóng.

Bài viết khác