Tâm là gốc của thân, tâm có yên thì gốc mới vững chãi. Thân thể bị bệnh hoạn là do tâm hồn bị vẩn đục. Muốn chữa lành bệnh của thân, thì phải nỗ lực trị liệu những bệnh hoạn của tâm. Tâm lo lắng, sợ hãi, tính toán giận hờn, trách móc, tham lam, thì nhất định sẽ đưa đến bệnh cho thân và họa cho tâm.
Chẳng hạn, tâm giận hờn sẽ đưa đến khó ngủ, ăn không tiêu, và sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh hoặc rối loạn tiêu hóa…
Tâm tham lam sẽ đưa đến tính toán lợi hại, hơn thua, và có thể đưa đến tai biến mạch máu não, hoặc đưa đến các bạnh co giật chân tay…
Tâm mù quáng đưa thân đi tới với những hành động nông nổi, thấp hèn…
Bởi vậy, tâm là chủ nhân của mọi sự tạo tác thiện ác, họa phúc, may rủi, khổ đau, hay an lạc.
Do đó, muốn thân đứng vững, muốn hết bệnh lâu dài, thì phải an tâm. Tâm an thì họa trở thanh phúc, rủi trở thành may, khổ đau trở thành an lạc, ngu trở thành trí, loạn trở thành yên.
Tâm không an thì may trở thành rủi, trí trở thành ngu, yên trở thành loạn…
Nên từ xưa tới nay, từ Đông sang Tây các bậc Hiền trí lập tâm trước khi lập thân, hờ đó mà thân đứng vững chãi làm lợi ích cho đời.
Còn kẻ mê muội xưa nay, chỉ lo lập thân mà không lo lập tâm, nên bị gió đời lay động, tự thân đã đánh mất mình thì lấy cái gì để cứu người giúp đời!
(Thích Thái Hòa)