Thực phẩm cho bệnh viêm khớp

Đậu và chế phẩm từ đậu rất dễ tiêu hóa khi nấu với ít gia vị nêm như muối biển, miso hoặc phổ tai (kombu), rong biển. Nó có thể chọn nấu với rau củ, hạt dẻ, táo tây khô, nho hoặc với mạch nha, lúa mì và mật gạo (rice honey). Đậu và chế phẩm có thể dùng với súp và làm món ăn phụ hoặc nấu với ngũ cốc hoặc rong biển.

Súp :Súp có thể dùng với tỷ lệ 5% cho mỗi người, mỗi ngày, đối với nhiều người, bình quân mỗi ngày I đến 2 tách hoặc một chén súp nhỏ là vừa, tùy theo nhu cầu và sở thích. Súp có thể dùng rau củ, hạt, đậu, rong biển, nui bún và, chế phẩm từ ngũ cốc khác. Sản phẩm từ đậu như đậu hũ, tương ủ, thỉnh thoảng thêm đôi chút cá và hải sản. Súp cần được nêm vừa với tamari, soy sauce, miso, muối biển, mơ muối umeboshi hoặc chút gừng.


Súp cần nấu đặc và đủ chất, hoặc luộc đơn giản. Rau ngũ cốc hoặc đậu hầm lên rất ngon, và bánh lúa mì nướng làm tăng vẻ thẩm mỹ cũng như thêm hương vị cho súp.

(Tham khảo lớp Nấu Ăn thực dưỡng cho gia đình )

Rau củ : Chọn lựa các loại rau củ và nấu nướng bao gồm 30% tổng số thức ăn hàng ngày.

Các loại rau củ:

Rau củ có thể được dùng theo kiểu súp hoặc với ngũ cốc, rong biển cũng có thể dùng kiểu gạo nhồi (Sushi dưỡng sinh) dùng với bún nui hoặc pasta, nấu với cá hoặc dùng riêng. Các phương pháp nấu được giới thiệu trong sách này gồm nấu, hấp, ép (với dầu và ít nước) và dưa dầm muối. Nêm muối với miso, tamari, soy sauce, muối biển, gạo lứt hoặc dấm umeboshi.

Đậu : Đậu và chế phẩm từ đậu chiếm 5-10% bữa ăn hàng ngày.

Các loại đậu :
• Xích tiểu đậu (azuki beans)
• Đậu mắt đen (black-eyed)
• Đậu rùa (Black turtle)
• Đậu nành đen (Black soybeans)
• Đậu chim(chick peas)
• Đậu great northern
• Đậu thận (Kidney beans)
• Đậu hòa lan (Lima)
• Đậu lima
• Đậu mun
• Đậu Navy
• Đậu Pinto
• Đậu nành
• Đậu Split
• Đậu Whole dricd
• Đậu mầm (beans sprouts)

Các loại đậu được dùng

Các chế phẩm từ đậu :
• Tàu hũ ky (dried tofu)
• Đậu hũ tươi
• Okara (ốc đậu còn lại sau khi làm đậu hũ)
• Tương sổi (natto)
• Tương Tempeh (tương đậu nành làm theo phương pháp cổ truyền).

Đậu và chế phẩm từ đậu rất dễ tiêu hóa khi nấu với ít gia vị nêm như muối biển, miso hoặc phổ tai (kombu), rong biển. Nó có thể chọn nấu với rau củ, hạt dẻ, táo tây khô, nho hoặc với mạch nha, lúa mì và mật gạo (rice honey). Đậu và chế phẩm có thể dùng với súp và làm món ăn phụ hoặc nấu với ngũ cốc hoặc rong biển.

Rong biển : Rong biển có thể dùng nấu ăn hằng ngày. Các bữa ăn phụ có thể làm bằng rong arame hoặc Hiziki và nhiều lần trong tuần. WakameKombu (phổ tai) có thể dùng hàng ngày với súp miso và các súp khác, hoặc nấu với rau củ, đậu hoặc dùng như món gia vị. Rong mứt (nori) rang được khuyên hàng ngày hoặc dùng đều đặn, trong khi rau câu (agar agar) chỉ được dùng thỉnh thoảng trong bữa ăn tráng miệng với tên gọi là “thạch” (nó còn có tính nhuận tràng). Sau đây là bảng liệt kê các loại rong biển dùng nấu ăn trong phương pháp thực dưỡng dưỡng sinh.

Các loại rong biển :
• Rong Arame
• Xu xoa (agar – agar)
• Rong Dulse
• Tóc tiên (Hiziki)
• Tảo Irish
• Phổ tai (Kombu)
• Rong Mekabu
• Mứt (nori)
• Rong Wakame.

 Cá và hải sản : Phương pháp thực dưỡng Dưỡng sinh khuyên chỉ nên dùng cá và hải sản thỉnh thoảng và làm thức ăn phụ kèm với thực phẩm kể trên, ngũ cốc, súp, rau củ, đậu và thức uống.

Số lượng cá và hải sản có thể thay đổi tùy theo nhu cầu từng người ở mức độ một vài lần trong mỗi tuần và chỉ chiếm độ 20% trong số lượng bữa ăn hàng ngày, Các loại cá và hải sản được dùng theo trên là loại phải có ít mỡ cho dễ tiêu hóa.

Các loại cá và hải sản :
• Cá chép (carp)
• Cá tuyết (cod)
• Cá cơm khô (irido)
• Cá lờn bơn (flounder, Halibut)
• Cá chỉ vàng (Snapper)
• Cá nhỏ ớt me (Smelt)
• Cá Hồi (Trout).
• Cá thịt trắng (white-meat-fish)
• Cá Scrod.

Hải sản được dùng thỉnh thoảng :
• Trai (Clams)
• Sò cổ nhỏ (Littleneck clams)
• Cua (crabe)
• Mực (octopus)
• Hàu (oysters)
• Tôm hùm (Lobster)
• Tôm nhỏ (Shrimp).

Các loại cá ít khi dùng :
• Cá xanh (Bluefish)
• Cá mòi (Sardine)
• Cá kiếm (Sworfish)
• Cá ngừ (Tuna)
• Cá Salmon
• Các loại cá có da xanh và thịt đỏ.

Món trang trí rất quan trọng đặc biệt dùng để cân bằng khi dùng trong cá và hải sản, gồm: hành tây lát hoặc ngò, củ cải trắng daikon nạo, gừng, củ cải radish hoặc củ cải horseradish, xà lách sống và củ cải daikon xắt lát. bột mù tạt xanh.

Trái cây :Trái cây đủ được dùng thỉnh thoảng, tuỳ theo khí hậu, mùa, sự đòi hỏi cá nhân và tùy từng hoàn cảnh. Chí được dùng các loại trái cây trồng nơi vùng ôn đới, Việc dùng thường xuyên các trái cây nhiệt đới không được khuyến khích.


Các loại trái cây :
• Trái Pomme
• Dâu (black berries)
• Dưa đỏ (cantaloupe)
• Nho
• Dưa mật (Honydew melon)
• Chanh
• Dâu tằm
• Cam
• Quít
• Hồng (Persimmon)
• Đào (Peaches)
• Mơ (plum)
• Nho khô
• Trái mơ xôi (Rasp berries)
• Dưa hấu
• Dâu hoang ( Wild berries).
• Hạt quả hạch (Small spanish nuts)
• Hạt đậu phọng (Peanuts).
• Óc chó (walnuts).

Các loại ít dùng hơn :
• Brazil nuts
• Cashews
• Macadamia nuts.

Các loại hạt :
• Hạt
• Hạt hướng dương
• Hạt mè đen
• Hạt mơ umeboshi
• Hạt Poppy
• Hạt mè trắng
• Hạt bí ngô.
• Hạt bí bầu (Sgnash).

Bữa ăn phụ :Thỉnh thoảng có thể ăn phụ, gồm các thức ăn làm từ ngũ cốc lức, như bánh bích quy, bánh mì, bánh phồng, bánh nếp mochi, bánh gạo lức, gạo nhồi và bánh sushi dưỡng sinh. Quả hạch và hạt cũng có thể dùng làm bữa ăn qua loa, như dùng rang với muối biển, tamari soy sauce, hoặc dùng ngọt với các loại mật ngọt làm từ ngũ cốc.

Gia vị :Có nhiều loại gia vị được dùng thường ngày hoặc dùng thỉnh thoảng. Với số lượng nhỏ rắc trên thức ăn cho có thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng hoặc để kích thích sự ngon miệng. Gia vị được cho vào ngũ cốc, súp, rau củ, đậu và thỉnh thoảng dùng cho các bữa tráng miệng.

Các loại dùng nhiều nhất gồm có :
• Muối mè (muối vừng).
• Rong biển tán bột (chung với mè rang hoặc không).
• Tekka (món gia vị đặc biệt làm bằng mi so đậu nành, dầu mè, ngưu bàng, củ sen, cà rốt và gừng).
• Mơ muối umeboshi.

Các loại thỉnh thoảng dùng :
• Vừng rang
• Tía tô rang và xắt lát
• Shio kombu (phổ tai nấu với tamari soy sauce và nước)
• Rong nori xanh xắt miếng
• Rang nori nấu
• Hành củ và hành tây với miso
• Mơ muối umeboshi hoặc dấm gạo lức.

* Gia vị : Nhiều loại gia vị được dùng khi nấu nướng theo phương pháp dưỡng sinh. Tốt nhất là nên tránh các loại gia vị hăng quá mạnh như càri chẳng hạn, tiêu nóng và các loại khác, và dùng gia vị chế từ các rau củ hoặc muối biển thiên nhiên. Các loại gia vị dùng được giới thiệu sau đây:

Các loại gia vị nêm :
• Muối biển không tinh chế
• Nước chanh ép
• Nước tương cổ truyền
• Nước quít ép
• Tương đặc (miso)
• Nước cam ép
• Giấm gạo lức
• Bột mù tạt xanh
• Giấm mơ muối
• Bột mù tạt vàng
• Mạch nha làm từ lúa mạch
• Dầu mè
• Mạch nha làm từ gạo
• Dầu bắp
• Gừng nạo
• Dầu hướng dương
• Củ cải (daikon) nạo
• Dầu hạt mù tạt
• Củ cải (Radish) nạo
• Dầu olive
• Bột mơ muối
• Mơ muối (umeboshi Plum)
• Rượu nếp (mirin)
• Rượu gạo (amazaké)

Và những loại gia vị khác đã được dùng từ xưa tại địa phương.

Các loại gia vị dùng trang trí món ăn :

Có nhiều loại gia vị được dùng vừa để tạo sự cân bằng cho món ăn vừa giúp tiêu hóa tốt như:
• Củ cải trắng (Daikon) nạo cho món ăn có cá, nui, và các món khác
• Củ cải Thụy Điển (Radish) dùng như củ cải trắng.
• Củ cải ngựa (horserashish): Phần lớn dùng với các món ăn có cá và hải sản
• Hành xắt lát (Scallions): dùng với các món ăn nui, cá và hải sản)
• Cần tây (Parsley)
• Chanh, quít, cam xắt lát: dùng với các món có cá và hải sản.


Các món tráng miệng :Các thức tráng miệng thỉnh thoảng được dùng sau thức ăn chính như: xích tiểu đậu nấu ngọt với mạch nha, hạt dẻ, bí hoặc nho khô, ngoài ra còn có: Thạch (agar-agar), bánh xốp dùng với trái cây.

 Các thức uống : Tùy theo sự đòi hỏi của từng người và theo từng mùa khí hậu, các thức uống được dùng như:

• Trà cọng, thân cây trà
• Gạo hoặc lúa mạch rang
• Cà phê ngũ cốc
• Nước suối
• Rượu gạo ngọt (amazaké).
• Trà bồ công anh
• Sữa đậu nành (nấu với phổ tai)
• Trà phổ tai
• Trà củ sen
• Trà mu (vỏ trà).

Các loại từ thiên nhiên làm từ thảo mộc không có chất kích thích và mùi màu nhân tạo.
• Rượu ngọt Saké (không có men hóa chất và đường)
• Nước táo tây, nho ép
• Nước cà rốt, dâu ép.

Thức ăn phụ :Trong vài trường hợp, có thể kết hợp các món ăn theo phương pháp dưỡng sinh với vài món ăn khác, tùy theo sự đòi hỏi của cá nhân, tuy nhiên, trong khi thực hành, các thức ăn phụ thường không cần thiết gì để giữ gìn sức khỏe cả.

Phòng chữa bệnh viêm khớp thực dưỡng, Michio Kushi

Bài viết khác