6 Bước để giải quyết mọi bài toán về sức khỏe và bệnh tật

Bệnh tật thì đe họa đến hầu hết tất cả mọi người. Trước đây thì còn có giải đoạn Sinh Lão Bệnh Tử, tức là già đến trước rồi bệnh đến sau, nhưng với tình trạng hiện nay thì có thể chưa già đã có bệnh, đôi khi còn có bệnh ngay cả khi mới sinh xong. Chúng ta CẦN phương pháp để tư duy và tìm kiếm lời giải cho các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe

Cuộc đời là chuỗi các bài toán cần giải, trong đó bài toán vô cùng quan trọng là bài toán về sức khỏe. Ngày nay chi phí cho bệnh tật & sức khỏe đang chiếm khoảng 30% ngân sách của cá nhân (Bao gồm Ăn uống, tập luyện, chữa bệnh). Bệnh tật thì đe họa đến hầu hết tất cả mọi người. Trước đây thì còn có giải đoạn Sinh Lão Bệnh Tử, tức là già đến trước rồi bệnh đến sau, nhưng với tình trạng hiện nay thì có thể chưa già đã có bệnh, đôi khi còn có bệnh ngay cả khi mới sinh xong.

“Bệnh tật thì vô cùng đa dạng và phong phú, nó cũng không kém gì thời trang và các bài hát”

 Tuy nhiên hầu hết chúng ta lại thiếu kiến thức và phương pháp giải quyết khi gặp một vấn đề về sức khỏe. Bài viết không chỉ ra cách chữa bệnh cụ thể, trong phạm vi bài viết sẽ đưa ra quy trình để giải quyết mọi vấn đề (hay bài toán). Mọi vấn đề như giảm cân, tiểu đường, ung thư, tim mạch đều là các bệnh, xong đều có thể sử dụng chung một phương pháp giải quyết.

Nếu bạn đi theo quy trình thì khả năng bạn sẽ giải quyết bài toán càng ít tốn kèm, hiệu quả càng cao. Bởi vì quy trình giúp bạn rõ ràng từng bước cần phải làm gì? Giúp bạn có định hướng giải quyết từng công đoạn. Nói cách khác, thay vì giải quyết vấn đề một cách trọn gói, chúng ta chia nhỏ từng bước giải quyết ra nhằm làm rõ từng khâu. Sau khi làm rõ từng khâu bạn sẽ tăng cơ hội giải quyết một cách hiệu quả và triệt để hơn.

Quy trình này có thể áp dụng cho mọi loại bệnh tật. Đặc biệt chính là dùng ở góc độ bệnh nhân, hay người có nhu cầu sức khỏe, thì bạn sẽ có phương hướng giải quyết cho dù bạn không phải là người có chuyên môn về ngành y. Có lộ trình giải quyết thì bạn sẽ tìm được lời giải tối ưu và trong quá trình triển khai thì bạn sẽ dễ dàng hơn khi áp dụng, đem lại hiệu quả cao hơn so với việc bạn chưa hiểu hay không hiểu mà đã thực thi ngay.

Tổng quát thì quy trình giải quyết vấn đề (trong mọi lĩnh vực) đều căn bản đi theo 6 bước sau

Bước 1: Xác định vấn đề

Bước 2: Xác định cách tiếp cận vấn đề (xác định đúng bài toán cần giải)

Bước 3: Tìm kiếm thông tin

Bước 4: Phát ý tưởng

Bước 5: Phát triển ý tưởng thành thành phẩm (giải pháp)

Bước 6: Áp dụng thành phẩm vào thực tế.

Câu hỏi đặt ra: “Tôi vẫn giải quyết được vấn đề, nhiều khi nghĩ cái ra ngay và làm cũng có kết quả. Cần gì phải đi theo quy trình cho thêm phức tạp?”

Có lẽ bạn đã từng giải quyết được một vài vấn đề nào đó theo kiểu tự nhiên. Bạn có vấn đề, bạn nhớ ra giải pháp nào đó? Khi áp dụng và thành công, bài toán không còn nảy sinh nữa và bạn nghĩ rằng đó là lời giải tốt nhất. Tuy nhiên, không ít tình huống bạn phải thử nhiều giải pháp, có khi tốn kèm tiền bạc, thời gian, công sức xong vẫn không giải quyết xong và lúc đó thì sao?

Thông thường các bài toán đơn giản thì chúng ta sử dụng phương pháp thử và sai (trial and error method) đại ý của phương pháp này là cứ đưa ra lời giải và thử nghiệm, nếu đúng thì coi như giải xong, nếu sai thì đưa ra phương án mới và cứ lặp lặp lại cho đến khi tìm được đáp án.

Đây là cách giải quyết thông thường, hoặc đôi khi bạn hay dùng trong việc giải các bài toán chuẩn (có trong sách giáo khoa, hay ở trường học). Thông thường thì bạn chỉ mất thời gian và căng thẳng một chút nếu không tìm ra lời giải. Trong thực tế thì bài toán thường Không CHUẨN, tức là không có đầy đủ thông tin, bài toán phát biểu không rõ ràng, có khi là thiếu dữ kiện, đôi lúc là không đủ nguồn lực, hay có áp lực về thời gian. Cái giá phải trả cho việc giải sai bài toán trong cuộc đời thường lớn, trong doanh nghiệp, hay điều hành đất nước, nuôi con cái tùy vào mức độ bài toán sẽ có độ khó riêng và mức độ trả giá cũng tương đương với cấp độ bài toán.

Chúng ta thường được học theo một chuyên môn, hay chuyên ngành cụ thể, xong bài toán cuộc đời thì lại vô cùng phong phú, hôn nhân, sinh con, phát triển doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ. Cụ thể trong phạm vi sức khỏe và chữa bệnh lại là những điều ít người được đào tạo và học tập hay nghiên cứu về vấn đề này. Chúng ta lại thường sử dụng phương pháp cũ để giải quyết vấn đề mới. Chúng ta thường cũng giải theo cách thử sai, có bệnh thì tìm thầy, thầy đưa ra thuốc, nếu uống khỏi thì may, còn không thì lại tiếp tục tìm thầy. Tuy nhiên, sinh mạng không đơn giản, không dễ dàng sửa chữa, đôi khi không giải tốt sẽ gây hậu quả lớn và có khi khả năng khắc phục là không (hoặc cực kỳ tốn kém). Nên thường chúng ta cần có lời giải ít phải trải qua phương pháp thử sai, tìm được lời giải đúng ngay từ đầu sẽ tiết kiệm chi phí, hạn chế việc trả giá cho các phép thử không cần thiết.

Vì bài toán thường không chuẩn, thiếu thông tin, độ phức tạp ngày càng tăng, do đó bạn cần có được một trình tự giải quyết vấn đề, để có thể xác định rõ được vướng mắc ở khâu nào từ đó có kế hoạch giải quyết đúng đắn.

Sức khỏe là vấn đề quan trọng của mọi người, khi nó trở thành cấp bách hay mắc bệnh tật nan y và trở nên nghiêm trọng thì cách giải quyết sẽ khó khăn hơn, đặc biệt với những vấn đề nằm ngoài sở trường của bạn. Ngoài ra, khi thông tin về bác sỹ, thuốc, cách chữa bệnh thì mênh mông như biển, bạn sẽ cần có một định hướng đúng để tìm được “cá” trong biển thông tin, trong thời gian chấp nhận được. Đó là lý do cần có quy trình giải quyết vấn đề. Nói ví von là phương pháp đánh cá tin cậy.

Quy trình 6 bước để giải quyết mọi vấn đề về sức khỏe & bệnh tật (2)

Xác định đúng vấn đề là giải quyết được một nửa. Điều đầu tiên cần hiểu rõ vấn đề bạn đang gặp là gì? Bệnh tật bạn đang đối mặt là gì? nguyên nhân và bản chất của nó? Càng hiểu sâu vào bài toán thì bạn càng có cơ hội tìm được lời giải tối ưu. Đừng vội giải quyết vấn đề khi chưa hiểu nó. CÁI GIÁ SẼ RẤT ĐẮT

Bước 1: Xác định vấn đề

Đầu tiên là bạn cần xác định rõ vấn đề mình đang gặp phải là gì? Xác định rõ vấn đề rất quan trọng. Chỉ khi hiểu vấn đề thì bạn mới có thể giải quyết hiệu quả được. Tránh trường hợp chưa hiểu gì đã nhảy vào chạy chữa hay tìm giải pháp. Theo ngôn ngữ ngành y thì khâu này gọi là chuẩn đoán bệnh.  Tuy nhiên bạn không phải là bác sỹ (bài viết này dành chủ yếu cho những người có nhu cầu về sức khỏe và phần lớn không có kiến thức về ngành y).

Thông thường khi cảm thấy đau, tức ngực, hay người mệt mỏi, lập tức là bạn sẽ đi khám và sau khi khám xong thì thường bác sỹ sẽ kết luận bạn gặp vấn đề A, B, C gì đó. Sau đó bác sỹ thường kê đơn cho bạn. Đây là một cách giải quyết rất ngắn, tuy nhiên chưa chắc đã là tốt nhất.

Đầu tiên, bác sỹ có chuyên môn và được học theo một giáo trình nhất định, họ có những phương án sẵn có (gọi là công thức) và họ sẽ áp dụng luôn như dưới dạng vấn đề A thì lời giải là X. Tuy nhiên trong thực tế thì đó có phải là lời giải tốt nhất hay không? Câu trả lời là chỉ khi bạn áp dụng vào mới biết, nên khi áp dụng vào nếu thành công thì bạn sẽ cảm ơn bác sỹ, gặp đúng thầy đúng thuốc. Nhưng không phải hầu hết mọi câu chuyện đều diễn ra suôn sẻ. Và không ít trường hợp bác sỹ kê sai, hay có giải pháp không tối ưu. 

Tất nhiên nếu bạn trả tiền rồi thì cũng rất khó đòi lại, ngoài ra, các bệnh viện còn có hợp đồng miễn trừ trách nhiệm (Nếu có vấn đề gì thì bệnh nhân tự chịu).

Thông thường thì một bác sỹ được gọi là giỏi chuyên môn là họ rất sâu trong một lĩnh vực hẹp nào đó. Ví dụ bác sỹ về mắt, về tai, hay … xu hướng chuyên môn hóa càng ngày càng cao, vì càng làm nhiều một việc thì càng giỏi hơn. Vì vậy, theo quán tính họ sẽ tập trung vào chuyên môn và tư vấn theo hướng họ hiểu chứ không chắc hẳn đó là lời giải tối ưu.

Cấp độ vấn đề

Vấn đề gặp phải có thể từ đơn giản đến phức tạp, hay gọi là độ phức tạp của bài toán. Độ phức tạp có thể hiểu như sau. Có những vấn đề như ốm, đau bụng, chảy nước mũi… Những bài toán này thường có thể là đơn giản, chỉ cần tự chữa trị có thể khỏi, xong những biểu hiện này có thể liên quan đến những vấn đề lớn hơn.

Những bài toán lớn, thường liên quan đến nhiều kiến thức của các chuyên nghành khác nhau, ví dụ bài toán về tim mạch, ung thư thì có thể cần nhiều kiến thức ở các chuyên nghành khác nhau như chiếu chụp, mổ xẻ, hay dinh dưỡng, vận động, kể cả tâm lý học. Thông thường, nhiều bệnh nhân khi nghe mắc ung thư thì đã lo lắng, căng thẳng và chính sự căng thẳng này lại làm trầm trọng thêm vấn đề.

Những bác sỹ có kiến thức hoặc hiểu tâm lý sẽ làm cho sự căng thẳng này giảm xuống và tốt nhất là không có. Như vậy kiến thức đễ chữa những vấn đề lớn thường không chỉ nằm ở một chuyên môn hẹp. Vì vấn đề có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tâm lý, sinh lý, môi trường, ăn uống hay các loại vi khuẩn, v.v….

Cấp độ vấn đề còn liên quan đến thời gian và chi phí để giải quyết. Những bài toán lớn thường đòi hỏi nhiều thời gian để tìm hiểu và giải, đồng thời chi phí giải quyết vấn đề có thể lớn hơn nhiều lần so với việc giải bài toán đơn giản.

Tránh trường hợp là giải quyết bài toán nhỏ nhưng dùng chi phí lớn, hay bài toán nhỏ với cách giải quá phức tạp. Hay có trường hợp gọi là “chữa lợn lành thành lợn què”, vấn đề không có gì cao siêu cả, nhưng do chúng ta thiếu hiểu biết, cộng thêm tư vấn không chính xác, từ một câu chuyện ốm vặt, vết trầy xước nhỏ, hay miếng bỏng nhỏ hóa thành một vấn đề nghiêm trọng.

Vì thực tế trong nền kinh tế thị trường, thì không ít bệnh viện phải hoạt động theo chỉ tiêu doanh thu và chi phí, mỗi khách hàng (bệnh nhân) đến thì họ sẽ cố gắng tạo ra vẻ nghiêm trọng của vấn đề và đưa ra giải pháp quá thừa trong khi có thể tìm một cách giải quyết đơn giản hơn hoặc ít tốn kém hơn.

Hiểu bài toán

Vậy trước mọi vấn đề, bạn cần hiểu rõ vấn đề gặp phải là gì? Và làm sao để bạn hiểu rõ vấn đề bạn đang gặp càng tốt. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hiểu vấn đề khi không có kiến thức và thông tin?

Lời khuyên ở đây là bạn đừng vội đưa ra lời giải hay chấp nhận lời giải ngay mà cố gắng đặt câu hỏi để hiểu rõ vấn đề. Khi bạn đi gặp bác sỹ bạn có thể hỏi, đọc tài liệu hay tìm kiếm thông tin để làm rõ vấn đề mình đang gặp. Bệnh mình đang gặp là gì? Ít nhất thì bạn cần có khái niệm và kiểm tra xem vấn đề đó đơn giản hay phức tạp, vấn đề đó có thể giải quyết nhanh hay chậm. Nhấn mạnh vào từ “có thể” hay bạn có thể hỏi xem ai có thể giải quyết vấn đề đó tốt nhất.

Càng làm rõ bài toán thì bạn càng dễ giải quyết và tìm được lời giải tối ưu.

Tuy nhiên trong thực tế hay gặp trường hợp “lắm thầy nhiều ma” tức là có quá nhiều thầy, nhiều thông tin sẽ dẫn đến bạn chẳng biết ai đúng ai sai, hay bạn không có thời gian và kiến thức để thẩm định xem thông tin của ai là chính xác và tin cậy được. Thông thường thì có cách là hỏi xem những ai đã từng giải được bài toán này, ví dụ bạn có vấn đề về giảm cân thì bạn hỏi xem họ đa giải bài toán giảm cân như thế nào, hay tương tự những vấn đề về tiểu đường, ung thư, nuôi con,…

Một số kinh nghiệm (Phần này sẽ nói rõ hơn trong việc tìm kiếm thông tin)

  • Tìm những địa chỉ tin cậy
  • Tìm những người đã có kết quả
  • Đọc những thông tin có nguồn gốc rõ ràng

Đây là bạn đã đi sâu vào bước 2 và bước 3. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến việc bạn cần hiểu vấn đề trước khi đưa ra ý tưởng giải hay chọn cách giải. Đôi khi bạn sẽ có quá nhiều lời giải và bạn chưa có lời giải tối ưu nghĩa là bạn vẫn còn có vấn đề, nhưng vấn đề là chưa thể quyết định được lời giải nào là tốt với bạn, với khả năng của bạn.

Mấu chốt ở đây là bạn tăng mức hiểu của vấn đề lên, càng hiểu rõ vấn đề thì bạn sẽ càng giải quyết tốt. đừng vội đưa ra giải pháp nếu bạn chưa thực sự hiểu nguyên nhân hay chưa nói chuyện với 2-3 người đã từng giải quyết vấn đề tương tự.

Định nghĩa vấn đề

Để hiểu sâu hơn về phương pháp giải quyết vấn đề thì chúng ta đưa ra định nghĩa

"Vấn đề hay bài toán (Problem): Là tình huống ở đó người giải biết mục đích cần đạt, nhưng chưa có lời giải hay trong số lời giải sẵn có chưa tìm ra được lời giải tối ưu."

Như vậy khi có vấn đề thường có hai dạng, một là chưa có lời giải, giải pháp. Hai là có quá nhiều giải pháp, xong chưa có lời giải nào tối ưu thì đều gọi là có vấn đề (có bài toán)

Ngoài ra, chúng ta cần xác định một ý quan trọng trong định nghĩa trên, chính là MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT. Nhiều khi vấn đề nảy sinh vì chúng ta chữa rõ, hay chữa xác định đúng MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT. Chúng ta muốn thứ gì, đó là cái gì, liệu đó có phải thực sự là Mục đích cần đạt hay không. Rất nhiều tình huống nảy sinh tranh chấp, cãi vã, đổ vỡ mối quan hệ vì không hiểu rõ MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT là gì. Hay chúng ta sẽ không thể tìm được lời giải nếu mô tả bài toán còn chưa rõ ràng, chưa xác định được điều bản thân mình mong muốn.

Ngoài ra, Mục đích cần đạt sẽ làm kim chỉ nam cho việc đánh giá giải pháp, nhiều khi nó còn giúp loại bỏ vấn đề, hoặc giải quyết vấn đề một cách cực kỳ chính xác khi xác định rõ Mục đích. Tuy nhiên trong thực tế ở nhiều hoàn cảnh, vấn đề nảy sinh vì không rõ ràng được mục đích cần đạt là gì?

Tóm lại có mấy điểm bạn cần lưu ý:

  1. Cần xác định bài toán một cách đầy đủ, dành thời gian, công sức để hiểu rõ hơn về vấn đề mà mình đang gặp phải.
  2. Chủ động giải quyết bài toán khi nó còn nhỏ, không phức tạp. Thay vì đợi bệnh tật đến thì bạn mới chạy đôn đáo đi tìm giải pháp, thì hàng ngày bạn cần dành thời gian, công sức luyện tập để tăng cường sức khỏe.
  3. Khám định kỳ cũng là cách để xác định các vấn đề đang gặp. Mọi thứ có thể thay đổi liên tục và nhanh chóng, vì vậy không được chủ quan hay coi thường. Vì khi bệnh đã phát tác thì sẽ rất nhanh, do đó học cách quan sát bản thân, những dấu hiệu sớm để chủ động ứng phó sớm.
  4. Cơ thể rất thông minh, nó thường thông tin cho bạn thấy là tôi đang gặp vấn đề, nhưng chúng ta thường bỏ qua những thông tin này, và càng ngày thì vấn đề càng trầm trọng cho đến khi khó giải quyết.
  5. Tăng cường kiến thức về phòng bệnh, chủ động lập kế hoạch về ăn uống, tập luyện, tìm hiểu thêm kiến thức về sức khỏe để có chuyên môn hơn. Dù sao thì không ai có thể giải quyết thay bạn vấn đề về sức khỏe của bản thân.
  6. Sức khỏe của con cái lúc còn nhỏ do người mẹ ảnh hưởng chính, vì bé khó nói được vấn đề gì. kinh nghiệm, tự quan tâm của mẹ sẽ là yếu tố quan trọng để phát hiện sớm vấn đề.

Bài viết khác