Lý thuyết Ngũ hành ứng dụng trong thực dưỡng dưỡng sinh

Lý thuyết ngũ hành hình thành đã 5.000 năm trong Đông y và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống

Lý thuyết Ngũ hành trong thực dưỡng dưỡng sinh

Lý thuyết ngũ hành hình thành đã 5.000 năm trong Đông y và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Ngũ hành bao gồm: Hành hoả, Hành Thổ, Hành Kim, Hành Thủy và Hành mộc.

Lý thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc

Hãy tưởng tượng Năm yếu tố sau đây di chuyển chiều kim đồng hồ xung quanh một vòng tròn với Hành hoả tại 12 giờ, Hành Thổ 2 giờ, Hành kim 5 giờ,  Hành Thuỷ tại 7 giờ và Hành mộc tại 10 giờ.

Các yếu tố hỗ trợ tương sinh theo chiều kim đồng hồ và áp chế tương khắc theo mẫu hình ngôi sao sau đây: Nước (Hành thuỷ) khắc Lửa (Hành hoả), Lửa (Hành hoả) uốn cong kim loại (hành kim) , kim loại (hành kim) cắt cây (hành mộc), cây (hành mộc) phá vỡ đất (hành thổ), đất (hành thổ) giữ nước (hành thuỷ).

Mỗi Hành có những đặc điểm tính chất riêng tượng trưng cho một vị trong món ăn và tác động đến những cơ quan trong cơ thể tương ứng .

Hành hoả
Hương vị: đắng
Thực phẩm: rau đắng, hạt nướng  
Các cơ quan: Tim/ Ruột non
Mùa / Màu sắc: Mùa hè / Màu đỏ
Hướng năng lượng: Hướng toả ra ngoài
Phương pháp nấu: chiên, rang khô

Hành Thổ
Hương vị: Ngọt
Thực phẩm: Quả bí ngô, Chất ngọt
Các cơ quan: dạ dày / Lách, Tụy
Mùa / Màu sắc: Chớm đầu mùa thu / Màu cam
Hướng năng lượng: Hướng Xuống dưới
Phương pháp nấu: Luộc sôi

Hành kim
Hương vị: cay
Thực phẩm: Gừng, tỏi, mù tạt, hành tây  
Các cơ quan: Phổi / Đại tràng  
Mùa / Màu sắc: Cuối mùa thu / Màu trắng
Hướng Năng lượng: Hướng xuống dưới
Phương pháp nấu: Nấu bằng áp suất / Nướng bằng lò

Hành Thuỷ
Hương vị: Mặn
Thực phẩm: Rong biển, Đậu
Các cơ quan: Thận / bàng quang / sinh dục
Mùa / Màu sắc: Mùa đông / Màu xanh dương, Màu đen, Màu tím đậm
Hướng Năng lượng: Trôi nổi bồng bềnh
Phương pháp nấu: Muối chua làm gỏi

Hành Thổ
Hương vị: chua
Thực phẩm: quả chanh,  dấm
Các cơ quan: gan / túi mật
Mùa / Màu sắc: Mùa xuân / Màu Xanh
Hướng năng lượng: Hướng lên trên
Phương pháp nấu: Hấp

Tầm quan trọng của ngũ hành trong việc nấu ăn và sức khỏe là:

1.    Lưỡi cảm nhận được tất cả các vị trên, vì vậy tốt hơn hết trong bữa ăn nên có đầy đủ 5 vị. (Ví dụ: Cơm trộn rong biển, cá với gừng, bí ngô, cây súp lơ, dưa cải bắp).
2.    Mỗi một vị ảnh hưởng đến một hệ thống cơ quan khác nhau trong cơ thể. Do đó hàng ngày cần phải ăn thức ăn có đủ ngũ vị để nuôi dưỡng tất cả các cơ quan.
3.    Nếu một cơ quan nào đó cần bồi dưỡng, bạn có thể cung cấp thêm các loại thực phẩm phù hợp trong thể loại hỗ trợ cơ quan đó.
4.    Có những loại thực phẩm bổ trợ và không bổ trợ cho mỗi thể loại:

Thực phẩm không hỗ trợ trong mỗi thể loại:
Hành hoả - thuốc lá
Hành thổ - đường trắng
Hành Kim - nướng nguyên liệu bột trắng
Hành Thuỷ - muối i-ốt
Hành mộc  - rượu

Ví dụ, nếu một người nào đó đang có vấn đề táo bón (thuộc Hành Kim – Cơ quan đại tràng) họ không nên dùng đồ nướng từ bột màu trắng. Nếu ai đó thèm hút thuốc (thuộc Hành hoả) thì nên ăn rau đắng. Nếu ai đó đang gặp vấn đề tuyến tụy ( thuộc Hành thổ) như bệnh tiểu đường túp 2, họ nên tránh dùng đường tinh chế.

Cay đắng: lá rau xanh: cải xoăn, cải xanh, rau mùi tây, mầm bắp cải brussel, rau diếp xoăn, rau bồ công anh, rau diếp quăn, mù tạt xanh, dưa chuột, củ cải đường.

Ngọt ngào: rau màu vàng-cam: cà rốt nấu chín, bí đỏ, ngô ngọt, khoai lang, khoai mỡ.

Cay: gừng, tỏi, mù tạt, cải xoong, củ cải trắng, củ cải đỏ,  hành lá, hành tây, tỏi tây, cải ngựa.

Mặn: muối biển, miso, tương đậu nành, tương tamari, mơ muối, gia vị mặn.

Chua: dấm gạo, dấm mơ muối, dấm táo,  bắp cải muối, dưa muối chua, chanh.

Khi nấu ăn, điều quan trọng là nên nêm muối đầu tiên, thường bằng miso, súp miso sau đó thêm gừng hay hương liệu khác. Nếu không sử dụng đủ lượng muối cần thiết, các hương liệu khác sẽ không thể hiện vị. Nếu thêm quá nhiều muối, các hương liệu khác có thể chế ngự các món ăn và bạn có thể cần thêm một cái gì đó để cân bằng nó. Chẳng hạn nếu một món ăn quá đắng, thêm một cái gì đó ngọt ngào hay cay để cân bằng.

Nguyệt Hiền Như sưu tầm

Bài viết khác